Các yếu tố ảnh hướng đến quá trình thiết kế và xây dựng

Một phần của tài liệu Một số kỹ thuật mô hình hóa và áp dụng cho bài toán dự báo kết quả tuyển sinh đại học (Trang 45 - 46)

Đối tượng khách thể và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Một số tác động của yếu tố đến điểm TSĐH. - Khách thể nghiên cứu: Các thí sinh đã trúng tuyển trong kỳ thi

TSĐH.

- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung vào nghiên cứu một số tác động của yếu tố đến điểm TSĐH của sinh viên năm thứ 1 và năm thứ 2 khối thi A, A1 đang theo học tại Đại học Hùng Vương Phú Thọ.

Phần khó khăn của bài toán là việc xây dựng mô hình và thu thập được các dữ liệu huấn luyện và kiểm tra. Giả thiết những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến kết quả dự báo có thể kể ra là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhóm 1: Quá trình học tập ở bậc THPT Nhóm 2: Động cơ thi vào trường Đại học Nhóm 3: Sự đầu tư, cố gắng của cá nhân Nhóm 4: Môi trường gia đình

Ngoài những nhóm yếu tố được nêu ở trên còn một yếu tố nữa cần quan tâm đó là: Điểm xét tuyển vào trường của từng trường, cấu trúc đề thi qua các năm.

Những yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dự báo qua các năm, bởi lẽ không thể đánh giá chất lượng học sinh này với học sinh khác của các năm là tốt hơn hay kém hơn, Vì kết quả tuyển sinh còn dựa vào điểm sàn của các năm, điểm chuẩn xét tuyển của các trường, nguyện vọng chọn trường của từng thí sinh, cấu trúc đề thi… Do vậy với những yếu tố đó tác giả chỉ xin đề cấp đến vấn đề dự báo kết quả dự thi của học sinh căn cứ vào những yếu tố có thể xác định giá trị thực.[2]

Một phần của tài liệu Một số kỹ thuật mô hình hóa và áp dụng cho bài toán dự báo kết quả tuyển sinh đại học (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)