Dạng bài tập có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản:

Một phần của tài liệu Bình giá vẻ đẹp ngôn từ và xây dựng bài tập đọc hiểu giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong bài văn miêu tả lớp 4 (Trang 37 - 39)

Các bước xây dựng bài tập dạng này:

B1: Tìm ra trong đoạn văn các từ ngữ hay, độc đáo hoặc các trường từ có chứa nội dung miêu tả đặc sắc theo chủ đề nhất định.

B2: đặt tên chủ đề hoặc tóm tắt nội dung của ngữ liệu chứa các từ ngữ đó. B3: đặt thành đề bài

B4: xây dựng đáp án Các ví dụ :

VD1: Bài “đôi giầy ba ta màu xanh”:

B1: đôi giầy mới đẹp làm sao! Cổ giầy ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời..phần thân giày có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.

B2: đây là các chi tiết tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta. B3: Đặt thành đề bài:

Hãy tìm các chi tiết trong bài miêu tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.

Đáp án tham khảo:

Trong bài “đôi giày ba ta màu xanh”, tác giả miêu tả đôi giày ba ta thật đẹp, thật đáng yêu. Tác giả đã không kiềm chế được mà thốt lên ngạc nhiên: Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời ngày cuối thu. Phần thân giày có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.

VD2: Bài “Thắng biển”

“Sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào.” B2: Sự đe dọa và cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển. B3: Đặt đề bài:

Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa và tấn công dữ dội của cơn bão biển

Đáp án tham khảo:

Cơn bão biển từ lúc mới hình thành đã bào hiệu trước sự đe dọa đến dữ dội của nó. Đó là khi gió bắt đầu thổi mạnh, khi “khoảng không ầm ĩ cứ lan rộng mãi vào”, biển như muốn “nuốt tươi” con đê mỏng manh...

Không còn là de dọa nữa mà chỉ trong chốc lát, biển trở lên “dữ dội”, “ào lên” tấn công, “sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào”, biển “giận dữ điên cuồng”...

VD3: Bài “Đường đi Sa Pa”

B1: “chênh vênh trên dốc cao”, “đám mây sà xuống ,bồng bềnh huyền ảo”, “thác trắng xóa tựa mây trời”, “rừng cây âm âm”, “hoa chuối đỏ rực”, “ngững chú ngựa gặm cỏ ven đường”

B2: Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên trên con đường đi Sa Pa.

B3: Hãy miêu tả lại vẻ đẹp trên con đường đi Sa Pa mà tác giả đã thấy?

Đáp án tham khảo:

Khung cảnh hai bên đường trên đường đi Sa Pa hiện lên thật đẹp, thật thơ mộng. Khi xe chở tác giả đi chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh, tác giả đã không khỏi ngạc nhiên vui thích trước khung cảnh hiện lên trước mắt. Đó là khi những đám mây trắng nhỏ sà xuống khiến tác giả có cảm giác bồng bềnh, huyền ảo; hay khi xe đi bên những “thác trắng xóa tựa mây trời”, lướt qua những “rừng cây âm âm”, đi qua những “bông hoa chuối đỏ rực”. Đâu đó thấp thoáng bóng dáng của những chú ngựa đủ màu sắc đang thung thăng gặm cỏ ven đường.

B1: “Cánh diều mềm mại như cánh bướm...Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép như gọi thấp xuống những vì sao sớm.”

B2: Tả vẻ đẹp của cánh diều B3: Đặt thành đề bài:

Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

Đáp án tham khảo

Đối với tác giả nói riêng cũng như tất cả trẻ em nói chung, cánh diều dường như luôn mang một vẻ đẹp kì lạ đến khó hiểu. Cánh diều được tác giả so sánh với cánh bướm non “ cánh diều mềm mại như cánh bướm non”. Tiếng sáo diều thì ngân nga “vi vu trầm bổng”, trên bầu trời biết bao cánh diều và biết bao loại sáo. Nào là sáo đơn, sáo kép rồi sáo bè... những âm thanh của những loại sáo ấy dường như đang gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Một phần của tài liệu Bình giá vẻ đẹp ngôn từ và xây dựng bài tập đọc hiểu giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong bài văn miêu tả lớp 4 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w