Để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án việc có được nguồn thông tin đáng tin cậy, chính xác và kịp thời là yêu cầu hết sức quan trọng. Nhằm nâng cao chất lượng thông tin, tiết kiệm thời gian và chi phí, Ngân hàng cần áp dụng các giải pháp hướng tới hệ thống hóa quy trình thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Trong giai đoạn trước mắt, Ngân hàng có thể thực hiện một số giải pháp như sau nhằm góp phần xây dựng hệ thống thông tin hoàn thiện:
- Đẩy mạnh thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: Hồ sơ dự án, phỏng vấn trực tiếp khách hàng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ khảo sát thực tế trên thị trường, hay từ nguồn cung cấp của một số cơ quan quản lý chức năng. Bên cạnh nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định cần đẩy mạnh việc thu thập và sử dụng các thông tin tham chiếu có tính khách quan từ các nguồn chính sau đây:
88
+ Thông tin nội bộ Ngân hàng: Đây là nguồn cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và không tốn kém chi phí. Các thông tin có thể thu nhập được như thông tin liên quan đến khách hàng đã có quan hệ với Ngân hàng, thông tin liên quan đến lĩnh vực dự án cho vay hoạt động đã được Ngân hàng tài trợ trước đó, thông tin về môi trường kinh tế, xã hội.
+ Thông tin từ các đối tượng bên ngoài: Thông tin qua các phương tiện truyền thông, thông tin từ các bộ, ngành cơ quan liên quan (như Tổng cục Thống kê, Bộ kế hoạch và đầu tư, các Sở kế hoạch và đầu tư, NHNN, cơ quan thuế, kiểm toán và các bộ ngành quản lý), thông tin từ các tổ chức tín dụng khác, đặc biệt là từ các công ty, đơn vị chuyên về điều tra và cung cấp số liệu. Các thông tin có thể thu thập được từ nguồn này tập trung vào thông tin tổng quan về kinh tế xã hội như các định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, những quy định của nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư cũng như thông tin về thị trường như mức cung, cầu về sản phẩm cùng loại, thông tin về giá cả, dự báo thị trường trong nước và quốc tế.
+ Thông tin có được do cán bộ thẩm định đi khảo sát thực tế: Nguồn thông tin này thường có chi phí khá cao. Khi cần thiết cán bộ thẩm định có thể đi khảo sát thực tế cơ sở sản xuất kinh doanh, hiện trạng thực hiện dự án của doanh nghiệp, hoặc các dự án tương tự, tìm hiểu và phỏng vấn các bên liên quan như các nhà thầu, nhà tài trợ, nhà cung cấp nhằm thu thập những thông tin cụ thể có liên quan trực tiếp đến dự án.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thống nhất toàn hệ thống Ngân hàng: Trên cơ sở các quy trình, quy chế và các mẫu chuẩn, cần thiết phải xây dựng hệ cơ sở dữ liệu thông tin thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng. Cơ sở dữ liệu bao gồm danh mục khách hàng đã và đang có quan hệ với Ngân hàng, cập nhật kịp thời mọi biến động của khách hàng từ lịch sử hoạt động đến các chiến lược hoạt động, từ con người đến tài sản và các giải pháp của doanh nghiệp, cập nhật các thông tin thị trường nói chung cũng như trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cập nhật các biến động kinh tế xã hội trong nước cũng như quốc tế... Mạng lưới thông tin phải kết hợp chặt chẽ từ trung ương đến chi nhánh nhằm đảm bảo thông tin được cung cấp nhanh chóng kịp thời, đầy đủ, chính xác khi cần thiết.
Để xây được cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ và toàn diện nhất, Ngân hàng cần ban hành quy chế trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chịu
89
trách nhiệm cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu. Trong đó Bộ phận Pháp chế chịu trách nhiệm cập nhật những quy trình, quy chế của Ngân hàng, các văn bản pháp lý có liên quan; Phòng ban nghiệp vụ tại các đơn vị kinh doanh cung cấp thông tin, cập nhât tình hình khách hàng tại đơn vị mình quản lý; Phòng thẩm định tín dụng làm đầu mối thực hiện công tác phân tích, tổng hợp thông tin khách hàng. Các nội dung khác Trung tâm thông tin sẽ chịu trách nhiệm đầu mối thực hiện.
- Xây dựng quy chế công bố và bảo mật thông tin: Việc cung cấp thông tin nhanh chóng, thuận tiện có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động trong Ngân hàng, song bên cạnh đó cần lưu tâm tới vấn đề bảo mật thông tin khách hàng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của Ngân hàng. Do đó, hệ cơ sở dữ liệu phải được phân quyền truy cập nhằm cung cấp thông tin đến đúng đối tượng phục vụ quá trình thẩm định, đồng thời bảm đảo tính bảo mật thông tin cho khác khàng. Đồng thời Ngân hàng cần ban hành quy chế, các chính sách về công bố và bảo mật thông tin với các hình thức xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ Ngân hàng theo hai hướng:
+ Nâng cao trình độ Công nghệ thông tin của cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý của Ngân hàng, giúp họ có khả năng chủ động định hướng, lựa chọn những công nghệ mới nhất cho Ngân hàng.
+ Bồi dưỡng kiến thức về kinh tế, nghiệp vụ ngân hàng cho các chuyên viên Công nghệ thông tin trong Ngân hàng để có thể ứng dụng phù hợp những những công nghệ hiện đại cho Ngân hàng.