KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 40)

NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Ngân hàng Liên bang Đức

Là một ngân hàng có lịch sử phát triển gần như sớm nhất châu Âu, nên NHLB Đức là hình mẫu của nhiều NHTW khác và cả của Ngân hàng Trung ương châu Âu hiện nay. Là thành viên của hệ thống tiền tệ châu Âu, NHLB Đức là một bộ phận của ECB, có mục tiêu hoạt động là bảo đảm sự ổn định của giá cả và quản trị hệ thống tiền tệ Đức. NHLB Đức có các chức năng chính sau: (i) cùng tham gia quyết định chính sách tiền tệ trong ECB. (ii) thực thi chính sách tiền tệ và các nhiệm vụ của ECB ở nước Đức; (iii) tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng Đức trong khuôn khổ các công cụ chính sách tiền tệ của hệ thống tiền tệ châu Âu. (iv) cung ứng và điều hành hoạt động tiền mặt.

(v) quản lý dự trữ tiền tệ của Nhà nước Đức; (vi) chịu trách nhiệm về thanh toán trong nước và với nước ngoài, điều hành hệ thống thanh toán tổng điện tử của châu Âu; (vii) thông tin về chính sách tiền tệ của hệ thống tiền tệ châu Âu; (viii) tư vấn cho chính phủ về lĩnh vực chính sách tiền tệ, cung ứng tiền

xu trên lãnh thổ Đức; (ix) đại diện của nước Đức trong các tổ chức tài chính, kinh tế quốc tế; (x) hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Ban lãnh đạo của NHLB Đức có Chủ tịch, Phó chủ tịch và 6 ủy viên. Tất cả thành viên của Ban Lãnh đạo NHLB Đức đều do Tổng thống Đức bổ nhiệm. Hiện nay NHLB Đức có 9 Hội sở chính và 56 chi nhánh, một số phòng giao dịch (trước khi là thành viên của ECB, NHLB Đức có 1 Hội sở chính, 9 NHTW khu vực, 110 chi nhánh và một số phòng giao dịch).

Tổng số nhân lực của NHLB Đức là 13.414 người (tính đến thời điểm 31/12/2004) [37]. Có hai cách phân loại nhân lực của NHLB Đức: Thứ nhất, phân loại căn cứ vào sự ràng buộc pháp lý của lao động. Tổng số nhân sự được chia thành ba nhóm, gồm: 6.109 công chức (là những người được bổ nhiệm công chức suốt đời, không bị sa thải khi ngân hàng cắt giảm nhân công lao động, hưởng lương theo hệ số A trong bảng lương công chức của Chính phủ); có 6.682 viên chức (thời gian làm việc tại ngân hàng dựa trên thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng nhân sự, là những người có thể bị sa thải khi ngân hàng cần cắt giảm nhân công, hưởng lương theo bảng lương công chức hệ số B), 623 công nhân (là những người làm việc theo hợp đồng lao động ngắn hạn, lao động kỹ thuật giản đơn, hưởng lương theo qui định của Luật Lao động). Thứ hai, phân loại theo chất lượng công chức. Chất lượng của công chức NHLB Đức không được đánh giá qua thống kê bằng cấp, mà được phân loại qua ngạch bậc công chức, viên chức. Theo đó, nhân sự của NHLB Đức được phân thành 5 nhóm, (có thể so sánh một cách tương đương với ngạch công chức của Việt Nam): có 1.095 chuyên viên cao cấp (tạm gọi là cấp bậc loại 1- tác giả luận văn), 4.434 chuyên viên bậc cao (cấp bậc loại 2), 6.726 chuyên viên cấp trung (cấp bậc loại 3), 536 chuyên viên (cấp bậc loại 4) và 623 công nhân hợp đồng [37].

Về phát triển nguồn nhân lực: trong NHLB Đức áp dụng nguyên tắc phát triển nhân lực là tự phát triển và phát triển liên tục. Công tác phát triển

nhân sự được bắt đầu ngay sau khi tuyển dụng nhân sự mới. Trong thời gian tập sự (1,5 hoặc 2 năm tùy theo cấp bậc công chức mà người đó thi vào) tất cả nhân viên mới đều tham gia vào khóa đào tạo tại các cơ sở đào tạo riêng của NHLB Đức, đó là: Trường Đại học ngân hàng Eltville/sông Ranh (tổ chức các khóa đào tạo cho chuyên viên cao cấp và chuyên viên bậc cao), Trường cao đẳng ngân hàng ở Hachenburg (tổ chức các khóa đào tạo cho chuyên viên bậc trung và chuyên viên) và Trung tâm đào tạo của NHLB nằm trong trường đại học (thực hiện các khóa đào tạo ngắn hạn, các lớp bồi dưỡng cho tất cả các đối tượng công chức NHLB). Các cơ sở đào tạo trên của NHLB Đức chỉ thực hiện các chương trình đào tạo nội bộ dành cho cán bộ NHTW, cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng (với điều kiện tự chịu chi phí) và đào tạo hợp tác quốc tế cho các NHTW khác trong chương trình hợp tác song phương và đa phương. NHLB Đức sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ trong quản lý phát triển nguồn nhân lực, đó là các bảng phân tích công việc, bản mô tả chức năng và bản mô tả công việc cho từng cấp bậc công chức, viên chức; mạng thông tin nội bộ, chợ việc làm trong mang nội bộ. Bản mô tả công việc có nội dung về mã số cấp bậc công chức, mức lương tương ứng, thời gian đào tạo cần thiết để bổ nhiệm, trình độ đào tạo, trách nhiệm chuyên môn, quyền hạn chuyên môn. Bản mô tả công việc của từng nhóm công việc là cơ sở để tuyển dụng và đánh giá công chức. Tùy thuộc vào trình độ đào tạo đã có, các ứng cử viên tham gia dự thi tuyển vào cấp bậc công chức viên chức phù hợp; ví dụ, cấp bậc loại 1 chỉ tuyển dụng những người có bằng đại học tổng hợp (hệ đào tạo 5 năm) hoặc sau đại học. Sau khi trúng tuyển, họ phải tham gia khóa học tại Trường Đại học, và được làm việc tại Hội sở chính của NHLB Đức ở Frankfurt, giao đảm nhận một nhiệm vụ có tính nghiên cứu tổng hợp, được làm quen với tất cả các lĩnh vực công việc của Hội sở chính và tham gia giải quyết những vấn đề có tính chiến lược của từng lĩnh vực ngân hàng cụ thể. Đây là nhóm đối tượng để phát triển thành cán bộ lãnh đạo nên sau khi kết thúc thời gian tập sự, họ thường được bố trí tham gia vào các chương trình

đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý cho các cấp. Cấp bậc loại 2 tuyển dụng người có bằng cao đẳng hoặc cử nhân (hệ 3 năm), là những cán bộ làm việc trong khối tác nghiệp. Cấp bậc công chức loại 3 yêu cầu ứng viên có bằng trung học chuyên nghiệp về ngân hàng, về thương mại, kế toán (hệ học 2 năm). Cấp bậc loại 4 dành cho loại công việc giản đơn. Ở đây người lao động có thể có quan hệ lao động với Ngân hàng là viên chức hoặc là công nhân. Họ làm việc trong các lĩnh vực lao động mang nhiều tính chất thủ công: nhân viên chuyển hàng, văn thư, thợ thủ công, nấu bếp, dọn vệ sinh…

Mọi công chức, viên chức của NHLB Đức đều có cơ hội được chuyển ngạch, dựa trên cơ sở là năng suất hiệu quả công việc và kết quả đào tạo nâng cao tại các cơ sở đào tạo của NHLB Đức. Thời gian học để nâng ngạch từ loại 4 lên 3 là 18 tháng, từ loại 3 lên 2 là 18 - 24 tháng, loại 2 lên loại 1 là 21 - 36 tháng. Tất cả các khóa học đều chia làm hai phần lý thuyết (học tại cơ sở đào tạo) và thực hành (học tại nơi làm việc trong ngân hàng, thông qua việc được giao những công việc có trọng trách và quyền hạn có độ thử thách cao hơn).

Về công tác đánh giá công chức ở NHLB Đức: là hoạt động được thực hiện định kỳ hàng năm và khi thay đổi vị trí công việc. Công cụ để đánh giá là Bản mô tả công việc và Bản tiêu chí đánh giá (xem phụ lục 2 và 3). Bản đánh giá có 16 tiêu chí, với 6 - 9 bậc thang điểm ở mỗi tiêu chí. Bản đánh giá được người lãnh đạo trực tiếp thực hiện, có sự trao đổi với Ban nhân sự ở mỗi đơn vị. Người lãnh đạo phải có cuộc trao đổi trực tiếp với đương sự về các ý kiến trong Bản đánh giá trước khi đưa vào lưu tại hồ sơ nhân sự của cá nhân.

Về phân cấp quản lý phát triển nhân sự: mỗi người lãnh đạo của từng tổ chức có nhiệm vụ thực hiện phát triển nhân sự cho các nhân viên trực tiếp dưới quyền. Nhiệm vụ này được coi là một yếu tố công việc và được định nghĩa và xác định lượng thời gian thực thi trong Bản mô tả công việc của người lãnh đạo. Kết quả thực hiện công việc này là một trong các cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả điều hành quản lý của người lãnh đạo

Ngân hàng Nhân dân Trung quốc

Từ năm 1983 Trung Quốc đã chuyển đổi hệ thống ngân hàng thành ngân hàng hai cấp, tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh của ngân hàng. Cùng với sự kiện đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng tiến hành công cuộc đổi mới hoạt động để trở thành một ngân hàng TW thực sự. Tháng 9 năm 1983 Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định chuyển NHNDTQ thành NHTW của nước CHND Trung Hoa, có các chức năng thông thường như mọi NHTW khác trên thế giới. Tuy nhiên, NHNDTQ chỉ thực sự có cơ sở pháp lý là một NHTW sau khi Luật NHNDTQ được ban hành (tháng 3 năm 1995). Cùng với sự phát triển của hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung quốc, NHNDTQ với vai trò là NHTW có vị thế ngày càng cao trong việc điều hành vĩ mô nền kinh tế, giảm bớt các nhiệm vụ về quản lý hành chính. Điều này thể hiện rõ nét qua đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, từ một hệ thống chi nhánh rộng lớn theo địa bàn hành chính của đất nước, hiện nay bộ máy của NHTW có 1 Hội sở chính, 9 chi nhánh khu vực, 2 Sở giao dịch ở Bắc Kinh và Trùng Khánh và hơn 1000 chi nhánh cấp dưới. Từ cuối năm 2003 Luật NHNDTQ (sửa đổi) đã qui định tách bộ máy về điều tiết giám sát các tổ chức tín dụng ra khỏi NHNDTQ, NHNDTQ chỉ còn tập trung vào chức năng cơ bản của một NHTW là hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. NHND TQ có các nhiệm vụ và quyền hạn chính: (i) ban hành văn bản pháp qui thuộc thẩm quyền, tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc tuân thủ. (ii) hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ (iii) phát hành và kiểm soát lưu thông tiền tệ, (iii) điều hành thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường trái khoán liên ngân hàng, quản lý nhà nước về kinh doanh ngoại hối và điều tiết thị trường ngoại hối liên ngân hàng, thị trường vàng, (iv) quản lý dự trữ ngoại hối và vàng của Nhà nước; (v) quản lý Kho bạc nhà nước; (vi) duy trì hoạt động của hệ thống thanh toán bù trừ; (vii) kiểm soát và tổ chức hoạt động chống rửa tiền trong khu vực tài chính và kiểm soát các luồng vốn

quan trọng; (viii) thống kê, phân tích, dự báo kinh tế; (ix) tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế trong quyền hạn của NHTW; (x) thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng nhà nước giao. Dưới sự lãnh đạo của Quốc vụ viện và pháp luật, NHNDTQ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách độc lập, không phụ thuộc vào sự can thiệp của chính quyền địa phương, các cơ quan Chính phủ, các tổ chức quần chúng hay bất cứ cá nhân nào. Các vụ, cục tại Hội sở chính tập trung chủ yếu vào công tác nghiên cứu, tham mưu hoạch định chính sách và xây dựng các qui chế, chế độ nhằm điều chỉnh đối tượng quản lý thuộc thẩm quyền. Các hoạt động tác nghiệp của NHTW được triển khai tại hai Sở giao dịch (Bắc Kinh, Trùng Khánh) và 9 Chi nhánh khu vực. Dưới chi nhánh khu vực có 303 chi nhánh phụ và 1.809 chi điếm cấp hạt [36].

Trong công cuộc cải cách ngày càng sâu rộng của ngành ngân hàng Trung Quốc, trước cuộc chiến ngày càng gay gắt về cạnh tranh nhân tài, NHNDTQ nhận rõ vai trò quan trọng của phát triển nguồn nhân lực và đã áp dụng những biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ xây dựng cơ chế phát triển và quản lý nguồn nhân lực theo mô hình mới, chuyển đổi phương thức quản lý mệnh lệnh hành chính sang dự toán, quy hoạch. Thiết lập lý luận thị trường hóa nguồn nhân lực. Nhân lực của NHNDTQ là công chức của Nhà nước CHND Trung Hoa. Công chức vào làm việc trong NHTW đều phải qua kỳ thi tuyển dụng do Vụ Nhân sự tổ chức. Công tác thi và qui trình thi tuyển tại ngân hàng theo nguyên tắc: công khai, bình đẳng, cạnh tranh, coi trọng người tài. Trong thông báo công khai về tuyển dụng, ngoài những yêu cầu chung về chính trị, sức khỏe, trình độ chuyên môn (có kiến thức tốt về kinh tế, cơ sở lý luận về tiền tệ…), tiêu chuẩn về ngoại ngữ được qui định rõ ràng cụ thể, đó là phải đạt trình độ tiếng anh cấp CEP 6 trở lên (chứng chỉ tiếng Anh cấp quốc gia của Trung quốc - tác giả luận văn), ưu tiên người có bằng thạc sĩ kinh tế. Người trúng tuyển chỉ được bổ nhiệm là công chức của NHTW sau khi kết thúc 1

năm thực tập tại các đơn vị của NHNDTQ. Trong 18 vụ, vục chức năng của Hội sở chính ở Bắc Kinh có 600 cán bộ làm việc, tất cả số này đã và sẽ được phổ cập trình độ thạc sĩ. Đơn vị chịu trách nhiệm về phát triển nguồn nhân lực của NHTW là Vụ Nhân sự trực thuộc trực tiếp Thống đốc, chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, qui định của NHNDTQ về quản lý, đào tạo, phát triển và đãi ngộ, duy trì nguồn nhân lực, trong đó có các chương trình đào tạo cho đội ngũ công chức toàn NHTW. Phục vụ cho hoạt động đào tạo phát triển là các cơ sở đào tạo riêng của NHTW, đó là: Học viện ngân hàng và Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng. Học viện ngân hàng triển khai các chương trình được đào tạo đại học và sau đại học. Trung tâm đào tạo bồi dưỡng thực hiện tập trung các khóa đào tạo ngắn ngày, lớp bồi dưỡng, các hội thảo dành cho công chức của NHTW. Chương trình đào tạo bồi dưỡng được chia thành chương trình chung và chương trình riêng cho từng nhóm đối tượng công chức:

• Chương trình chung, gồm 5 nhóm chủ đề chuyên ngành (chính sách tiền tệ, thanh tra ngân hàng, các dịch vụ tài chính, quản trị tổng hợp, quản lý ngoại hối). Đây là chương trình bắt buộc cho tất cả các đối tượng trong NHTW, được tổ chức thường xuyên trong năm để cập nhật kiến thức và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tác nghiệp.

• Đào tạo các chuyên gia cao cấp: Là các khóa đào tạo chuyên sâu dành cho cán bộ nghiên cứu nhằm phát triển đội ngũ chuyên gia cao cấp cho NHTW, bù đắp sự thiếu hụt các cán bộ chuyên ngành cao cấp của các lĩnh vực mới và quan trọng, như dịch vụ tiền tệ, thanh tra giám sát ngân hàng. Trong thời gian chuẩn bị cho Trung quốc vào WTO, NHTW đã tổ chức một chương trình đặc biệt để đào tạo chuyên gia mang tên: "song bách, song thiên". Vụ Nhân sự đã lựa chọn những người có tiềm năng trong NHTW để đào tạo, bồi dưỡng 100 thanh tra viên cao cấp, 100 chuyên gia cao cấp và

1.000 nhân viên thanh tra, 1000 nhân viên tác nghiệp về kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng, pháp luật, kinh tế vĩ mô.

• Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo: Do các đối tượng này thường có ít thời gian để tham gia vào các khóa học dài hạn, nên NHTW đã xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp để họ vẫn có thể tham gia đào tạo qua các hình thức "tích lũy học phần" và "học tập linh hoạt". Bằng cách học tích lũy kiến thức đã bảo đảm mỗi cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cục, giám đốc các ngân hàng chi nhánh trong nhiệm kỳ giữ chức vụ lãnh đạo quản lý phải tham gia ít nhất hai khóa tập trung, với tổng thời gian không ít hơn 3 tháng.

• Đào tạo ngoại ngữ: Trước nhiệm vụ mới mà ngân hàng phải đối mặt trong và sau khi Trung Quốc ra nhập WTO công việc cần thiết là nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán bộ toàn ngành. NHNDTQ đã có một chương trình chung đào tạo tiếng Anh cho các công chức để tăng khả năng làm việc trong xử lý công việc và giao tiếp. Bên cạnh đó NHTW cũng xây dựng một chương trình riêng về nâng cao trình độ tiếng Anh, dành cho các đối tượng là cán bộ trẻ đã có trình độ ngoài ngữ. Những đối tượng này sẽ làm việc trực tiếp trong

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w