Về chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 50)

Tương tự như các cơ quan khác của Chính phủ, cơ sở để đánh giá chất lượng đội ngũ nhân lực của đơn vị là các qui định của Nhà nước và các cơ

quan chức năng về quản lý cán bộ công chức. Các tiêu chí để đánh giá chất lượng công chức là các thông số có tính đầu vào, như: trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, tuổi đời, chức vụ quản lý, ngạch công chức; mà chưa có các thông số dữ liệu để đánh giá chất lượng đội ngũ nhân lực qua thành tích thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Những chỉ tiêu trên là những thông số thể hiện thực trạng chất lượng của đội ngũ nhân lực của NHNN trong điều kiện quản lý cán bộ công chức của Việt Nam hiện nay.

- Trình độ chuyên môn:

Trình độ chuyên môn được hiểu là văn bằng chứng minh trình độ đã đào tạo. Những văn bằng này cũng dùng để phân biệt các cấp bậc đào tạo, hiện là cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực chuyên môn của công chức viên chức. Đồng thời, văn bằng cũng là căn cứ có ý nghĩa quyết định đến việc tuyển dụng, bố trí công việc và trả lương cho người lao động trong tổ chức. Trong NHNN hiện nay, cán bộ công chức có các loại văn bằng về trình độ chuyên môn sau:

• Sau đại học (tiến sĩ, thạc sĩ);

• Đại học;

• Cao đẳng;

• Cao cấp nghiệp vụ và trung học chuyên nghiệp (trung cấp).

Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức NHNN

Bằng cấp

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Còn lại

người % người % người % người % người %

Hội sở

chính 32 2,3 209 15,2 640 46,6 70 5,1 421 30,6

Chi

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w