Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật (Trang 25 - 32)

Nhân vật là trung tâm, là linh hồn của tác phẩm, do đó xây dựng nhân vật nhà văn phải làm nổi bật được tâm lý của mỗi con người. Điều đó trước hết được thể hiện ở nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật.

Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không quá đi sâu vào miêu tả ngoại hình nhân vật nhưng khi đã có những chi tiết miêu tả thì những sự 25

phác họa ngoại hình ấy lại cực kỳ ấn tượng và để lại dư âm khó phải trong lòng độc giả như một sự ám ảnh. Đó là “ khuôn mặt teo héo sạm đen dưới

những sợi tóc ngả màu trắng xóa, một thân hình gầy guộc, lưng đã chớm còng…” của một người cha lặn lội, vất vả ngược xuôi để tìm đứa con gái

trong suốt hơn mười năm qua ( Cải ơi) hay là cái “ gầy nhom, lem luốc, hai

xương vai bén ngót, nhô cao lên, môi nẻ ra, bong những cái vảy nhỏ…” của đứa bé lên chín trong Sầu trên đỉnh Puvan…Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư người đọc còn thấy sự xuất hiện nhiều của hình ảnh đôi mắt và kèm theo đó là những giọt nước mắt. Có lẽ vì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên qua hình ảnh ấy nhà văn đã cho người đọc thấy được cả một trời tâm trạng của nhân vật. “ Mắt cha tôi ầng ậc nước, tôi không rõ là phèn hay máu,

nhoèn nhoẹt…” những giọt nước mắt xót xa hay đong đầy cả sự hối hận, bất

lực của người cha khi phải chứng kiến cảnh đứa con gái của mình bị cưỡng bức mà không thể làm gì ( Cánh đồng bất tận), đó là những giọt nước mắt tưởng chừng như đọng lại vĩnh viễn không thoát ra được khỏi cái màng mắt trong cái nhìn khắc khoải của một ông già ( Cái nhìn khắc khoải), “ Có, một

màn nước mỏng, trong văn vắt, rân rấn tràn từ khóe mắt, chỗ đó, hơi gợn đỏ…”.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả ngoại hình, để làm nổi bật lên hình tượng nhân vật của mình, Nguyễn Ngọc Tư còn rất thành công trong việc tạo các tình huống truyện. Mỗi một tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là một câu chuyện và mỗi một câu chuyện lại có một tình huống truyện khác nhau.

Trong Nhà cổ đó là một tình huống vô cùng éo le khi cả hai anh em Tứ Hải và Tứ Phương đều “ lặng lẽ thương” chị Thể, nhưng “ nhường qua

nhường lại hoài mà không ai mở lời…”. Đặt ra tình huống này, Nguyễn

Ngọc Tư đã để cho nhân vật mình tự nhận thức hoàn cảnh của mình và từ đó chọn con đường để giải quyết vấn đề. Cũng từ đó mà tính cách nhân vật 26

được bộc lộ. Nhiều khi vì tình yêu mà nhiều người bất chấp tất cả, cả kể tình máu mủ, ruột thịt để cố gắng đạt được; nhưng Tứ Hải trong truyện ngắn này lại ngược lại. Ở anh người đọc thấy được tình cảm anh em gắn bó, sâu nặng, đặt lên trên cả tình yêu, trên hạnh phúc của đời mình.

Bị vợ phản bội đó lại là tình huống có tính kịch được đặt ra đầu tiên cho người cha trong Cánh đồng bất tận. Cũng chính từ tình huống này mà sau đó người đọc thấy được cả một kiếp người rơi vào những bi kịch của cuộc đời, để rồi từ đó một loạt những tình huống truyện khác được nảy sinh : Nương và cả nhà cứu người đàn bà bị người ta đánh ghen, tình huống Nương bị cưỡng bức ngay trước mắt người cha của mình…

Ấu thơ tươi đẹp lại là một truyện ngắn được tạo nên bởi tình huống

người cha để lạc mất con, để rồi kéo theo sau đó là những tháng ngày sống cô đơn, thiếu tình thương của đứa trẻ. Người đọc còn thấy được bi kịch trong Duyên phận so le khi nhà văn để nhân vật trong một tình huống hết sức éo le khi duyên phận đã đặt kẻ được thuê để giết mình sau này lại là người mà mình thương yêu…

Có thể thấy vai trò của tình huống truyện là hết sức quan trọng, nó như một chất men xúc tác, một thứ nước rủa ảnh để từ đó nhà văn tái hiện rõ hơn tính cách, bản chất của nhân vật. Qua đó phần nào khái quát được bức tranh tính cách của con người trong đời sống hiện đại.

Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật có thể nói nghệ thuật độc thoại là một nghệ thuật vô cùng đặc sắc và có hiệu quả cao trong việc thể hiện tính cách, tâm trạng nhân vật. Nguyễn Ngọc Tư cũng đã thể hiện khá thành công nghệ thuật này. Trong truyện ngắn của mình các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư tự tạo dựng cho mình một thế giới mà ở đó họ vật lộn với những suy nghĩ miên man phức tạp. Họ không muốn hay sợ phải đối diện với người khác, sợ bị người khác phát hiện ra suy nghĩ của bản thân. Thông thường 27

nhân vật có những câu bâng quơ chẳng ró của ai, chỉ khiến người ta thấy được nỗi đau đớn, hụt hẫng cô đơn của nhân vật. “ Nhưng mà chờ tới chừng

nào. Ai mà biết. Mùa này gió bấc hiu hiu lại về.” ( Hiu hiu gió bấc ). Nguyễn

Ngọc Tư hay khép lại những câu hỏi, không phải của chị, không phải của nhân vật hay là của cả hai? “ Nhưng để làm gì ta?” ( Huệ lấy chồng), “ Biển

người mênh mông vậy?” ( Biển người mênh mông ). Đặc biệt trong truyện

ngắn Cánh đồng bất tận, nghệ thuật độc thoại nội tâm nhân vật được cô sử dụng rất có hiệu quả. Chẳng vậy mà tác phẩm đã được đọc giả đánh giá là một “ tiểu thuyết mini” và các nhân vật là những con người trên hành trình “ đi tìm thời gian đã mất”. Trong truyện mọi chuyện như bị xóa nhòa trong dòng kí ức miên man của nhân vật “ Tôi”. Nhà văn đã dùng dòng kí ức để nhìn nhận vê không- thời gian mà con người đang sống. Hai đứa trẻ sống cùng với cha trên chiếc thuyền nan, mất đi những thứ mà tuổi thơ chúng lẽ ra phải được hưởng. Sống trong câm lặng và chỉ bằng những hành động nhiều lúc Nương thèm muốn cái cảnh được gặp gỡ và nói chuyện với con người “ Sao nhớ con – người và thèm nói chuyện với con người” và để tạm quên đi nỗi cô đơn, buồn chán, nhân vật phải học cách làm bạn với lũ vịt, trò chuyện, tâm sự cùng với chúng. Có thể nói toàn bộ truyện ngắn Cánh đồng

bất tận được kể lại qua dòng suy tưởng của nhân vật “Tôi”, từ đó người đọc

không chỉ thấy được những sự kiện xảy ra xung quanh các nhân vật mà còn thấy được suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật Tôi”. Đó là cái cảm giác cô đơn, buồn chán, khao khát, thèm muốn được sống một cuộc sống bình thường như bao con người khác.

Miêu tả nhân vật qua các lời bình luận, bổ sung ngoại đề cũng là một điểm đặc biệt trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư. Tác dụng của lời bình luận, bổ sung ngoại đề thường là làm rõ thêm nội dung của phần văn bản đi liền trước nó, có khi là thể hiện những suy nghĩ, nhận xét 28

của chính tác giả. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chúng ta thất xuất hiện rất nhiều những lời bình luận, bổ sung ngoại đề như thế. Có khi đó là nụ cười tủm tỉm của người kể chuyện với nhân vật “ Ông hay chê Phi với

má, “ Cái thằng lừ đừ lừ đừ không biết giống ai” ( còn có thể giống ai?)”.

(Biển người mênh mông). Hay “ Con nít ba tuổi đã biết quý nước, mắc lắm cũng chạy ra vườn đái vô chậu ớt, chậu hành ( báo hại cây rụi lá)”, “ Như đợi chờ chỉ có thế, chị gật đầu, mặt tở mở và rạng rỡ, gần như không suy nghĩ gì ( Má tôi cũng từng lựa chọn nhanh như thế sao? ) ( Cánh đồng bất

tận). Cũng có khi nội dung mà cô đưa vào những dấu ngoặc đơn ấy là những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nỗi niềm đau đớn, day dứt không nói nên lời của các nhân vật hoặc có khi của người viết “ Có lần, ông đậu xe kẹo ngoài chợ, thấy người ta đóng phim

vụ lấn chiếm lòng lề đường, người hốt thúng mủng cá rau bỏ chạy, ông sướng rơn lăng xăng chạy tọt chỗ nầy ló mặt đằng kia, mấp máy câu “ Cải ơi” ( mà vô phim người ta đã xóa mất tiếng còn đâu ). “ Diễm Thương biết cí chạy qua không hay là bận khách, bận cười cợt ( mà lòng lão nặng nề ) biểu uống với em chút nữa đi anh.” ( Cải ơi ), “ Tôi nhớ Điền, bao gồm nhớ một đồng - loại ( và tôi là đồng – loại còn lại ), nhớ một cách trò chuyện(đọc thấu lòng nhau), nhớ một người nghe được tiếng tim mình ( điều nầy thì con vịt mù làm được, nhưng nó đã chết rồi ) và nhớ một người che chở ( công việc nầy đáng lẽ là của cha, má tôi ).

Rõ ràng Nguyễn Ngọc Tư sử dụng dấu ngoặc đơn như một thủ pháp nghệ thuật một cách có ý thức. Và đôi khi chỉ cần một vài lời để trong ngoặc đơn như thế ta có thể hiểu thêm suy nghĩ và tâm lý của nhân vật.

Có thể thấy truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không miêu tả tâm lý nhân vật một cách dài dòng, không tốn nhiều trang văn bản để đi vào phân tích tâm lý nhân vật; rất cô đọng nhưng lại súc tích, thể hiện sâu sắc nội tâm nhân vật. Nguyễn Ngọc Tư không nói nhiều một cách trực tiếp đến tâm 29

trạng nhân vật nhưng đọc truyện ngắn của cô người ta thấy rất rõ những suy tư, tình cảm, những nỗi trăn trở của nhân vật, ở đó là cả một trời tâm trạng. Nguyễn Ngọc Tư thể hiện tài năng ở việc phân tích tâm lý nhân vật một cách rất tinh tế và vô cùng phong phú. Mỗi một nhân vật trong truyện ngắn của cô lại mang một tâm trạng riêng, một nỗi niềm riêng và cách thể hiện cũng rất riêng. Đến với Cánh đồng bất tận, người đọc thấy rõ được điều đó. Thế giới nội tâm nhân vật vô cùng phong phú và Nguyễn Ngọc Tư bằng sự cảm nhận tinh tế của mình, bằng dòng máu Nam Bộ đã thể hiện rất thành công sự đa dạng ấy. Một người đàn ông bị vợ phản bội đã hun đúc trong mình một sự hận thù và trả thù bằng cách mang đến đau khổ, nỗi tuyệt vọng cho những người đàn bà khác. Ở nhân vật này, Nguyễn Ngọc Tư không hề dùng một từ nào để nói rằng ông hận vợ hay căm thù người vợ của mình như thế nào. Thế nhưng thông qua hành động, đặc biệt qua nét mặt, qua thái độ, cách xử sự của nhân vật này người đọc có thể nhận thấy rõ lòng hận thù tột độ của ông. Cũng vì lòng hận thù ấy mà chính ông đã đánh mất đi tuổi thơ của hai đứa con mình để rồi cuối cùng ông phải hối hận trong sự ngậm ngùi, xót xa, bất lực và cả sự nuối tiếc. Sâu sắc và thấm thía, ám ảnh và xót xa là những gì Nguyễn Ngọc Tư đem đến cho bạn đọc ở phần cuối truyện. Cô cũng rất thành công khi phân tích tâm lý nhân vật hai chị em Nương và Điền, bằng nghệ thuật sử dụng thời gian đan xem theo trình qui tắc hiện tại- quá khứ- hiện tại mọi ký ức và sự biến đổi của cuộc sống đều được nhìn qua lăng kính tâm hồn của nhân vật Nương. Nguyễn Ngọc Tư đã phân tích rất sát tâm lý của một cô gái ở tuổi dậy thì, từ những cái nhìn đầy khó hiểu với hành động của mẹ mình cho đến những ngày tháng cùng em theo cha lênh đênh trên những cánh đồng bất tận. Am hiểu tâm lý trẻ thơ, Nguyễn Ngọc Tư hiểu và đã thể hiện được những suy nghĩ, những tâm trạng của Nương và đặc biệt cô đã nói lên được khát vọng của một đứa trẻ ở tuổi mới lớn “ Hai nhớ trường

học quá à…”, lời trẻ thơ như mũi dao đâm vào trái tim của những bậc làm

cha, làm mẹ. Chỉ vì lòng hận thù, chỉ vì muốn quên đi nỗi tủi nhục mà người cha đã xóa mất đi tuổi thơ, đánh mất những quyền lợi căn bản nhất của một đứa trẻ. Nguyễn Ngọc Tư vô cùng nhạy bén và tinh tế khi miêu tả tâm lý nhân vật Nương bối rối trong những ngày hành kinh đầu tiên mà không có mẹ bên cạnh để giúp đỡ, rồi cả cái cảm giác khi bị người ta cưỡng ép…cô như đọc thấu được nỗi niềm của nhân vật “ Đầu tiên là sự xé toạc, và từ rách

nát, đau đớn như lũ kiến cánh được giải thoát, chúng bò rân khắp cơ thể, tôi thấy mình đang chết…Rồi ký ức ùa về kinh hãi…”. Còn đối với Điền, cũng

giống như Nương tuổi thơ đã sớm bắt Điền phải sống thiếu tình thương từ người mẹ của mình. Đến khi gặp Sương, Điền không biết cái tình cảm mà mình dành cho người phụ nữ này là tình yêu hay là tình cảm của người con dành cho người mẹ. Nguyễn Ngọc Tư đã để cho Điền bỏ đi tìm Sương, sự ra đi của Điền là một điều tất yếu. Điền ra đi để tìm câu giải đáp cho chình mính, không biết liệu Điền có tìm thấy người đàn bà ấy hay không nhưng người đọc vẫn luôn mắc trong lòng một câu hỏi mà không lời giải đáp Điền sẽ thế nào? Với một ngòi bút tinh tế, nhạy cảm Nguyễn Ngọc Tư đã miêu tả, phân tích tâm lý của cả một gia đình “ cô đơn”.

Nguyễn Ngọc Tư trong các sáng tác của mình thương viết nhiều về phụ nữ và trẻ em, có phải vì cô là một nhà văn nữ nên sự thấu hiểu ở cô với hai đối tượng này vô cùng sâu sắc? Nếu như ở người cha là những tháng ngày lạnh lùng, hận thù và trả thù, ở hai đứa trẻ là sự khao khát và ước mơ thì đến với nhân vật Sương, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ cho người đọc thấy được bản chất của một gái làng hoa mà ẩn sâu trong tâm hồn con người ấy cũng có một nỗi khao khát…khao khát về một tình yêu chân thành. “ Mấy

cưng thương chị thiệt hả? Tội chưa…!??”, Nguyễn Ngọc Tư miêu tả không

nhiều nhưng lại thể hiện rất sâu sắc nỗi niềm của một người phụ nữ làm bao 31

gia đình tan vỡ nhưng cũng khao khát một mái nhà yên ấm. Chân thành và hi vọng với người cha của hai đứa trẻ nhưng những gì mà Sương nhận lại vẫn là sự lạnh lùng, vô cảm đến nhẫn tâm của người đàn ông ấy…Miêu tả tâm trạng của nhân vật Sương, nhà văn muốn nhấn mạnh sự lương thiện, bản tính tốt đẹp trong mỗi con người. Dù họ có làm nghề gì thì vẫn là “ Nhân chi

sơ, tính bản thiện”

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật (Trang 25 - 32)