Portal doanh nghiệp (Enterprise Intranet Porral – EIP) là các Portal đƣợc thiết kế dành cho các doanh nghiệp mong muốn xây dựng đƣợc mối quan hệ chặt chẽ với cả nhân viên, khách hàng, đối tác của doanh nghiệp. Quan hệ không chỉ gói gọn trong quan hệ hai chiều giữa hai bên mà còn bao gồm cả tiến trình xử lý và các hoạt động quản lý của doanh nghiệp. EIP cũng hợp nhất các quá trình, các tiến trình công việc, sự cộng tác, quản lý nội dung, sƣu tập và lƣu trữ dữ liệu, các ứng dụng của công ty và các giải pháp doanh nghiệp thông minh. EIP cho phép nhân viên có thể truy cập vào nhiều Portal khác nhau. Sự kết hợp giữa các Portal độc lập hoặc nhóm thành một giải pháp Portal cố kết đƣợc gọi là Federated Portal. EIP cũng cho phép truy cập đến các nội dung đƣợc cung cấp từ bên ngoài bởi những ngƣời không phải là nhân viên của công ty.
3.3.2.3. Portal thương mại
Portal thƣơng mại mở rộng quan hệ của doanh nghiệp tới khách hàng cũng nhƣ các đối tác và nhà cung cấp. Cổng thƣơng mại điện tử thiết lập các chợ ảo cung cấp các dịch vụ thƣơng mại liên quan đến cộng đồng ngƣời mua, ngƣời bán và cả ngƣời tạo thị trƣờng trên mạng. Nó cho phép liên kết trực tuyến ngƣời mua với ngƣời bán bằng việc cung cấp các tin kinh doanh.
3.3.2.4. Portal cá nhân
Portal cá nhân là một xu hƣớng mới ở Việt Nam và trên thế giới.
- Portal di động: các Portal này phục vụ việc truy cập web thông qua các thiết bị điện thoại di động, PDA không dây, máy nhắn tin... Loại Portal này
đang ngày càng trở nên phổ biến và rất quan trọng cho khách hàng cũng nhƣ nhân viên để có thể lấy đƣợc các thông tin về dịch vụ, sản phẩm, giá cả.
- Portal truy cập thông qua các thiết bị nhƣ TV, thiết bị gắn trên xe hơi...
3.4. Tình hình ứng dụng Portal của các Cơ quan ở Việt Nam
3.4.1. Về đánh giá mức độ cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Website/Portal: trên Website/Portal:
Việc cung cấp thông tin lên Website/Portal, công tác kiểm tra đánh giá đƣợc thực hiện trên Website/Portal chính thức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Đối với dịch vụ công trực tuyến, công tác kiểm tra đƣợc thực hiện đối với tất cả các dịch vụ đƣợc cung cấp trên Website/Portal chính thức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và Website/Portal của các cơ quan thuộc, trực thuộc (tổng cục, cục, sở, ban ngành, quận, huyện). Công tác kiểm tra, đánh giá Website/Portal thực tế đƣợc thực hiện đồng bộ trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 02 năm 2012. Công tác khảo sát, đánh giá việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Website/Portal của cơ quan nhà nƣớc năm 2011 tiếp tục tập trung theo hƣớng lấy ngƣời dân làm trung tâm: đề cao tính thuận tiện, dễ tìm, dễ sử dụng và thuận lợi cho tất cả mọi ngƣời sử dụng. Bên cạnh đó năm 2011, công tác đánh giá Website/Portal có mở rộng kiểm tra đánh giá đối với việc đảm bảo an toàn thông tin đối với hệ thống và đối với thông tin cá nhân của ngƣời dân và doanh nghiệp khi tham gia dịch vụ công trực tuyến và công tác tổ chức quản trị Website/Portal.
Mức độ cung cấp thông tin đƣợc kiểm tra, đánh giá trên Website/Portal của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Tiêu chí đánh giá về cung cấp thông tin đƣợc xác định theo các quy định của Luật Công nghệ thông tin, Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của
Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc và bổ sung một số tiêu chí đánh giá về việc đảm bảo an toàn thông tin cá nhân và tính thuận tiện cho ngƣời sử dụng khi khai thác và trao đổi thông tin với các cơ quan nhà nƣớc. Mức độ cung cấp thông tin và tổ chức quản lý Website/Portal đƣợc đánh giá theo 15 tiêu chí chính là: (1) Thông tin giới thiệu của cơ quan và của từng đơn vị trực thuộc; (2) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính có liên quan; (3) Đăng tải Công báo điện tử bao gồm những thông tin: số công báo, ngày ban hành, danh mục văn bản đăng trong công báo và trích yếu nội dung đối với mỗi văn bản; (4) Thông tin về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; (5) Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch chuyên ngành; (6) Thông tin về dự án, hạng mục đầu tƣ, đấu thầu, mua sắm công; (7) Thông tin về chƣơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học; (8) Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân; (9) Thông tin quản lý, chỉ đạo, điều hành; (10) Thông tin thống kê chuyên ngành; (11) Thông tin tiếng nƣớc ngoài (tiếng Anh hoặc tiếng khác); (12) Chức năng hỗ trợ khai thác thông tin; (13) Cập nhật đầy đủ và kịp thời thông tin; (14) Đảm bảo an toàn thông tin và (15) Công tác tổ chức quản trị trang thông tin điện tử.
Dịch vụ công trực tuyến đƣợc kiểm tra, đánh giá trên Website/Portal của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Website/Portal của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các cơ quan chuyên môn trực thuộc, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Việc đánh giá về cung cấp dịch vụ công trực tuyến chú trọng tới tính thuận tiện và hiệu quả xử lý.
Bên cạnh 2 nội dung chính, mức độ truy cập Website/Portal cũng đƣợc đánh giá dựa trên số truy cập trên toàn thế giới do Alexa cung cấp.
3.4.2. Về đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin:
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin đƣợc đánh giá xếp hạng trên cơ sở khai báo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và đối chiếu với số liệu Cục Ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi qua báo cáo của các đơn vị gửi Bộ Thông tin và Truyền thông trong năm 2011.
Mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng năm 2011 đƣợc đánh giá theo 4 nhóm tiêu chí là:
Hạ tầng kỹ thuật CNTT, Triển khai ứng dụng CNTT, Xây dựng cơ chế chính sách và quy định cho ứng dụng CNTT và nhân lực cho ứng dụng CNTT. Trong đó, Triển khai ứng dụng CNTT đƣợc đánh giá theo 2 nhóm thành phần là Triển khai ứng dụng nội bộ và Triển khai ứng dụng CNTT phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp (cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Website/Portal của cơ quan nhà nƣớc).
Các tiêu chí đánh giá mức độ triển khai ứng dụng CNTT bám sát theo các quy định của Nhà nƣớc tại các văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng CNTT (Luật Công nghệ thông tin, Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007, Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011,...) và những định hƣớng, mục tiêu của các kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2008-2010 và giai đoạn 2011-2015 (các Quyết định số: 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008, 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009, 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010).
Báo cáo đánh giá Trang/Cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng năm 2011 là thông cáo chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo cáo đồng thời đƣợc gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ
quan nhà nƣớc và phát triển Chính phủ điện tử, góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của Nhà nƣớc.
3.4.3. Kết luận
Về cung cấp thông tin: Website/Portal của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đã ngày càng cung cấp đầy đủ và kịp thời những thông tin chủ yếu theo quy định để phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp. Mặc dù vậy do trong năm 2011, nhiều quy định mới đối với Website/Portal của cơ quan nhà nƣớc đƣợc ban hành, do đó tỉ lệ Website/Portal đạt mức tốt có giảm so với năm 2010.
Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến: So với năm 2010, các cơ quan nhà nƣớc tiếp tục duy trì và xây dựng thêm nhiều dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và mức độ 4. Tuy nhiên số lƣợng ngƣời dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nƣớc còn chƣa cao.
3.5. Xây dựng thử nghiệm cổng thông tin điện tử trƣờng Cao đẳng nghề số 3 nghề số 3
3.5.1. Các chức năng của hệ thống
3.5.1.1. Cá nhân hóa và tùy biến
Thiết lập các thông tin khác nhau cho các đối tƣợng khác nhau theo các yêu cầu khác nhau của ngƣời sử dụng.
Ngƣời sử dụng có khả năng thay đổi màu sắc, giao diện nền, phông chữ hoặc chọn một mẫu hiển thị có sẵn. Việc tùy biến phụ thuộc hoàn toàn về phía ngƣời sử dụng.
Mục tiêu chính của cá nhân hóa là hỗ trợ ngƣời dùng hiện các thông tin theo mong muốn của mình, cho phép thiết lập các thông tin khác nhau, trình bày theo các cách khác nhau, phục vụ cho các loại đối tƣợng sử dụng khác nhau theo các yêu cầu cá nhân nhƣ sở thích, thói quen, yêu cầu đa dạng của ngƣời dùng. Cho phép ngƣời dùng tự định nghĩa các tính năng cá nhân của
riêng mình, nhiển thị các dịch vụ mà ngƣời dùng muốn, cho phép ngƣời dùng cũng có thể tự cấu hình lại giao diện liên quan đến vị trí, màu sắc của các thành phần (nhƣ các trang, các khung, các liên kết…).
3.5.1.2. Đăng nhập một lần, xác thực và phân quyền
Ngƣời sử dụng đăng nhập một lần sau đó truy cập sử dụng các dịch vụ trên cổng thông tin một cách thống nhất.
Áp dụng cơ chế phân quyền truy cập theo vai trò dựa trên quy trình công việc xuyên suốt trong hệ thống cổng lõi và tầng các dịch vụ ứng dụng.
3.5.1.3. Quản lý cổng thông tin và trang thông tin
Cung cấp khả năng quản lý nhiều cổng và trang thông tin hoạt động trong hệ thống:
- Quản trị cổng
- Quản trị kênh thông tin - Quản trị các trang
- Quản trị các module chức năng - Quản trị các mẫu giao diện
- Quản trị các mẫu hiển thị nội dung - Quản trị ngôn ngữ
- Quản trị các quy trình và luồng kiểm duyệt các nội dung thông tin - Thiết lập và quản trị danh sách danh mục nội dung thông tin - Thiết lập và quản trị các loại menu
3.5.1.4. Quản lý cấu hình
Cung cấp khả năng khai báo và điều chỉnh các module nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động bên trong Cổng thông tin:
Cho phép cài đặt/gỡ bỏ các khối chức năng trong khi hệ thống đang hoạt động; các mẫu giao diện; các loại ngôn ngữ; các kiểu hiển thị nội dung; quyền quản trị hệ thống linh hoạt.
Cho phép định nghĩa các quy trình xử lý công việc và xuất bản thông tin. Mỗi module chức năng cho phép cài đặt trên nhiều trang.
Hỗ trợ khả năng định nghĩa và phân quyền theo vai trò.
Hỗ trợ khả năng tìm kiếm Việt/Anh theo chuẩn Unicode TCVN 6909:2001 và tìm kiếm nâng cao.
Có cơ chế quản lý bộ đệm (caching) để tăng tốc độ xử lý, nâng cao hiệu suất xử lý và giảm tải máy chủ ứng dụng.
Hỗ trợ khả năng phân tải và chịu lỗi.
Có cơ chế dự phòng cho hệ thống máy chủ ứng dụng và dự phòng cho máy chủ CSDL (khả năng cài đặt máy chủ chính và máy chủ sao lƣu theo mô hình hệ thống cluster đảm bảo cơ chế cân bằng tải, sao lƣu dữ liệu tức thời giữa các máy chủ chính và máy chủ sao lƣu).
3.5.1.5. Tích hợp các kênh thông tin
Tích hợp đƣợc nhiều kênh thông tin từ các nguồn khác nhau lên cổng thông tin sử dụng các cơ chế tƣơng tác định chuẩn.
Thông qua chức năng tích hợp cung cấp các chức năng khác phục vụ hoạt động xây dựng cổng, tích hợp các thành phần thông tin trình bày trên các màn hình hiển thị thông tin, đồng thời quy định các khu vực thông tin sẽ hiển thị trên mẫu trang.
Định chuẩn cho chức năng tích hợp đối với môi trƣờng Java là Portlet, WSRP và định chuẩn chức năng tích hợp đối với môi trƣờng .NET là WebPart.
3.5.1.6. Chức năng tìm kiếm thông tin
Chức năng này cho phép tìm kiếm thông tin trong một phần hoặc toàn bộ cổng thông tin.
3.5.1.7. Quản trị người sử dụng
Quản trị ngƣời sử dụng cho phép ngƣời sử dụng đăng ký tài khoản hoặc quản trị cấp tài khoản cho ngƣời sử dụng, lƣu trữ các thông tin dƣới dạng hồ sơ ngƣời sử dụng, cấp quyền sử dụng theo vai trò và báo cáo hoạt động của từng ngƣời sử dụng.
3.5.1.8. Thu thập và xuất bản thông tin
Cổng thông tin điện tử chứa thông tin từ các nguồn khác nhau và thông tin này phải đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, do vậy cổng thông tin cần cho phép thay đổi dễ dàng nội dung, đồng thời đƣợc tự động hóa mức cao nhất có thể bằng các công cụ cập nhật đến từng ngƣời dùng cũng nhƣ triển khai thực hiện tự động các dịch vụ thu thập thông tin từ xa.
Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó đƣợc chuẩn hóa và lƣu trữ vào CSDL để sử dụng lại cho các dịch vụ khác. Quá trình thu thập và bóc tách thông tin với các định dạng đã đƣợc qui chuẩn.
3.5.1.9. Sao lưu và phục hồi dữ liệu
Cung cấp công cụ cho ngƣời quản trị thực hiện sao lƣu định kỳ, sao lƣu đột xuất và cho phép phục hồi dữ liệu theo phiên bản đã đƣợc lƣu trữ khi cần thiết hoặc khi có sự cố xảy ra.
3.5.1.10. Nhật ký theo dõi
Lƣu các sự kiện (event log) diễn ra trong toàn bộ hệ thống để phục vụ theo dõi, giám sát và có phƣơng án nhanh nhất khi hệ thống gặp sự cố.
3.5.1.11. An toàn, bảo mật cổng thông tin
Đây là vấn đề sống còn đối với một cổng thông tin điện tử. Các cổng thông tin điện tử cần cung cấp một cơ chế xác thực và kiểm soát ngƣời sử dụng truy cập vào thông tin và các ứng dụng, ngoài ra cung cấp cơ chế lƣu trữ và trao đổi thông tin với các phƣơng pháp khác nhau chẳng hạn nhƣ mã hóa.
Thực hiện các cơ chế xác thực, cấp phép truy cập trên cổng thông tin, đồng thời hỗ trợ cơ chế trao đổi thông tin, dữ liệu đƣợc mã hóa đảm bảo an toàn cho hệ thống cổng thông tin trong quá trình khai thác, vận hành.
3.5.2. Cài đặt lên Google Apps
3.5.2.1. Đăng ký Google App Engine
Để có thể sử dụng các dịch vụ do GAE cung cấp, chúng ta cần đăng ký một tài khoản Google, hoặc chúng ta có thể sử dụng tài khoản Google ( hay Gmail, hoặc các ứng dụng khác…). Sau khi đã có tài khoản, vào trang http://appengine.google.com để đăng nhập.
Với lần đầu tiên đăng nhập vào hệ thống App Engine của Google, chúng ta sẽ đƣợc yêu cầu tạo ứng dụng đầu tiên.
Nhấn vào nút Create Application. Chuyển sang trang xác thực tài khoản. Chọn Quốc gia là Việt Nam.
Nhập số điện thoại chúng ta muốn xác thực. Lƣu ý: số điện thoại phải ghi rõ mã quốc gia.
Nhấn nút Send. Google sẽ gửi mã kích hoạt đến số điện thoại mà chúng ta đăng ký.
Điền đoạn mã mà chúng ta nhận đƣợc vào khung text, nhấn Send, hoàn tất việc xác thực.
Lƣu ý: bƣớc xác thực này chỉ đòi hỏi trong quá trình tạo ứng dụng đầu tiên, các ứng dụng tiếp theo sẽ bỏ qua bƣớc này.
Application Identifier: Nhƣ các chúng ta đã biết, GAE là một PaaS (Platform