Cơ cấu tổ chức.

Một phần của tài liệu ứng dụng các mô hình định lượng đánh giá rủi ro tín dụng tại nhtmcp phương tây (Trang 45 - 48)

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG TÂY

2.1.2.Cơ cấu tổ chức.

Tổ chức hoạt động tín dụng tại NHPT được phân làm ba cấp: Hội sở chính, chi nhánh cấp I, chi nhánh cấp II.

2.1.2.1. Tại hội sở chính. Ủy ban quản lý rủi ro:

Được thành lập nhàm mục đích hỗ trợ cho Hội đồng quản trị trong công tác quản lý rủi ro. Đứng đầu ủy ban là chủ tịch hội đồng quản trị. Các thành viên được phân công phụ trách các phòng quản lý các hoạt động lớn của ngân hàng như phòng Quản lý tín dụng, phòng Phân tích tổng hợp kinh tế, phòng Đề án công nghệ, phòng Vốn…

Nhiệm vụ chính của ủy ban là ban hành các chính sách, các chế độ hoặc đề ra các biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả các loại hình rủi ro khác nhau trong hoạt

động ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất….

Hội đồng tín dụng Trung ương:

Hội đồng tín dụng trung ương được thành lập nhằm hỗ trợ cho Ban điều hành trong việc cung ứng các sản phẩm tín dụng đến khách hàng. Chủ tịch hội đồng là Tổng giám đốc, phó chủ tịch Hội đồng là một phó Tổng giám đốc phụ trách tín dụng, các thành viên là các trưởng phòng Quản lý tín dụng, Đầu tư dự án, Phân tích tổng hợp,…

Nhiệm vụ chính của hội đồng là xem xét các khoản vay vượt quá thẩm quyền phán quyết của giám đốc các chi nhánh.

Phòng quản lý tín dụng:

Phòng quản lý tín dụng thực hiện chủ yếu ba nhiệm vụ: - Theo dõi, quản lý rủi ro tín dụng.

- Hướng dẫn và ban hành các chính sách chế độ liên quan đến hoạt động tín dụng.

- Xây dựng kế hoạch và định hướng các hoạt động tín dụng của ngân hàng trong từng thời kì.

Phòng pháp chế:

Chịu trách nhiệm về việc tư vấn, cung cấp thông tin về tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của ngân hàng Phương Tây.

Phòng quan hệ khách hàng:

Quản lý quan hệ với một số khách hàng trong hệ thống ngân hàng Phương Tây.

2.1.2.2. Tại chi nhánh cấp 1.

Hội đồng tín dụng cơ sở:

Được thành lập nhằm hỗ trợ ban Giám đốc trong việc cung cấp sản phẩm tín dụng đến khách hàng. Chủ tịch hội đồng tín dụng cơ sở là giám đốc chi nhánh. Phó chủ tịch Hội đồng là phó giám đốc chi nhánh phụ trách tín dụng hoặc một phó giám đốc khác do Chủ tịch hội đồng quản trị chỉ định.Các thành viên của hội đồng tín dụng cơ sở là trưởng phòng khách hàng, trưởng phòng tín dụng hoặc các nhân viên khác do Chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm.

Nhiệm vụ chính của hội đồng tín dụng cơ sở là xét duyệt giới hạn tín dụng, hoặc các trường hợp phức tạp thì cần được thẩm định đánh giá lại.

Phòng tín dụng, phòng khách hàng, phòng đầu tư dự án, bộ phận tín dụng tại các phòng giao dịch:

Tùy quy mô hoạt động mà Sở giao dịch, các chi nhánh có thể thành lập riêng các phòng ban. Trong trường hợp chi nhánh chỉ có một phòng tín dụng thì phòng tín dụng chịu trách nhiệm xem xét tất cả các loại hình tín dụng đối với khách hàng.

Cũng do qui mô hoạt động tín dụng tại các phòng giao dịch nhỏ, phạm vi hẹp, vì vậy không tách thành lập riêng phòng tín dụng mà chỉ là một bộ phận trực thuộc sự điều hành trực tiếp của trưởng phòng giao dịch.

2.2.2.3. Tại chi nhánh cấp II.

Tại chi nhánh cấp II thường chỉ có một phòng tín dụng vì vậy phòng tín dụng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các loại hình cho vay đến khách hàng.

Một phần của tài liệu ứng dụng các mô hình định lượng đánh giá rủi ro tín dụng tại nhtmcp phương tây (Trang 45 - 48)