Ngôn ngữ và giọng điệu

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật (Trang 32 - 36)

Trong một tác phẩm thì ngôn ngữ và giọng điệu của nhân vật thể hiện sự tinh tế, nhạy bén của nhà văn trong việc tiếp cận và phản ánh đời sống hiện thực. Có thể nói ấn tượng đầu tiên và dễ thấy nhất trong ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chính là khả năng khai thác và vận dụng nhuần nhị và có hiệu quả vốn hệ thống từ địa phương Nam bộ để phản ánh và làm bật nổi những nét văn hóa về vùng đất và con người vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. Trần Hữu Dũng trong bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, đặc

sản miền Nam”, có nhận xét: “Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã

tạo được một chỗ đứng khu biệt cho mình… Cái đầu tiên làm người đọc choáng váng (một cách thích thú) là phương ngữ miền Nam trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư”. Hay Nguyễn Văn trong “Giao thừa của Nguyễn

Ngọc Tư”, cũng nhận định rằng: “Nguyễn Ngọc Tư có một lối viết văn tự

nhiên, không màu mè, không gượng ép, không làm dáng như những người hay quen thói khoe chữ theo khuynh hướng gọi là “hiện đại” để tỏ ra mình “tinh tế”. Văn của Nguyễn Ngọc Tư dùng phương ngữ Nam bộ tối đa”.

Trước hết, người đọc không khó để bắt gặp trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư một hệ thống từ địa phương thể hiện cách xưng hô khi

giao tiếp rất đặc trưng của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long và hệ thống từ thể sắc thái biểu cảm của người nói đặt ở cuối những câu cảm hay

câu nghi vấn. Đây cũng là lớp từ rất đặc trưng trong ngôn ngữ giao tiếp của người miền Tây Nam Bộ.

Ngoài ra, đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư người đọc dễ dàng nhận ra một hệ thống từ biến âm thể hiện rõ đặc trưng ngôn ngữ của người dân vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long so với người dân ở các vùng miền khác như: ổng (ông ấy), bả (bà ấy), ảnh (anh ấy), chỉ (chị ấy), biểu

(bảo), bịnh (bệnh), sanh (sinh), gởi (gửi), kinh (kênh), ác nhơn (ác nhân),…

Nhắc đến ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, ngoài đặc sản là chất giọng Nam Bộ, người đọc còn thấy được sự đặc sắc trong ngôn ngữ trần thuật trước hết làcủa người kể chuyện. Ngôn ngữ của người kể chuyện ở đây có khi là lời trần thuật gián tiếp, có khi là lời trần thuật trực tiếp, lại có khi là nửa gián tiếp, nửa trực tiếp. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật cũng là một cách mà thông qua đó suy nghĩ, tính cách nhân vật được bộc lộ. Điều này làm cho cách nhìn nhận về nhân vật của độc giả được khách quan hơn.

Giọng điệu là một yếu tố quan trọng trong việc xác định phong cách của một tác giả. Một nhà văn muốn có phong cách riêng nhất thiết phải có một “giọng điệu” riêng. Với Nguyễn Ngọc Tư người đọc thấy được ở cô một

giọng buồn nhưng không chán chường, ủ dột. Có thể nói, ngay từ tập

truyện đầu tay là Ngọn đèn không tắt, người đọc đã nhận ra cái giọng buồn này của cô. Cô buồn cho ông Hai Tương (Ngọn đèn không tắt) – ông già năm nào cũng đi kể chuyện lịch sử địa phương vì sợ thế hệ sau này không còn ai nhớ về các anh hùng đã ngã xuống vì quê hương xứ sở nhưng khi ông mất chẳng người nào nhớ; đồng thời chị cũng buồn vì sự hời hợt của những người “có trách nhiệm” về việc làm qua loa và hình thức của họ nhân dịp kỷ niệm ngày khởi nghĩa hàng năm của xã nhà: “Người ta gởi tới nhà Tư Lai 33

một lá thơ. Thơ đề “kính gởi ông Hai Tương”. Cả nhà bối rối không ít. Ông Hai Tương đã ra người thiên cổ lâu rồi, thấy có người nhắc lại chồng, bà cụ Hai Tương nhớ quá, ứa nước mắt. Khui lá thơ ra thì ra là thơ mời nói chuyện khởi nghĩa.” Hay trong Nỗi buồn rất lạ người đọc cũng bắt gặp cái giọng buồn tênh của Nguyễn Ngọc Tư khi phải chứng kiến lối sống hờ hửng,

“dửng dưng và tạnh quẽ với cuộc đời”… của lớp thanh niên trai trẻ trước

những bất trắc của người khác:“Thôi buồn quá. Tôi thấy mình thà chết còn

sướng hơn, chứ còn trai trẻ mà sống làm chi dửng dưng, tạnh quẽ với cuộc đời như thế này.” Có thể thấy, xuyên suốt tập truyện này là giọng buồn “mênh mang, sâu rứt” như vậy. Và càng về sau cái giọng buồn “mênh mang, sâu rứt” ấy càng lan tỏa khắp các tập truyện khác của chị. Buồn vì cái

nghèo vẫn không chịu buông tha những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” trên những cánh đồng bất tận: “Suốt những

tháng năm sống tù đọng trên đồng, tôi có biết ai ngoài những người đàn ông quê mùa cũ kỹ. Tôi biết lấy ai trong số đó? Lấy một người cắm mặt xuống đất, mệt nhừ với vườn ruộng để mỗi khi giáp hạt, tôi nghe tiếng cạo cơm cháy của con, tiếng muổng dừa vét gạo dưới đáy thạp mà rát bỏng trong lòng? Hay tôi sẽ chọn một người chăn vịt, mê mỏi với những chuyến đi xa, sống cuộc sống hờ hửng tạm bợ, thấp thởm với rủi ro…?” (Cánh đồng bất tận).

Và buồn vì những mặt trái của đô thị hóa nông thôn làm nảy sinh nhiều vấn nạn tiêu cực:“Mùa nắng quay trở lại, ngã ba Sương mọc thêm chừng chục

quán nhậu nữa, muốn hay không cánh công an phòng chống tệ nạn xã hội cũng phải để ý cái chòm lu bu nầy. Phía báo đài đang dòm ngó. Một bữa, họ ập vào, quay phim chụp hình búa la xua. Đám tiếp viên che mặt, ôm đầu, chỉ có Diễm Thương là điềm nhiên trơ mắt ngó” (Cải ơi).

Trong giọng điệu kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư người đọc còn thấy được ở cô giọng điềm nhiên, trầm tĩnh được thể hiện qua nhịp điệu kể

chuyện rất từ tốn, chậm rải của nhân vật người kể chuyện. Mở đầu truyện ngắn Cải ơi, người đọc bắt gặp nhịp kể chậm rải, từ tốn của người kể dù đang thuật lại tình cảnh khó khăn bi đát của các nhân vật – một nhịp kể thể hiện sự tỉnh táo và điềm nhiên của tác giả trong quá trình phản ánh sự khốn khó của con người trong cuộc sống: “Đoàn ca múa nhạc giải tán, thằng

Quách Phú Thàn dẫn ông già Năm Nhỏ về ngã ba Sương, Thàn có nhỏ bồ quen bán quán ở đó. Con nhỏ tên Diễm Thương, nghe hay, mà khuôn mặt cũng hay, không đẹp nhưng bình thản lạnh trơ, vui buồn không ra, đố ai biết nó nghĩ gì. Nó hất mái tóc nhuộm vàng hoe chơm chởm như rễ tre, nhìn hai người cười héo hắt. “Ăn bám mà kéo theo cả bầy”. Thàn cười hề hề, bảo “Ông Năm, bạn anh. Dễ thương lắm.” (Cải ơi)

Tương tự vậy, trong Gió lẻ, người đọc lại bắt gặp sự chậm rải và từ tốn quen thuộc của người kể thuật lại cái chết của mẹ nhân vật Mỹ Ái: “Hồi

sáu tuổi, có lần em lén lấy dao cạo râu của cha để tỉa lông cho con chó Lu Lu, không ngờ vì chuyện đó mà cha mẹ cãi nhau, cha chỉ vào em, hỏi mẹ, từng từ khít như máu rỉ qua kẻ răng, “cô lấy thằng nào mà đẻ ra cái thứ này?”. Mẹ em không trả lời, lẳng lặng vào phòng, khóa cửa trong. Ba giờ sau cha tìm thấy mẹ treo mình đung đưa trên xà nhà. Lưỡi trả lại cho cuộc đời, bởi người ta không chấp nhận sự vô dụng của nó, nói mà chẳng ai nghe.”.

Rõ ràng với một chất giọng đậm chất Nam Bộ, với chút buồn nhưng không chán chường, điềm nhiên và trầm tĩnh, Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến một giọng điệu đặc trưng cho nhân vật của mình. Cũng thông qua giọng điệu, nhân vật của cô càng thể hiện đượctính cách và tâm trạng của mình.

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật (Trang 32 - 36)