Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục:
Thứ nhất, hình thức ghi sổ áp dụng tại công ty là hình thức Chứng từ ghi sổ tuy rất được phổ biến nhưng công ty chưa áp dụng phần mềm kế toán vào sử dụng. Công tác kế toán làm việc vẫn theo phương pháp thủ công như thế rất vất vả cho nhân viên kế toán. Làm công việc của kế toán viên trong công ty vất vả hơn.
Thứ hai, công tác kế toán tại công ty làm thủ công nên công việc làm rất lâu cần tính cẩn thận và thận trọng rất cao như thế thì mới hoàn thành công viêc và đạt hiệu quả. Chính vì lý do đó mà kế toán ở công ty mất nhiều thời gian trong công việc sắp xếp chứng từ,hạch toán, xử lý, ghi sổ và lưu trữ. Hiệu quả đạt được sẽ không cao lắm.
Thứ ba, Các khoản tiền phải thu của khách hàng còn lại cuối năm 2011 vẫn còn khá lớn 3.638.200.517 đồng, điều này công ty cần đưa ra những giải pháp cho việc thu nợ khách hang để tốt cho công ty hơn.
Thứ tư, bên cạnh các khoản phải thu của khách hàng thì các khoản phải thanh toán cho nhà cung cấp cuối năm 2011 vẫn còn là 2.086.951.200 đồng. Đây cũng là một trong những tồn tại mà công ty cần được chú trọng hơn trong vấn đề quay vòng nợ phải thu và nợ phải trả.
Thứ năm, công ty không tiến hành lập các khoản nợ phải thu khó đòi. Công ty tự chịu và tự đưa ra những biện pháp để thu hồi nợ.Đối với một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại thì việc lập dự phòng là cần thiết và có lợi ích cho doanh nghiệp. Nó sẽ giảm bớt thiệt hại khi rủi roi xảy ra vì thiệt hại đó một phần được tính vào chi phí.
Thứ sáu, Công ty hoat động chủ yếu về thương mại nhưng vấn đề về maketing và các ưu đãi cho khách hàng uy tín vẫn không được chú trọng nhiều. Như thế cũng khó trong việc thu hồi nợ và phát triển công ty hơn nữa.
3.2.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH XD&TM Đức Minh.
Trong nền kinh tế thị trường, luôn diễn ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển. Sự thành bại cuả doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào công tác kế toán, nếu ta tổ chức và hạch toán công tác kế toán tốt thì không những sé phát sinh lợi nhuận cho công ty mà còn đảm bảo đúng pháp luật đề ra. Kế toán công nợ là hai mặt: kế toán các khoản phải thu của khách hàng và kế toán các khoản phải trả người bán. Như vậy, có thể nói kế toán công nợ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, nó duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thông qua việc kiểm tra, tính toán, ghi chép, phân loại,tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt đọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng hệ thống phương pháp khoa học kế toán – chứng từ, đối ứng tài khoản,tính giá và tổng hợp cân đói kế toán- có thể biết được thông tin một cách đầy đủ chính xá kịp thời về sự vận động của tài sản, nguồn vốn. Ngoài ra báo cáo tài chính còn cung cấp thông tin cho các đói tượng quan tâm về tình hình tài chính, triển vọng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp để có những quyết định đầu tư đúng dắn trong từng thời kỳ. Vì vậy phải hoàn thiên đổi mới không ngừng công tác kế toán cho thích hợp với yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Và đay thật sự là một yêu cầu cần thiết.
Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, công tác kế toán công nợ càng trở nên có vai trò quan trọng, nó đòi hỏi viêc hạch toán công nợ phải sát sao,cẩn thận và nhanh chóng. Đồng thờ tạo ra sự tin tưởng đối với khách hàng và nhà cung cấp về khả năng tài chính của công ty. Để quản lý một cách có hiệu quả và tốt nhất đối với các hoạt động của doanh nghiệp nói riêng, dù là sản xuất kinh doanh hay dịch vụ và nên kinh tế quốc dân của một nước nói chung đều cần phải sử dụng các công cụ quản lý khác nhau trong đó có kế toán.
Bên cạnh đó, tổ chức tốt công tác kế toán công nợ còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán nói chung cũng như góp phần làm lành mạnh hóa hiệu quả cao công tác tài chính của một doanh nghiệp. Đối với các cơ quan tổ chức cấp trên, việc hoàn thiện còn tạo cho họ những thông tin, số liệu chính xác, phản ánh trung thực tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc hoàn thiện công tác kế toán cần phải đáp ứng các ưu cầu sau:
- Hoàn thành trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, tuân thủ chế độ kế toán. Về phía nhà nước, kế toán là công cụ quản lý tài chính rất quan trọng, do vậy tuân thủ đúng chế độ tự nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp cũng như về phía quản lý cấp trên. Tuy nhiên chế độ chỉ dừng laị ở kế toán tổng hợp, do vậy việc vận dụng ở các đơn vị vẫn được phép vận dụng sáng tạo trong việc ghi sổ chi tiết nhưng vẫn phải trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính.
- Hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Hoàn thiện phải đảm bảo được đáp ứng được yêu cầu cung cấp thêm thông tin kịp thời chính xác, phù hợp với yêu cầu quản lý.
- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công việc nhưng vẫn mang tinh khoa học.
Trên cơ sở đó, tôi xin đưa ra một số ý kiến khắc phục những tồn tại đã nêu ra như sau:
Thứ nhất, Công ty áp dụng hình thức ghi sổ là hình thức Chứng từ ghi sổ nhưng lai làm thủ công như thế làm giảm hiệu quả của công việc. Tôi mong công ty nên sử dụng phần mềm kế toán áp dụng cho công tác kế toán trong công ty. Sẽ làm cho công viêc của kế toán không còn vất vả như trước, mang lại tinh thần làm việc của các kế toán viên trong công ty.
Thứ hai, từ thực trạng hiện tại các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải trả cho người bán vẫn cồn khá lớn. Tôi nghĩ công ty nên phân loại danh sách khách hàng khó thu nợ để có phương án khắc phục vấn đề này. Đồng thời chính điêu đó sẽ giúp cho việc thanh toán các khoản phải trả cho người bán cũng được giải quyết.
Thứ ba, Công ty cần nên trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, như thế sẽ giảm bớt được thiêt hại cho công ty nếu xảy ra rủi ro về các khoản nợ phải thu khách hàng.
Thứ tư, lĩnh vực chính trong công ty là thương mại mà các chính sách cho việc thu hút khách hàng cũng như tìm thêm nhiều nhà cung cấp với giá hợp lý công ty lại chưa làm được. Tôi nghĩ vấn đề này công ty nên chú trọng tới, nếu làm tốt thì sẽ mở rộng được quy mô của công ty và giúp công ty phát triển hơn nữa.
Trên đó là những ý kiến của bản thân tôi giúp cho việc hoàn thiện công tác kế toán công nợ tai công ty TNHH XD & TM Đức Minh.
KẾT LUẬN
Thực hiện tốt công tác kế toán công nợ không những làm tăng cường củng cố nề nếp tài chính tránh được những sai sót, nhầm lẫn, mà còn cung cấp thông tin quan trọng, các thực cho công tác quản lý. Với đề tài “ Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Minh” em đã nghiên cứu cơ sở lý luận công tác kế toán công nợ cũng như thực trạng công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Minh để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm và đưa ra một số giải pháp khắc phục nhược điểm đó. Do điều kiền còn hạn chế, nên em không thể trình bày được tất cả các nghiệp vụ thanh toán công nợ và chưa đi sâu vào phân tích nhu cầu khả năng thanh toán công nợ của công ty. Tuy nhiên, em đã cố gắng nghiên cứu những nội dung cơ bản và quan trọng cần thiết về kế toán công nợ.
Những phân tích đề xuất với góc nhìn của một sinh viên kế toán thực tập tại một công ty mà hoạt động trao đổi hàng hóa mang tính chất đặc thù giữa kiến thức học đường và thực tiễn còn còn có một khoảng cách. Do vậy những điều đã nói đã viết trong tập chuyên đề này khó tránh khỏi thiếu sót, nhất là những ý kiến đóng góp.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo Phạm Văn Cư là người trưc tiếp hướng dẫn em, và anh kế toán Nguyễn Hà Linh cùng các Cô Chú, Anh Chị ở phòng kế toán của công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Minh Đức đã giúp đỡ rất nhiều để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
Thanh Hóa, ngày 01 tháng 03 năm 2013
Sinh viên thực hiện:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn lập chứng từ kế toán hướng dẫn ghi sổ kế toán. Nhà xuất bản Tài Chính Hà Nội năm 2004
2. Giáo trình Lý thuyết Hạch toán kế toán. Tác giả: PGS.TS Nguyễn Hữu Ba. Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội năm 2003
3. Giáo trình Tổ chức công tác kế toán. Tác giả: PGS.PTS Lê Gia Lục. Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội năm 2006
4.Giáo trình Kế toán quản trị. Tác giả: PGS.TS Nguyễn Minh Phương. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
5. Giáo trình Kế toán quản trị Doanh nghiệp. Tác giả: PGS.TS Đoàn Xuân Tiên năm 2005. Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội.
6. Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính. Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Công. Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội.
7. Chế độ Kế toán Doanh nghiệp. Vụ chế độ Kế toán và Kiểm toán. Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội.
8. Giáo trình kế toán tài chính. Tác giả: TS.Phan Đức Dũng. Nhà xuất bản thống kê năm 2006.
9. Các tài liệu liên quan đến Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Minh như: - Bảng cân đối kế toán năm 2011.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2009, 2010, 2011. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2011.
- Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2011. - Các chứng từ, sổ kế toán.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...2
LỜI MỞ ĐẦU...3
CHƯƠNG 1:...1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ...1
1.1. KẾ TOÁN KHOẢN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG...1
1.1.1. Khái niệm và nguyên tắc:...1
1.1.1.1. Khái niệm:...1
1.1.1.2. Nguyên tắc hạch toán về khoản phải thu của khách hàng:...1
1.1.2. Chứng từ kế toán, sổ kế toán và quy trình ghi sổ kế toán...1
1.1.2.1. Chứng từ kế toán...1
1.1.2.2. Sổ kế toán và quy trình ghi sổ kế toán...1
1.1.3.Tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán...2
1.1.3.1.Tài khoản sử dụng...2
1.1.3.2. Phương pháp hạch toán...4
1.2. KẾ TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN:...9
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc:...9
1.2.1.1. Khái niệm:...9
1.2.1.2. Nguyên tắc hạch toán:...9
1.2.2. Chứng từ kế toán, sổ kế toán và quy trình ghi sổ kế toán...10
1.2.2.1. Chứng từ kế toán:...10
1.2.2.2. Sổ kế toán và quy trình ghi sổ kế toán...10
1.2.3.Tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán...11
1.2.3.1.Tài khoản sử dụng:...11
1.2.3.2. Phương pháp hạch toán:...13
CHƯƠNG 2:...16
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH XD&TM ĐỨC MINH...16
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XD & TM ĐỨC MINH:...16
2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty:...16
2.1.1.1. Tên công ty:...16
2.1.1.2. Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng VN...16
2.1.1.3. Quyết định thành lập:...16
2.1.1.4. Ngành nghề kinh doanh:...17
2.1.1.5. Quá trình phát triển của Công ty TNHH XD & TM Đức Minh:...17
2.1.1.6. Những thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển của Công ty:...18
2.1.1.6.1. Thuận lợi:...18
2.1.1.6.2. Khó khăn:...18
2.1.1.6.3. Định hướng phát triển:...19
2.1.1.7. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây:...19
MINH:...21
2.2.1. Cơ cấu chung:...21
2.2.2. Cơ cấu phòng kế toán:...22
2.3. CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG CỦA CÔNG TY:...23
2.3.4. Tổ chức báo cáo tài chính:...25
2.3.5. Một số chế độ kế toán áp dụng tại công ty:...25
2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH XD & TM ĐỨC MINH:...25
2.4.1 Đặc điểm công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH XD & TM Đức Minh...26
2.4.2. Kế toán khoản phải thu khách hàng tại công ty TNHH XD &TM Đức Minh...26
2.4.2.1. Danh sách khách hàng của công ty TNHH XD & TM Đức Minh phát sinh thực tế trong tháng 12...27
2.4.2.2. Thực trạng phát sinh công nợ phải thu trong tháng 12...27
3.2.3. Kế toán khoản phải trả người bán hàng tại công ty TNHH XD & TM Đức Minh...41
3.2.3.1. Danh sách nhà cung cấp hàng trong tháng 12...41
2.2.3.2. Thực trạng phát sinh công nợ phải thu trong tháng 12...41
CHƯƠNG 3:...55
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH XD VÀ TM ĐỨC MINH...55
3.1. NHẬN XÉT:...55
3.1.1.Ưu điểm...55
3.1.2. Những tồn tại của công ty...56
3.2.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ...56
KẾT LUẬN...59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...60
MỤC LỤC...61
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN...64
...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64 ...64
Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2013...64
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65 ...65
Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2013...65
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2013
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2013