Nguyên nhân về phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nông dân sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh cẩm thuỷ (Trang 55 - 57)

5. Kết cấu bài báo cáo

2.3.4 Nguyên nhân về phía Ngân hàng

Thứ nhất: Chính sách và quy trình tín dụng tại Ngân hàng chưa phù hợp

đổi với đặc thù kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn. Chưa xây dựng các biện pháp xử lý thu hồi nợ một cách cụ thể, vì vậy hiệu quả công tác thu nợ chưa cao, chính vì vậy số lượng nợ quá hạn vẫn tăng lên.

Quy trình tín dụng còn rắc rối, chưa thực sự phù hợp với trình độ của người nông dân, nhất là đối với các hộ vay vốn trung, dài hạn phải lập chi tiết phương án SXKD, cung cấp hết các nguồn thu chi trong tương lai, trong khi quá trình sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yểu tố kinh tế, điều kiện tự nhiên.

Thứ hai: Công tác tố chức, phân công nhiệm vụ của Ngân hàng chưa phù hợp, chồng chéo, thiếu chặt chẽ, trong khi lại thiếu cán bộ để đáp ứng nhu cầu mở rộng vốn vay của các hộ sản xuất. Việc phân công, phối hợp điều tra kinh tế xã hội tại địa phương, điều tra phân loại khách hàng chưa rõ ràng, dẫn đến cán bộ thực hiện một cách hời hợt, đối phó, trình độ marketing của cán bộ ngân hàng đang còn hạn chế, chưa thể trình bày sự tiện ích của các dịch vụ ngân hàng đến khách hàng trong khi khách hàng không hiểu biết nhiều về các dịch vụ của ngân hàng khiến khách hàng thiếu thông tin về các dịch vụ ngân hàng, dẫn đến việc thực hiện chiến lược khách hàng trong đầu tư tín dụng gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba: Trình độ nghiệp vụ của nhân viên Ngân hàng còn thấp, trình độ hiểu biết của nhân viên ngân hàng về đặc điểm kinh doanh của các hộ sản xuất; cũng như việc nắm vững các cơ chế, chính sách, quy trình xét duyệt, thẩm định

hồ sơ cho vay.

Cán bộ tín dụng cho vay hộ sản xuất ít tìm hiểu sâu về đặc trưng từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của khách hàng là các hộ sản xuất trên địa bàn, tìm hiểu thời điểm và nhu cầu vay vốn của họ, không có các hồ sơ đánh giá kỹ về năng lực quản lý của các hộ sản xuất, các rủi ro ngành nghề mà các hộ sản xuất phải chịu.

Việc định giá đánh giá giá trị tài sản bảo đảm còn theo cảm tính không theo quy trình định giá, vì cán bộ tín dụng còn hạn chế kiến thức trong các ngành khác, việc áp dụng thông tin hỗ trợ của trung tâm thông tin tín dụng CIC hầu như là không có.

Mặc dù hàng tháng Ngân hàng đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập nghiệp vụ chuyên môn và chính sách chế độ, song trình độ của cán bộ Ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng một số còn yếu, chủ yếu là cho vay theo phương pháp truyền thống, cán bộ tín dụng chưa hiểu biết kỹ, do vậy hạn chế rất nhiều đến tăng trưởng tín dụng.

Thứ tư: Trách nhiệm của cản bộ tín dụng chưa cao. Cán bộ tín dụng chưa chịu khó thường xuyên bám sát chu kỳ kinh doanh của các hộ sản xuất để quyết định giải ngân và thu hồi nợ. Điều này dẫn đến, Ngân hàng thường giải ngân cho hộ sản xuất không đúng thời điểm. Bên cạnh đó, một số cán bộ tín dụng chưa thực sự có những biện pháp quyết liệt, cụ thể để khai thác các nguồn thu nợ, chưa thường xuyên bám sát khách hàng tại những thời điểm khách hàng có nguồn thu để thu hồi các khoản nợ (kể cả các khoản nợ đã xử lý rủi ro), việc thẩm định cho vay còn hời hợt, chưa đúng quy trình. Công tác xử lý đôn đốc thu hồi nợ ở một số cán bộ còn yếu kém dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng ở một số xã còn chậm

Thứ năm:Thông tin tín dụng còn thiếu, chưa kịp thời, gây khó khăn cho việc thấm định, xét duyệt vốn vay của cán bộ tín dụng đối với khách hàng nói chung và các hộ sản xuất nói riêngề Hiện nay, Ngân hàng chưa có bộ hồ sơ đánh giá đối với các khách hàng là các hộ sản xuất trên địa bàn. Chưa hệ thống các

thông tin tín dụng đối với hộ sản xuất, chưa đánh giá được trình độ dân trí, năng lực, trình độ quản lý, mức độ hiểu biết về dịch vụ ngân hàng và cuối cùng là đánh giá mức độ tín nhiệm của các hộ sản xuất, làm cơ sở để Ngân hàng cho vay.

Thứ Sáu: ứng dụng chương trình mới IPCAS còn chưa hiệu quả. Mặc dù, năm 2009 Ngân hàng đã triển khai áp dụng chương trình IPCAS mới vào quản lý việc cho vay và thu hồi nợ, tuy đây là một chương trình hiện đại, nhưng ở giai đoạn đầu chuyển đổi, mới chỉ cập nhật hồ sơ, chưa khai thác được nhiều tiện ích để phục vụ kịp thời công tác quản lý, điều hành của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nông dân sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh cẩm thuỷ (Trang 55 - 57)

w