của NHTMCP Tiên Phong
2.2.1.1. Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Như đã giới thiệu, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong xây dựng theo mô hình quản lý tập trung, trong đó các phòng ban chức năng của Hội sở được tổ chức phân cấp ngành dọc hỗ trợ và quản lý tập trung nghiệp vụ đối với các chi nhánh, các đơn vị kinh doanh. Với mô hình tổ chức như vậy, Ngân hàng Tiên Phong thực hiện việc thẩm định và xét duyệt tín dụng tập trung có phân quyền. Các chi nhánh, các đơn vị kinh doanh của Ngân hàng được phân quyền một hạn mức phán quyết tín dụng nhất định. Tại các chi nhánh không thành lập bộ phận thẩm định, công tác thẩm định do cán bộ tín dụng trực tiếp thực hiện trước khi đưa ra đề xuất tín dụng. Với các khoản vay vượt quá thẩm quyền phán quyết của lãnh đạo chi nhánh, hồ sơ vay vốn sẽ được tái thẩm định và phê duyệt tại Hội sở chính. Công tác tái thẩm định được thực hiện tập trung tại Phòng thẩm định tín dụng tại Hội sở chính của ngân hàng. Nhiệm vụ của Phòng thẩm định tín dụng là tiến hành tái thẩm định một cách độc lập và khách quan hồ sơ tín dụng của khách hàng vượt mức phán quyết của lãnh đạo các chi nhánh, các đơn vị kinh doanh trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra giám sát việc phê duyệt và thẩm định hồ sơ tín dụng tại các chi nhánh, đơn vị kinh doanh để đảm bảo thống nhất, tuân thủ trong việc thực hiện các quy định của Ngân hàng.
Đối với các khoản cho vay dự án đầu tư, với quy mô lớn về vốn, thời gian cho vay dài hạn, mức rủi ro cao, tính chất phức tạp của nội dung thẩm định, Ngân hàng quy định hồ sơ vay vốn đều được tái thẩm định một cách chi tiết và chặt chẽ tại Phòng thẩm định tín dụng ở Hội sở chính. Có thể thấy mô hình tổ chức và quy trình thẩm định dự án đầu tư qua lưu đồ sau:
46
Hình 2.3 - Quy trình thẩm định dự án đầu tư – Ngân hàng Tiên Phong
Trình tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng được tiến hành qua các bước chính như sau:
1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án từ khách hàng
Bộ phận thực hiện: Phòng kinh doanh của chi nhánh, đơn vị kinh doanh. Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, cán bộ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự án. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm tìm kiếm, thu thập thông
47
tin từ nhiều nguồn khác nhau để tổng hợp, kiểm chứng và xác nhận độ tin cậy của thông tin trước khi sử dụng cho việc đánh giá khách hàng, thẩm định dự án.
2. Thẩm định dự án, lập tờ trình đề xuất tín dụng
Bộ phận thực hiện: Phòng kinh doanh của chi nhánh, đơn vị kinh doanh. Sau khi thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định dự án đầu tư theo quy trình với đầy đủ nội dung. Trên cơ sở kết quả thẩm định về khách hàng vay vốn và dự án đầu tư, cán bộ tín dụng lập tờ trình đề xuất tín dụng và trình lãnh đạo phòng kinh doanh kiểm soát. Sau khi có phê duyệt của lãnh đạo phòng kinh doanh, tờ trình đề xuất tín dụng cùng hồ sơ dự án được trình lên Lãnh đạo đơn vị kinh doanh. Nếu Lãnh đạo đơn vị kinh doanh đưa ra ý kiến đồng ý cấp tín dụng, toàn bộ hồ sơ được chuyển tới Phòng thẩm định tín dụng để tiến hành tái thẩm định và phê duyệt tại Hội sở chính.
3. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, tờ trình đề xuất tín dụng từ phòng kinh doanh của chi nhánh, đơn vị kinh doanh
Bộ phận thực hiện: Phòng thẩm định tín dụng tại Hội sở chính.
Cán bộ thẩm định tín dụng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ dự án, kiểm tra nội dung của tờ trình đề xuất tín dụng, cập nhật thông tin vào sổ theo dõi xét duyệt tín dụng. Nếu hồ sơ vay vốn chưa có đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại cho đơn vị kinh doanh để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ.
4. Tái thẩm định dự án đầu tư, lập Báo cáo thẩm định
Bộ phận thực hiện: Phòng thẩm định tín dụng tại Hội sở chính
Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu, cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, tái thẩm định dự án đầu tư một cách độc lập và khách quan. Nếu cần thiết, cán bộ thẩm định có thể yêu cầu cá n b ộ tín dụ n g bổ sung thêm thông tin, tài liệu hoặc thu xếp khảo sát thực tế.
Cán bộ thẩm định tín dụng lập báo cáo thẩm định dự án trình Trưởng phòng thẩm định xem xét. Trưởng Phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung. Báo cáo thẩm định và hồ sơ dự án sau đó được trình lên thẳng Cấp phê duyệt tín dụng.
48
2.2.1.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Trước khi thực hiện thẩm định tài chính dự án, Ngân hàng thường tiến hành thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Nếu thấy doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh và đang hoạt động tốt trên thị trường, hoặc doanh nghiệp thoả mãn đầy đủ các yêu cầu do Ngân hàng đề ra thì Ngân hàng sẽ tiếp tục tiến hành thẩm định dự án. Công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng bao gồm những nội dung chính sau đây:
Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng và dự án
Khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng, Ngân hàng tiến hành xác minh lại tính chính xác của các nguồn thông tin do khách hàng cung cấp. Để làm được điều này, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định có thể đến trực tiếp doanh nghiệp để xác minh địa điểm cơ sở nơi đầu tư dự án, khảo sát thực trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị của doanh nghiệp… Ngoài ra, cán bộ thực hiện thẩm định cũng tiến hành thu thập các nguồn thông tin bổ sung, các tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau để phục vụ cho quá trình thẩm định như: Đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu của thị trường đối với sản phẩm dự kiến của dự án; tìm hiểu từ các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự, tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các cơ quan quản lý Nhà nước… Với các thông tin thu thập được, xem xét dự án trên các phương diện về mục tiêu của dự án, về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án; khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, nhận xét các phương diện kỹ thuật, phương diện tổ chức quản lý thực hiện dự án,… từ đó hỗ trợ cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án và khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp đối với Ngân hàng. Việc xác định hiệu quả tài chính dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu của cán bộ thẩm định, từ những kết quả phân tích đó lượng hoá thành những giả định phục vụ trực tiếp cho các quá trình tiếp theo của công tác thẩm định đối với các dự án đầu tư.
49
Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, Ngân hàng căn cứ vào dự toán do khách hàng cung cấp và tiến hành tính toán lại tổng mức vốn đầu tư ban đầu, bao gồm: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn dự phòng. Việc tính toán được thực hiện đối với từng bộ phận vốn đầu tư và dựa trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp so sánh các chỉ tiêu, định mức vốn, phương pháp cộng chi phí. Vốn cố định là vốn đầu tư mua sắm thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng cho dự án. Đối với các dự án phức tạp, cán bộ Ngân hàng tiến hành thẩm định vốn đầu tư của từng hạng mục riêng trên cơ sở so sánh tính toán của chủ đầu tư với suất đầu tư từ các dự án tương tự cũng như so với định mức theo quy định hiện hành. Vốn lưu động được xác định căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án có so sánh với doanh nghiệp cùng ngành nghề, mức vốn lưu động tự có của doanh nghiệp và phí vốn lưu động hàng năm. Vốn dự phòng tính toán trên cơ sở tham khảo các dự án cùng loại để dự tính thay đổi trong tổng vốn đầu tư do yếu tố trượt giá, biến động giá và các phát sinh trong quá trình xây dựng. Trên cơ sở xác định mức vốn đầu tư của từng hạng mục, phương pháp cộng chi phí được sử dụng để xác định thổng mức đầu tư của toàn bộ dự án.
Ngân hàng tiến hành đánh giá tiến độ thực hiện dự án, từ đó xác định nhu cầu vốn cho từng giai đoạn để làm cơ sở cho việc giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian trả nợ của doanh nghiệp vay vốn đầu tư dự án. Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định kiểm tra lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn chủ sở hữu, chi phí vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Dựa vào những tính toán trên, cán bộ thẩm định tiến hành tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí sửa chữa tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định trích hàng năm, nợ phải trả của chủ đầu tư dự án trong những giai đoạn nhất định của quá trình đầu tư.
Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án
Để dự tính doanh thu và chi phí của dự án, Ngân hàng tiến hành thẩm định các nội dung sau:
Thẩm định yếu tố đầu vào và chi phí của dự án: Trên cơ sở hồ sơ dự án và những đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, cán bộ thẩm định đánh giá nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất hàng năm, dự tính
50
những biến động về giá mua – giá bán trong thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào, dự tính tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu,… từ đó xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp cho dự án.
Thị trường đầu ra, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án: Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là những nhân tố giữ vai trò hết sức quan trọng và quyết định đến sự thành bại của dự án. Cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá về phương diện này với các nội dung: đánh giá về mặt thị trường - điểm mạnh cũng như điểm yếu của sản phẩm trên thị trường; khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; những thách thức trong cạnh tranh của sản phẩm đầu ra của dự án; … Trên cơ sở những đánh giá này, đưa ra phương án tiêu thụ sản phẩm, tính toán doanh thu dự kiến hàng năm. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng xem xét các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với các dự án, từ đó xác định lợi nhuận sau thuế của dự án.
Khi dự báo doanh thu và chi phí hàng năm của dự án, phương pháp so sánh các chỉ tiêu và dựa trên định mức cũng được cán bộ thẩm định vận dụng để đánh giá tính hợp lý, đầy đủ của các khoản mục này.
Xác định dòng tiền, lãi suất chiết khấu, tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định dự tính và thiết lập bảng dự kiến dòng tiền hàng năm thu được từ dự án, tính toán các chỉ tiêu tài chính đặc trưng làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay của chủ đầu tư đối với Ngân hàng: Giá trị hiện tại ròng NPV, lãi suất hoàn vốn IRR, chỉ số doanh lợi PI, thời gian hoàn vốn PP của dự án. Thông thường Ngân hàng sử dụng lãi suất chiết khấu để quy đổi dòng tiền trong tương lai về giá trị hiện tại chính bằng lãi suất cho vay dự án. Bên cạnh đó, tuỳ theo đặc điểm, yêu cầu của từng dự án cụ thể, cán bộ thẩm định tính toán thêm các chỉ tiêu khác như: Khả năng tái tạo ngoại tệ; khả năng tạo công ăn việc làm; khả năng đổi mới công nghệ của dự án; đào tạo nguồn nhân lực. Với kết quả tính toán được, cán bộ thẩm định đưa ra kết luận về tính khả thi, về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Từ đó, Ngân hàng tiến hành xác định nguồn trả nợ, thời gian trả nợ của khách hàng vay vốn dựa trên các thông số đã phân tích ở trên.
51
Thời gian hoạt động của dự án thường là trung và dài hạn nên có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của dự án, đặc biệt là các rủi ro như: Rủi ro thị trường, rủi ro về thu nhập, rủi ro trong thanh toán, rủi ro cung cấp, rủi ro môi trường và xã hội, rủi ro về lạm phát… Trong quá trình phân tích hiệu quả tài chính dự án, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu NPV, IRR bằng cách đưa ra các giả thiết thay đổi sản lượng, đơn giá bán, tăng chi phí sản xuất… để đo lường mức độ rủi ro của dự án. Trên cơ sở so sánh lợi ích với mức độ rủi ro dự án mang lại Ngân hàng ra quyết định có tài trợ cho dự án hay không. Bên cạnh đó, đo lường rủi ro cũng như xác định các nhân tố có tác động lớn nhất tới hiệu quả dự án cho phép Ngân hàng có các biện pháp dự phòng rủi ro.
Sau khi tiến hành thẩm định theo những nội dung trên, Báo cáo thẩm định được lập dưới dạng tài liệu văn bản trong đó nêu cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá dự án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị vay vốn của khách hàng.
2.2.1.3. Thực tế thẩm định tài chính một dự án cụ thể tại NHTMCP Tiên Phong
Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại NHTMCP Tiên Phong có thể được thấy rõ hơn qua việc nghiên cứu cụ thể việc thẩm định một dự án điển hình tại Phòng thẩm định tín dụng của Ngân hàng như sau:
Giới thiệu dự án
- Tên dự án: Dự án xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê Minh Việt. - Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Quốc tế Minh Việt
- Địa điểm: Lô Cr3-2,Khu A, Đô thị mới Nam thành phố, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
- Thiết kế: Một Block gồm 14 tầng, 01 tầng hầm, 01 tầng kỹ thuật. Tổng diện tích xây dựng 8,629.05 m2. Diện tích sàn xây dựng 6,724.34 m2.
- Thời gian hoạt động của dự án: Dự án dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2011, thời gian hoạt động là 34 năm.
52
- Phương án tài trợ vốn đầu tư: Từ vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng, trong đó vốn tự có chiếm 56%, vốn vay chiếm 44%
Nội dung thẩm định tài chính dự án
Cán bộ thẩm định thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng và dự án, đánh giá tư cách pháp lý, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng