2.3.1. Bài toán
Xác thực là một thủ tục nhằm kiểm tra các thông báo nhận đƣợc, xem chúng có đến từ một nguồn hợp lệ và có bị sửa đổi hay không. Xác thực thông báo cũng có thể kiểm tra tính trình tự và tính đúng lúc. Chữ ký số là một kỹ thuật xác thực. Nó cũng bao gồm nhiều biện pháp để chống lại việc chối bỏ đã gửi hay đã nhận thông báo của hai bên gửi và bên nhận.
Khi nhận đƣợc đơn đặt hàng, hay giao dịch nào đó, chủ doanh nghiệp phải biết rõ thông tin đó có phải đã đến từ một nguồn tin cậy hay không? Khách hàng
cũng nhƣ doanh nghiệp cần phải biết chính xác rằng họ đang giao dịch với ai, và đối tác giao dịch của họ có đáng tin cậy không, có an toàn không?
Đôi khi khách hàng, hay các nhà giao dịch không biết đƣợc mình đang giao dịch với ai. Rất nhiều công ty ma, hay các địa chỉ ảo, các website giả mạo website của doanh nghiệp để lừa gạt khách hàng, gây thiệt hại không nhỏ cho khách hàng giao dịch, hay các doanh nghiệp tham gia TMĐT …
Xác thực thông báo sẽ bảo vệ hai thành viên (trao đổi thông báo qua thành viên thứ ba). Tuy nhiên hai thành viên không bảo vệ lẫn nhau. Giả thiết, A gửi một thông báo đã xác thực cho B. Có thể xảy ra tranh chấp giữa hai thành viên nhƣ sau:
B có thể làm giả một thông báo khác và tuyên bố rằng thông báo này có nguồn gốc từ A. B có thể tạo một thông báo và gắn mã xác thực bằng khóa chung của họ.
A có thể chối bỏ đã gửi thông báo. Vì B có thể làm giả thông báo và vì vậy không có cách nào để chứng mình A đã gửi thông báo.
Ngoài ra với hợp đồng thông thƣờng, đối tác hai bên biết mặt nhau, cùng nhau trực tiếp ký kết hợp đồng với sự chứng kiến của nhiều ngƣời với luật giao dịch rõ ràng minh bạch. Giao kết hợp đồng TMĐT đƣợc thực hiện trong môi trƣờng Internet …, các bên tham gia ký kết hợp đồng xa nhau về địa lý, thậm chí họ có thể không biết mặt nhau, thì vấn đề chối bỏ hợp đồng có thể xảy ra rất cao, mặt khác, luật pháp cho TMĐT chƣa đủ, gây ra thiệt hại lớn cho các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Ví dụ ông A muốn đặt mua một mặt hàng của công ty X ở nƣớc ngoài. Sau khi thỏa thuận ký kết hợp đồng, Công ty X chuyển hàng đến ông A (kèm theo đó là chi phí vận chuyển, thuế hải quan), khi sản phẩm đến, ông A thay đổi ý kiến, không muốn mua sản phẩm này nữa, và ông A đã chối bỏ những gì mình đã thỏa thuận (không có bên thứ 3 thực nào xác nhận cuộc thỏa thuận hợp đồng mua hàng giữa ông A và công ty X) … Việc này gây thiệt hại cho công ty X.
Trƣờng hợp công ty X mang hàng đến cho ông A, nhƣng mặt hàng không đúng nhƣ trong thỏa thuận, mà công ty X cứ một mực khẳng định rằng ông A đã đặt mua sản phẩm này. Điều này gây thiệt hại cho ông A.
Nhƣ vậy, chối bỏ thỏa thuận hợp đồng gây thiệt hại cho các đối tƣợng tham gia TMĐT. Chống chối bỏ giao dịch là bài toán quan trọng trong quá trình thỏa thuận hợp đồng trong TMĐT.
Điều này đòi hỏi phải có một công cụ bảo đảm xác thực và chống chối bỏ các thông tin trong ký kết hợp đồng điện tử.