5. B cc ca báo cáo chuyên tt nghi p ụủ đề ốệ
1.2.2.2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng:
Chế độ trả lương này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian đơn giản với tiền thưởng khi đạt được chỉ tiêu số lượng hoặc chất lượng qui định.
Chế độ trả lương này áp dụng chủ yếu với những công nhân phụ làm công phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị .. .Ngoài ra còn áp dụng đối với những công nhân ở những khâu có trình độ cơ khí hoá cao, tự động hoá hoặc những công nhân tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng.
Công thức tính như sau:
Tiền lương phải trả
cho người lao động =
Tiền lương trả
theo thời gian +Tiền thưởng
Chế độ trả lương này có nhiều ưu điểm hơn chế độ trả lương theo thời gian đơn giản. Trong chế độ này không phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế gắn chặt với thành tích công tác của từng người thông qua chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Vì vậy nó khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và công tác của mình.
Ưu nhược điểm của hình thức tiền lương theo thời gian: Dễ làm, dễ tính toán Hình thức tiền lương theo thời gian còn có nhiều hạn chế là chưa gắn chặt tiền lương với kết quả và chất lượng lao động, kém tính kích thích người lao động, chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động vì hình thức này chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động, chưa khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả lao động.
GVHD:
Vì vậy để khắc phục bớt những hạn chế này, ngoài việc tổ chức theo dõi ghi chép đầy đủ thời gian làm việc của công nhân viên, doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra tiến độ làm việc và chất lượng công việc của công nhân viên kết hợp với chế độ khen thưởng hợp lý
So với hình thức tiền lương theo thời gian thì hình thức tiền lương theo sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn. Quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng, chất lượng lao động, gắn chặt thu nhập tiền lương với kết quả sản xuất của người lao động.
Kích thích tăng năng suất lao động, khuyến khích công nhân phát huy tính sáng tạo cải tiến kỹ thuật sản xuất, vì thế nên hình thức này được sử dụng khá rộng rãi.
1.2.3. Một số chế độ khác khi tính lương:
1.2.3.1. Chế độ thưởng
Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phí lao động và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc. Qua đó nâng cao năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc.
+ Đối tượng xét thưởng:
Lao động có thời gian làm việc tại daonh nghiệp từ một năm trở lên Có đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Mức thưởng : mức thưởng một năm không thấp hơn một tháng lương theo nguyên tắc sau :
Căn cứ vào kết quả đóng góp của người lao động đối với doanh nghiệp thể hiện qua năng xuất lao động, chất lượng công việc.
Căn cứ vào thời gian làm việc tại doanh nghiệp
+ Các loại tiền thưởng : Tiền thưởng bao gồm tiền thưởng thi đua ( lấy từ quĩ khen thưởng) và tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh ( thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến)
Tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh (thường xuyên) : hình thức này có tính chất lương, đây thực chất là một phần của quỹ lương được tách ra để trả cho người lao độngdưới hình thức tiền thưởng cho một tiêu chí nhất định.
GVHD:
Tiền thưởng về chất lượng sản phẩm : Khoản tiền này được tính trên cơ sở tỷ lệ qui định chung (không quá 40%) và sự chênh lệch giá giữa sản phẩm cấp cao và sản phẩm cấp thấp.
Tiền thưởng thi đua : (không thường xuyên ): Loại tiền thưởng này không thuộc quỹ lương mà được trích từ quỹ khen thưởng, khoản tiền này được trả dưới hình thức phân loại trong một kỳ (Quý, nửa năm, năm)
1.2.3.2. Chế độ phụ cấp
Phụ cấp trách nhiệm: Nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công việc chuyên môn nghiệp vụ vừa kiện nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người làm việc đòi hỏi trách nhiệm cao chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp trách nhiệm được tính và trả cùng lương tháng. Đối với doanh nghệp, phụ cấp này được tính vào đơn giá tiền lương và tính vào chi phí lưu thông. Phụ cấp khác: Là các khoản phụ cấp thêm cho người lao động như làm ngoài giờ, làm thêm, . . .
Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với công nhân viên chức đến làm việc tại những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và các đảo xa có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
1.3.KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.3.1. Các chứng từ sử dụng
Theo QĐ số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chế độ chứng từ kế toán lao động tiền lương, kế toán sử dụng các chứng từ sau:
+ Bảng chấm công số 01 – LĐ - TL + Bảng thanh toán lương số 02 – LĐ - TL + Phiếu chi BHXH số 03 – LĐ - TL
+ Bảng thanh toán BHXH số 04 – LĐ - TL + Bảng thanh toán tiền thưởng số 05 – LĐ - TL
+ Phiếu xác nhận SP hoặc công việc hoàn thành số 06 – LĐ - TL.
GVHD:
có thể sử dụng theo các chứng từ kế toán hướng dẫn như sau: + Phiếu làm thêm giờ số 076 – LĐ - TL
+ Hợp đồng giao khoán số 08 – LĐ - TL
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động số 09 – LĐ - TL.
1.3.2. Hạch toán số lương lao động
Hạch toán số lượng lao động là hạch toán số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, công việc và trình độ tay nghề của công nhân.
Trong công ty, việc theo dõi các chi tiết về số lượng lao động được thực hiện trên gọi là danh sách cán bộ công nhân viên trong đó có chi tiết về số lượng lao động theo từng bộ phận nhằm thường xuyên nắm chắc số lượng lao động hiện còn của đơn vị.
Hạch toán số lượng lao động là việc theo dõi tình hình biến động tăng - giảm về mặt số lượng trong phạm vi từng đơn vị, từng phòng ban cũng như toàn doanh nghiệp. Đồng thời phản ánh ảnh hưởng của sự biến động này đến cơ cấu lao động, chất lượng lao động và do đó ảnh hưởng tới tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu số lượng lao động của doanh nghiệp được phản ánh trên “Sổ danh sách lao động” do phòng tổ chức lao động tiền lương lập dựa trên số lao động hiện có của doanh nghiệp, bao gồm cả lao động dài hạn, lao động tạm thời, lao động trực tiếp, lao động gián tiếp và lao động các lĩnh vực khác ngoài sản xuất. “Sổdanh sách lao động” không chỉ được lập chung cho toàn doanh nghiệp mà còn lập riêng cho từng bộ phận doanh nghiệp để nắm tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có của từng đơn vị.
Cơ sở ghi “Sổ danh sách lao động” là các chứng từ ban đầu về sử dụng lao động, thuyên chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc... Các chứng từ này do phòng tổ chức lao động tiền lương lập mỗi khi có sự thay đổi về số lao động.
Mọi biến động đều phải được ghi chép kịp thời vào “Sổ danh sách lao động” để trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động kịp thời.
1.3.3. Hạch toán sử dụng thời gian lao động
Là hạch toán sử dụng thời gian lao động đối từng công nhân trong doanh nghiệp, kế toán dựa vào bảng chấm công sổ tổng hợp thời gian lao động.
GVHD:
nhau, phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý lao động của mỗi doanh nghiệp như chấm công, . . . .
Hạch toán thời gian lao động là hạch toán về việc sử dụng thời gian lao động đối với từng công nhân viên ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Thông thường, để hạch toán thời gian lao động doanh nghiệp sử dụng “Bảng chấm công” (Mẫu số 01a- LĐTL) ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính). Đây là chứng từ quan trọng để tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thời gian lao động, là căn cứ để tính lương tính thưởng cho người lao động. Bằng cách ghi chép thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động theo từng ngày, “Bảng chấm công” là căn cứ để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, đồng thời kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động của công nhân viên.
“Bảng chấm công” được lập hàng tháng cho từng tổ, ban, phòng, nhóm... Và do người phụ trách bộ phận hoặc được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày theo các ký hiệu quy định trong chứng từ. Cuối tháng, người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan (Phiếu nghỉ hưởng BHXH, phiếu báo làm thêm giờ, biên bản điều tra tai nạn lao động) về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH.
1.3.4. Hạch toán kết quả gian lao động:
Là phản ánh kết quả ghi chép lao động của công nhân viên bằng số lượng sản phẩm hàng tháng. Kế toán phải lập bảng thanh toán tiền lương cho từng phân xưởng sản xuất, từng phòng ban, từ đó làm căn cứ để tính lương cho từng người. Trong bảng thanh toán lương phải ghi rõ từng khoản tiền lương sản phẩm, lương thời gian, các khoản phụ cấp, trợ cấp, khấu trừ, số còn lại người lao động được lĩnh.
Việc hạch toán số lượng lao động, thời gian sử dụng lao động và kết qủa lao động có tầm quan trọng rất lớn trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất, đồng thời cũng là tiền đề cho việc hạch toán tiền lương và BHXH.
Tùy thuộc vào loại hình và đặc điểm kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau để hạch toán kết quả lao động. Các chứng từ được sử dụng phổ biến là: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 05- LĐTL), Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08- LĐTL).
GVHD:
sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của từng đơn vị và cá nhân người lao động. Phiếu này do người giao việc lập và phải có đầy đủ chữ kí của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng sản phẩm và người duyêt. Phiếu được chuyển cho phòng kế toán để làm căn cứ tính lương, tính thưởng cho người lao động. Phiếu này dung trong hình thức lương trả theo sản phẩm.
“Hợp đồng giao khoán” là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Chứng từ này là cơ sở để tính lương cho người lao động theo hình thức trả lương khoán.
1.3.5. Hạch toán chi tiết tiền lương và BHXH
Công tác phải làm trước tiên của việc hạch toán kế toán tiền lương là kiểm tra các chứng từ ban đầu về tiền lương như: Bảng chấm công, phiếu báo sản phẩm hoàn thành,...do nhân viên các phân xưởng, công trình đưa lên.
Nội dung chứng từ sau khi kiểm tra sẽ là căn cứ để tính lương cho từng công nhân của từng đơn vị, từng phân xưởng sản xuất.
Xuất phát từ yêu cầu sản xuất có tính kế hoạch và giá thành được tính theo khoản mục chi phí nên việc tính toán và phân bổ tiền lương, BHXH,... phải căn cứ trên những quy định sau
1.3.5.1. Phân bổ tiền lương và giá thành sản phẩm:
Tiền lương chính của công nhân sản xuất sản phẩm được tính trực tiếp cho từng sản phẩm và phản ánh vào tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” (theo khoản mục tiền lương).
Tiền lương phụ cấp của công nhân sản xuất được phân bổ với tỷ lệ với lương chính khoản mục tiền lương và phản ánh vào tài khoản 622.
Tiền lương chính và phụ của cán bộ công nhân viên quản lý phân xưởng và sửa chữa máy móc, thiết bị của phân xưởng sản xuất chính được hạch toán vào tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”.
Tiền lương chính, phụ của cán bộ quản lý doanh nghiệp được phản ánh vào tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
1.3.5.2. Trích bảo hiểm xã hội:
GVHD:
trong đó 15% được trích và tính trực tiếp ào giá thành sản phẩm theo quy định sau: Trích BHXH của công nhân trực tiếp sản xuất được hạch toán vào tài khoản 622. Trích BHXH của cán bộ công nhân quản lý phân xưởng và công nhân sửa chữa máy móc, thiết bị của phân xưởng sản xuất chính được hạch toán vào tài khoản 627.
Trích BHXH của cán bộ quản lý đơn vị được hạch toán vào tài khoản 642.
Trích BHXH của công nhân phân xưởng sản xuất phụ được hạch toán vào tài khoản 622.
1.3.5.3. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất sản phẩm:
Mục đích trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân làm cho giá thành sản phẩm ổn định, ít bị đột biến tăng lên trong trường hợp công nhân nghỉ phép dồn dập vào một tháng đặc biệt nào đó trong năm kế hoạch.
Do vậy, cần phải trích trước lương của công nhân trực tiếp sản xuất, thể hiện như sau:
Tiền lương nghỉ phép trích trước hàng tháng tính vào
giá thành sản phẩm
=
Tiền lương thực chi của tháng đã tính cho từng sản phẩm × Tỷ lệ trích trước lương nghỉ phép Trong đó: Tỷ lệ trích trước lương nghỉ phép = x 100
1.3.5.4. Tài khoản kế toán.
Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên
Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho CNV về tiền lương, tiền thưởng, BHXH các khoản thuộc về thu nhập của CNV.
Kết cấu:
- Bên nợ : Phát sinh tăng
+ Phản ánh việc thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác cho công nhân viên.
∑ lương nghỉ phép
CNSX trong năm kế hoạch
∑ lương phải trả cho công
GVHD:
+ Phản ánh các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên. - Bên có: Phát sinh giảm
+ Phản ánh tổng số tiền lương và các khoản thu nhập khác cho công nhân viên trong kỳ.
Dư có: Phản ánh phần tiền lương và các khoản thu nhập mà doanh nghiệp còn nợ công nhân viên lúc đầu kỳ hay cuối kỳ.
Tài khoản 334 được chi tiết ra thành 2 tài khoản: - 334.1 Thanh toán lương - 334.8 Các khoản khác.
- TK 334.1: Thanh toán lương. Dùng dể phản ánh các khoản thu nhập có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động.
- TK 334.8: Các khoản khác. Dùng để phản ánh các khoản thu nhập không có tính chất lương, như trợ cấp từ quỹ BHXH, tiền thưởng trích từ quỹ khen thưởng mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động.
Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác
Dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác. - Dùng để theo dõi việc trích lập sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Kết cấu:
- Bên nợ: Phát sinh giảm.
+ Phản ánh việc chi tiêu KPCĐ, BHXH đơn vị.