Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cùng các chứng từ kế toán khác liên quan đến khấu hao kế toán tiến hành hạch toán theo sơ đồ sau:
2.6. KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng,các doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng.
Nếu căn cứ vào quy mô sửa chữa TSCĐ thì công việc sửa chữa TSCĐ chia thành 2 loại:
- Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng: Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường. Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa thường phát sinh không lớn do vậy không phải lập dự toán.
- Sửa chữa lớn:Mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ và phải lập kế hoạch dự toán theo từng công trình sửa chữa lớn.
Nếu xét theo phương thức tiến hành sửa chữa thì DN có thể tiến hành theo 2 phương thức sau: TK 211, 212, 213 TK 627, 641, 642 Nhận TSCĐ được điều chuyển đến (TSCĐ đã trích khấu hao) TK 214 TK 811, 138, 411 TK 111, 112 TK 411 TK 211 TK 009 Giảm TSCĐ Trích KH TSCĐ TK 241 Tính vào chi phí SXKD Tính vào chi phí đầu tư XDCB
KH cơ bản nội cấp trên (không hoàn lại)
Ghi tăng đồng thời nguồn vốn KH
Ghi đồng thời giảm nguồn vốn KH khi nộp KH
- Sửa chữa TSCĐ theo phương thức tự làm. - Sửa chữa TSCĐ theo phương thức thuê ngoài.