Nêu đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Triết học Mác Lênin (Trang 26 - 28)

Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam cũng có địa vị kinh tế xã hội, có sứ mệnh lịch sử và những đặc điểm như giai cấp công nhân quốc tế. Nhưng do sinh ra và lớn lên trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam nên ngoài những đặc điểm chung đó, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc

điểm riêng của mình.

Giai cấp công nhân Việt Nam kế thừa đặc tính cần cù sáng tạo trong lao động của dân tộc và truyền thống yêu nước.

- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm tiếp thu được lý luận chủ nghĩa Mác Lê nin và Đảng cộng sản lãnh đạo nên sớm giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình, họ đã nhanh chóng trở thành giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạnh nước ta.

- Giai cấp công nhân phần lớn xuất thân từ công dân lao động và những tầng lớp lao động khác nên gắn bó mật thiết với giai cấp công dân và tầng lớp trí thức, hình thành khối liên minh vững chắc.

- Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và đã nhận được sự giúp đỡ mọi mặt của giai cấp công nhân quốc tế.

- Giai cấp công nhân Việt Nam từ khi ra đời, nhất là từ khi có chính Đảng của mình đã trở thành lực lượng chính trị tiên phong đi đầu trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và hoàn thành thằng lợi trọn vẹn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và đang tiến hành xây dựng CNXH.

Bên cạnh những đặc điểm cơ bản trên giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay còn có nhược điểm như:

- Về số lượng giai cấp công nhân còn ít, tỷ lệ cơ cấu công nhận trong dân cư còn thấp.

- Về chất lượng, giai cấp công nhân còn nhiều mặt hạn chế, biểu hiện ở sự giác ngộ về sứ mệnh lịch sử, vai trò, trách nhiệm của giai cấp còn yếu do trình độ nhận thức lý luận còn kém. Một bộ phận công nhân chạy theo lối sống thực dụng, ít tha thiết chính trị. Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật còn thấp và bất cập so với yêu cầu thực tiễn. Ngoài ra công nhân Việt Nam còn có tính tổ chức kỷ luật chưa cao, mang nawgj tâm lý tác phong, tập quán, lối sống của người nông dân Việt Nam còn có tính tổ kỷ luật chưa cao, mang nặng tâm lý tác phong , tập quán, lối sống của người nông dân và còn bị ảnh hưởng của tàn dư thực dân phong kiến.

“Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng cộng sản Việt Nam, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, Đảng Cộng sản văn minh, lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng” (Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành

Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2008, tr. 43 – 44). Việc xây

dựng giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng để có thể hoàn thành sứ lệnh lịch sử của mình là vấn đề rất quan trọng liên quan trực tiếp đến bản chất cách mạng của Đảng, đến chế độ XHCN của Nhà nước ta. Đó cũng là yêu cầu tất yếu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Kết luận

Nhận thức đúng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là vấn đề hết sức quan trọng, nhất là ngày nay đất nước đang trong quá trình CNH HĐH. Từ NQ TW 6 khóa X về giai cấp công nhân trong thời kỳ CNH HĐH Đảng ta đã

chỉ rõ phương hướng xây dựng giai cấp công nhân, cũng như giải pháp xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ mới.

Câu 1: Đ/c hãy phân tích tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên

CNXH.

Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến CM sâu sắc toàn bộ các

lãnh vực đời sống của XH, tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành một XH mà trong đó những nguyên tắc cơ bản của XH, XHCN sẽ được thực hiện. Thời kỳ này bắt đầu tư khi GCCN giành được chính quyền nhà nước cho đến khi CNXH đã tạo ra được những cơ sở của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Nội dung

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Triết học Mác Lênin (Trang 26 - 28)