Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ tiến minh (Trang 27 - 39)

tại công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Tiến Minh

Thông qua việc nghiên cứu thực trạng của công ty và phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành trong 2 năm 2011 và 2012, em thấy được những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại của công ty như sau: 3.1.1. Những kết quả đạt được

- Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Tiến Minh đã từng bước tạo được niềm tin với đối tác và khách hàng, gây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường.

- Trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được nâng cao, đảm bảo nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển bền vững của công ty. Khởi đầu với 7 nhân viên từ khi thành lập, đến nay công ty đã có gần 100 cán bộ, nhân viên nhiệt tình, có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao.

- Cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư, các phòng ban được bố trí hợp lý, tạo điều kiện làm việc thuận lợi, nâng cao hiệu quả công việc.

- Quy mô SXKD và thị phần của công ty ngày càng được mở rộng.

- Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, chủng loại, mẫu mã đa dạng nhờ hợp tác với nhà phân phối có uy tín trong và ngoài nước.

- Nguồn vốn CSH của công ty tăng lên với tỷ lệ 21,158% cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của công ty ngày càng được nâng cao, giảm gánh nặng nợ nần và giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2012 tăng cao so với năm 2011 chứng tỏ sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên trong công ty trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, mặc dù năm 2011 và 2012 đều là những năm tài chính gặp rất nhiều khó khăn.

3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công ty còn những hạn chế trong việc huy động và sử dụng vốn, từ đó làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

- Cơ cấu nợ phải trả và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính lớn. Năm 2011 nợ phải trả bình quân của công ty là 28.999.650.915 đồng, chiếm 77,715% tổng vốn kinh doanh bình quân, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính là 4,49. Năm 2012, nợ phải trả bình quân là 27.440.931.837 đồng, chiếm 73,144% tổng vốn kinh doanh bình quân, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính là 3,72. Tuy năm 2012 cơ cấu nợ phải trả trên vốn kinh doanh và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính có giảm nhưng vẫn ở mức cao.

Việc duy trì cơ cấu nợ phải trả trên vốn kinh doanh ở mức cao như vậy sẽ làm giảm khả năng tự chủ về tài chính của công ty, tăng gánh nặng nợ nần và chi phí lãi vay, giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn.

Năm 2012, công ty khá thành công trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính, làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng mạnh. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng “con dao hai lưỡi”. Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Vì phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Do vậy, thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu sẽ còn lại rất ít so với tiền đáng lẽ chúng được hưởng.

Nguyên nhân là do công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, ngoài phần vốn vay từ tập đoàn SOHACO, vay từ các ngân hàng còn có phần vốn chiếm dụng của các doanh nghiệp khác thông qua việc mua chịu hàng hóa, từ đó làm cho tỷ trọng nợ phải trả khá lớn trong tổng vốn kinh doanh.

- Hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho năm 2011 =

530 . 446 . 674 . 6 909 . 996 . 322 . 68 = 10,237 (vòng) Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 =

782 . 167 . 645 . 9 558 . 515 . 495 . 81 = 8,449 (vòng)

Tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán năm 2012 so với năm 2011 = 100% 909 . 996 . 322 . 68 909 . 996 . 322 . 68 558 . 515 . 495 . 81 x − = 19,28% Tỷ lệ tăng của hàng tồn kho năm 2012 so với năm 2011

= 100% 530 . 446 . 674 . 6 530 . 446 . 674 . 6 782 . 167 . 645 . 9 x − = 44,51%

Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 nhỏ hơn số vòng quay hàng tồn kho năm 2011. Mặt khác, là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy tính và các thiết bị liên quan, hàng hóa dễ bị giảm giá nhanh chóng do nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, do sự phát triển mạnh của công nghệ...từ đó làm tăng rủi ro cho công ty, tăng các chi phí có liên quan và giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Nguyên nhân làm tăng giá trị của hàng tồn kho là do công tác quản lý hàng tồn kho chưa tốt, giá trị hàng tồn kho đầu kỳ còn lớn, giá vốn hàng bán tăng 19,28%, thấp hơn tỷ lệ tăng của hàng tồn kho bình quân là 44,51%.

- Các khoản phải thu khách hàng năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động, chứng tỏ nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều, ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng trên vốn lưu động năm 2011 = 685 . 254 . 082 . 32 827 . 422 . 537 . 19 x100% = 60,89%

Tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng trên vốn lưu động năm 2012 = 303 . 932 . 102 . 32 314 . 063 . 815 . 17 x100% = 55,49%

Nguyên nhân dẫn đến các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản là do công tác quản lý các khoản nợ phải thu khách hàng của công ty chưa tốt. Mặc dù chính sách trả chậm hay bán chịu là rất cần thiết đối với các công ty thương mại trong quá trình gia tăng tiêu thụ, mở rộng thị trường, nhưng để lượng vốn này bị chiếm dụng nhiều sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn.

3.2. Các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Tiến Minh công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Tiến Minh

3.2.1. Giải pháp 1: Cơ cấu lại nguồn vốn, sử dụng hợp lý đòn bẩy tài chính

* Lý do đưa ra giải pháp: Công ty sử dụng nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài khá lớn, trong đó chủ yếu là vay từ tập đoàn SOHACO và các ngân hàng thương mại. Do đó đòi hỏi phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bởi vì sử dụng đòn bẩy tài chính lớn như một con dao hai lưỡi: hoặc là giúp cho hiệu quả đạt được càng cao hơn hoặc là sẽ gây khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp và còn có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.

* Nội dung của giải pháp: Giảm tỷ trọng nợ phải trả, tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu để tăng khả năng tự chủ về tài chính của công ty, giảm bớt gánh nặng nợ nần và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính để giảm thiểu các rủi ro mà công ty có thể gặp phải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết trước mỗi kỳ kinh doanh. Từ đó có biện pháp tổ chức và huy động nhằm cung ứng vốn đầy đủ, kịp thời tránh tình trạng lãng phí vốn hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của công ty.

- Trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động bao gồm việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định khả năng vốn có, hiệu quả của doanh nghiệp, số thiếu cần tìm nguồn tài trợ thích hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho kinh doanh, với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra và tạo cho công ty có cơ cấu vốn linh hoạt.

- Ngoài ra, công ty cần chủ động phân phối nguồn huy động được sao cho thích hợp với từng quá trình trong kinh doanh. Khi thực hiện công ty căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập, làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

- Để giảm tỷ trọng nợ phải trả và chi phí lãi vay, công ty cần huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ra bên ngoài. Điều này sẽ giúp công ty tự chủ hơn về tài chính, có thể chủ động sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý, hạn chế rủi ro, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.2.2. Giải pháp 2: Phân tích, đánh giá thực trạng hàng tồn kho nhằm đảm bảoở mức hợp lý ở mức hợp lý

* Lý do đưa ra giải pháp: Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 nhỏ hơn số vòng quay hàng tồn kho năm 2011 làm cho vốn lưu động bị ứ đọng. Mặt khác, hàng hóa kinh doanh của công ty dễ bị giảm giá do nhiều yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh và công nghệ, từ đó làm thiệt hại về vốn, tăng chi phí lưu kho và giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

* Nội dung của giải pháp: Sau mỗi kỳ sản xuất kinh doanh cần phải tổ chức phân tích, đánh giá và dự báo lượng hàng tồn kho một cách hợp lý cho kỳ kinh doanh tiếp theo, vừa phải đảm bảo có đủ hàng hóa cho việc kinh doanh được tiến hành liên tục, vừa đảm bảo lượng hàng tồn kho không không quá nhiều tránh ứ đọng vốn kinh doanh từ đó giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Lượng dự trữ hợp lý phụ thuộc vào nhiều nhân tố, do vậy trong quá trình dự báo cần chú ý tới các yếu tố như nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, sự phát triển của công nghệ, quy mô tiêu thụ của công ty, các đối thủ cạnh tranh, các nhà phân phối...

- Phân loại hàng hóa theo các nhóm hàng cho phù hợp, thuận tiện cho quá trình kiểm kê và tiến hành kiểm kê thường xuyên hơn để bổ sung hoặc giải phóng lượng hàng tồn kho một cách hợp lý.

- Tổ chức những đợt khuyến mãi giảm giá để thu hút khách hàng, giải phóng bớt lượng hàng hóa còn tồn trong kho, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Ngoài ra công ty có thể áp dụng hệ thống được xem là tiên tiến nhất hiện nay đó là hệ thống cung cấp kịp thời (Just in time). Theo hệ thống này, mọi nhu cầu về vật tư, hàng hóa phục vụ cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ đều được doanh nghiệp lập kế hoạch và ký hợp đồng với các nhà cung cấp hết sức chi tiết. Vì thế, công ty không cần phải dự trữ hàng tồn kho, khi sử dụng đến đâu , các nhà cung cấp sẽ phục vụ tới đó. Nhờ vậy, công ty không những tiết kiệm được vốn trong khâu dự trữ mà còn tiết kiệm được các chi phí liên quan đến kho tàng, bảo quản, bảo vệ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung.

3.2.3. Giải pháp 3: Quản lý tốt các khoản phải thu khách hàng, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá nhiều trạng vốn bị chiếm dụng quá nhiều

* Lý do đưa ra giải pháp: Tuy các khoản phải thu khách hàng năm 2012 có giảm so với năm 2011 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động, công ty bị chiếm dụng một lượng vốn lớn, gây thiệt hại không nhỏ trong quá trình kinh doanh. Giải pháp này đưa ra nhằm giúp công ty giảm thiểu lượng vốn bị chiếm dụng, đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.

* Nội dung của giải pháp: Quản lý tốt các khoản phải thu hiện tại, đồng thời đưa ra các ràng buộc chặt chẽ trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng đối với khách hàng, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn của công ty.

- Đối với các khoản phải thu khách hàng hiện tại:

Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo thời hạn giúp cho dễ dàng nhận biết khoản nào sắp đến hạn để có những biện pháp thu hồi nợ hợp lý.

+ Đối với các khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài và thường xuyên, công ty có thể gia hạn nợ với một thời gian nhất định căn cứ vào uy tín của khách hàng và giá trị số nợ đó.

+ Đối với những trường hợp cố tình trốn tránh, không chi trả nợ công ty cần tới sự can thiệp của pháp luật.

Đánh giá lại toàn bộ số nợ nằm trong tình trạng nợ xấu, trích lập dự phòng phải thu khó đòi để giới hạn được tổn thất cho công ty.

- Đối với các hợp đồng kinh tế

+ Trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng, công ty phải nghiên cứu kỹ về các thông tin như năng lực pháp lý, uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng.

+ Khi ký kết hợp đồng với khách hàng cần quy định rõ về thời gian thanh toán, phương thức thanh toán và hình thức xử phạt khi vi phạm hợp đồng. Thực hiện chính sách chiết khấu, giảm giá khi khách hàng thanh toán nhanh, mua với khối lượng lớn. Mức chiết khấu cần phải phù hợp, vừa đảm bảo khả năng thu hồi nợ, vừa đảm bảo lợi nhuận cho công ty.

+ Sau khi ký kết hợp đồng: Công ty cần thực hiện đúng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, quy cách của sản phẩm và tiến hành giao hàng đúng thời hạn.

+ Khi đến thời hạn thu hồi nợ, công ty cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng...đồng thời có biện pháp thông báo đến khách hàng.

3.2.4. Giải pháp 4: Chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm góp phần làm tăng doanh thu sản phẩm góp phần làm tăng doanh thu

* Lý do đưa ra giải pháp: Doanh thu là kết quả của quá trình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường, vì vậy doanh thu càng lớn chứng tỏ khả năng cạnh tranh, nhạy bén trong kinh doanh của công ty càng cao. Quan trọng hơn, tăng doanh thu còn giúp công ty tạo thêm thu nhập cho người lao động, gia tăng lợi nhuận, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

* Nội dung của giải pháp: Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả. Đây là biện pháp tốt nhất để tăng số lượng, doanh số bán hàng trong cả hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư trong những năm tiếp theo.

- Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, Marketing, nắm bắt những yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, mẫu mã và giá cả sản phẩm. Từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời những mặt tồn tại, hạn chế của sản phẩm, phát huy những thế mạnh hiện có.

- Công ty cần tìm kiếm khách hàng có nhu cầu lớn và sử dụng sản phẩm có tính chất thường xuyên, lâu dài để ký kết các hợp đồng tiêu thụ, tạo cho công ty một

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ tiến minh (Trang 27 - 39)