Công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nông dân sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh cẩm thuỷ (Trang 31 - 34)

5. Kết cấu bài báo cáo

2.1.3.2 Công tác huy động vốn

Với phương châm hoạt động là “đi vay để cho vay”, NHNo&PTNT Huyện Cẩm Thủy hết sức coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là một trong những công tác chủ yếu, nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả SXKD của NH.

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHNo &PTNT Huyện Cẩm Thủy

Đơn vị: triệu đồng

Năm

chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 năm 2012/2011 Năm2013/2012

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) số lượng Tỉ lệ (%) số lượng Tỉ lệ (%) 1. TG không kì hạn 56.439 44,8 42.158 30 52.343 28 -14.281 -25,30 10.185 24,16 2. TG có kì hạn<12T 18.290 14,5 27.465 19,5 74.776 40 9.175 50,16 47.311 172,26 3. TG có kì hạn>12T 51.285 40,7 71.298 50,5 59.821 32 20.013 39,02 -11.477 -16,10 Tổng nguồn vốn huy động 126.014 100 140.921 100 186.940 100 14.907 11,83 46.019 32,66

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Huyện Cẩm Thủy liên tục tăng qua các năm, từ con số 126.014 triệu đồng năm 2011 đến năm 2012 tăng lên 140.921 triệu đồng, cao hơn so với năm 2011 là 14.907 triệu đồng, với tỉ lệ 11,83%. Năm 2013 tăng lên 186.940 đồng , cao hơn so với năm 2012 là 46.02 đồng với tỉ lệ là 32,66%. Điều này cho thấy ngân hàng đã có những biện pháp huy động vốn tích cực, đây là cơ sở cho việc mở rộng quy mô đầu tư, tăng quy mô của ngân hàng và đây là dấu hiệu chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đang dần phát triển hoàn thiện hơn so với trước đây.

Trong năm 2011 hoạt động của huy động vốn của ngân hàng có nhiều biến đổi, ngân hàng đã chú trọng hơn đến công tác huy động vốn trung và dài hạn, khuyến khích các tổ chức kinh tế gửi tiền có kì hạn nên nguồn vốn trung và dài hạn tăng, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, cụ thể : Nguồn vốn trung và dài hạn tăng 20.013 triệu đồng; với tốc độ tăng 39,02%; chiếm tỉ trọng 50,5% trong tổng nguồn vốn huy động.

Tuy nhiên trong năm 2011 nguồn vốn tiền gửi không kì hạn của ngân hàng giảm 14.281 triệu đồng, mặc dù nguồn vốn không kì hạn giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn là 30% và nguồn vốn ngắn hạn tăng 9.175 triệu đồng, với tốc độ tăng 50,16%, chiếm 19,5% trong tổng nguồn vốn.

Năm 2012 cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh các nguồn vốn có kì hạn dưới 12 tháng và ngược lại, giảm nhanh các nguồn vốn có kì hạn trên 12 tháng tuy có làm giảm tương đối tính ổn định về cơ cấu nguồn vốn nhưng lại hạn chế được rủi ro lãi suất.

Để đạt được kết quả trên, NHNo&PTNT Huyện Cẩm Thủy đặc biệt quan tâm đến công tác huy động vốn, nhằm chủ động về nguồn vốn để cho vay.

NHNo&PTNT Huyện Cẩm Thủy vận dụng linh hoạt công cụ lãi suất với nhiều hình thức huy động vốn không kì hạn, các loại tiền gửi có kì hạn với nhiều loại kỳ hạn khác nhau, phát hành các loại giấy tờ có giá để thu hút khách hàng.

NHNo&PTNT Huyện Cẩm Thủy duy trì hình thức tiết kiệm truyền thống, bên cạnh đó, còn sử dụng các biện pháp tuyên truyền quảng cáo trên các thông tin đại chúng về tình hình tiết kiệm mới như: Tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, sử dụng các biện pháp khuyến mại tặng quà cho khách hàng. Giao chỉ tiêu cụ thể cho cán bộ công nhân viên trong từng bộ phận, phát động phong trào thi đua, khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tổ chức có thành tích trong việc huy động vốn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nông dân sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh cẩm thuỷ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w