Khảo sát đánh giá toàn diện ngân hàng mục tiêu

Một phần của tài liệu m&a ngân hàng việt nam (Trang 26 - 27)

4 Hoạt động M&A trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

4.1.5 Khảo sát đánh giá toàn diện ngân hàng mục tiêu

Sau khi kết thúc giai đoạn đàm phán sơ bộ và bản thoả thuận nguyên tắc đã được hai bên kí kết. Ngân hàng thực hiện M&A và ngân hàng mục tiêu bước sang giai đoạn Khảo sát toàn diện. Khảo sát đánh giá thường sau khi thoả thuận nguyên tắc đã được kí kết, bởi vì đó là dấu hiệu biểu hiên hai bên đều nghiêm túc duy tri công việc. Đồng thời, việc khoả sát cần được tiến hành trước khi thoả thuận cuối cùng được kí kết

Ba lĩnh vực chính cần được khoả sát đó là :Thương mại, tài chính và pháp luật và một số vấn đề phụ khác. Kêt thúc giai đoạn này, ngân hàng mua lại sẽ có một bộ thông tin đấy đủ thống nhất về ngân hàng mục tiêu phục vụ cho các yêu cầu sau:

+ Đánh giá đúng thực trạng trên tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng mục tiêu thấy được cách thức vận hành, phương thức hoạt động để thấy được ưu điển cần phát huy và những yếu điểm cần cải tổ lại.

+ Kiểm tra xem ngân hàng mục tiêu có báo cáo đúng với thực trạng của họ đã nêu không?

+ Kiểm tra lại sự đáp ứng của ngân hàng mục tiêu với chiến lược và kế hoạch sáp nhập. Thấy được nguồn lực vốn có của mục tiêu và các nguồn lực tiềm năng cho sự cộng lực xuất hiện sau khi thực hiện sáp nhập.

+ Thấy được các vấn đề cần thực hiên sau mua bán, sáp nhập để ngân hàng mới hoạt động thành công hơn.

+ Việc khảo sát toàn diện sẽ cung cấp nguồn dữ liệu đầu vào cho hoạt động đinh giá trong thương vu M&A ngân hàng.

4.1.6 Định giá:

Sau khi thu thập được đầy đủ các thông tin từ bên ngoài cũng như từ cuộc khảo sát toàn diện vừa qua, ngân hàng chào mua bước vào một giai đoạn quan trọng đó là định giá. Cái đích của việc định giá là xác định mức giá sẽ trả cho mỗi cổ đông để có được ngân

sức quan trọng. Nó quyết định việc liệu ngân hàng có bỏ ra một lượng tiền quá lớn để có được đối thủ trong khi lợi ích từ thương vụ này lại không được bao nhiêu hay không? Định giá quá cao sẽ dẫn đến phần lợi ích có được từ thương vụ mua lai sẽ chuyển cho các cổ đông của ngân hàng bán, còn nếu định giá quá thấp thì thương vụ này không thành công. Nhìn chung thì việc định giá bao gồm những nội dung sau:

+ Xác định giá trị ngân hàng bị mua lại dưới góc độ của một thực thể độc lập + Xác định những giá trị tăng thêm có được từ thương vụ M&A

+ Xác định mức giá sẽ trả cho mỗi cổ đông bên bán.

Một nội dung khác cũng cần được xác định trong khâu đoạn này đó là xác định nguồn tài trợ vốn cho việc sáp nhập, từ vay nợ hay huy động vốn chủ sở hữu, phương thức thanh toán cho các cổ đông bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu hay kết hợp cả hai và các cách thức xử lý kế toán thương vụ mua bán.

Một phần của tài liệu m&a ngân hàng việt nam (Trang 26 - 27)