Thời gian quá hạn dưới 30
ngày
Thời gian quá hạn trên 30 ngày
0 40 0 -5
2 Tình hình chậm trả lãi Chưa giao dịch dịch
Chưa bao giờ chậm trả
Chưa bao giờ chậm trả trong 2 năm gần đây Đã có lần chậm trả trong 2 năm gần đây 0 40 0 -5 3 Tổng nợ hiện tại Dưới 100 triệu đồng Từ 100 – 500 triệu đồng Từ 500 – 1.000 triệu đồng Trên 1.000 triệu đồng 25 10 5 -5 4 Các dịch vụ sử dụng của VCB Chỉ gửi tiết
kiệm Chỉ sử dụng thẻ Tiết kiệm và thẻ Không có gì
15 5 25 -5
5
Số dư TK tiền gửi và tiết kiệm trung bình tại VCB
(năm trước)
> 500 triệu 100-500 20-100 <20 triệu
40 25 10 0
Tổng -
Sau khi chấm, tiến hành tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng các khách hàng theo bảng dưới đây:
Bảng 2.9: Phân loại khách hàng cá nhân.
Loại Điểm đạt được
A+ >=401 A 351 – 400 A- 301 – 350 B+ 251 – 300 B 201 – 250 B- 151 – 200 C+ 101 – 150 C 51 – 100 C- 0 – 50 D < 0
2.2.5. Các đối tượng không được thực hiện xếp hạng tín dụng.
- Khách hàng cho vay ủy thác
- Khách hàng hoạt động yếu kém, có lịch sử xấu trong giao dịch với tổ chức tín dụng.
2.3. Quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Phương Tây về chính sách tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đến năm 2015. tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đến năm 2015.
2.3.1. Quan điểm.
Việc thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng luôn phải tuân thủ chặt chẽ các qui tắc sau:
- Tuân thủ pháp luật: Không được lợi dụng tài sản và uy tín của NH TMCP Phương Tây vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.
- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ. - Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc Chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: nhằm tạo sự linh hoạt trong hoạt động tín dụng của chi nhánh, dành cho chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tin dụng theo mục tiêu, định hướng kinh doanh từng giai đoạn.
- Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu ( ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước) phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân: nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình.
2.3.2. Mục tiêu.
Lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao. Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro nhưng nó lại là nguồn thu chính của ngân hàng. Chính vì vậy, chỉ có thể hạn chế rủi ro tín dụng bằng cách nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Để làm được điều đó thì công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng phải đáp ứng được những mục tiêu sau:
- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra. Muc tiêu về chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, tăng trưởng tín dụng đạt mức 25 – 30% /năm.
- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả, không đầu tư tràn lan.
- Nâng cao chất lượng của đội ngũ thẩm định. Tăng cường kiểm soát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.
- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
CHƯƠNG 3