Xác định các thông số của quá trình chiết đất hiếm

Một phần của tài liệu chiết tách một số nguyên tố đất hiếm bằng triphenylphothin oxit (tppo) từ môi trường axit nitric (Trang 27 - 29)

Hệ số phân bố D của NTĐH

Trong dung dịch lý tưởng, không có sự liên hợp hoặc phân ly, các pha không trộn lẫn vào nhau và chất tan không phản ứng với dung môi, lúc đó

Vì thế hệ số phân bố D của NTĐH được xác định bằng tỉ số nồng độ NTĐH giữa pha hữu cơ và pha nước ở thời điểm cân bằng. Nồng độ NTĐH được xác định bằng phương pháp phân tích thể tích vừa nêu.

Hệ số tách hay hệ số phân chia

Đây là đại lượng đặc trưng quan trọng nhất của quá trình chiết phân chia hai nguyên tố đất hiếm ra khỏi nhau. Khả năng phân chia của hai NTĐH 1 và 2 được xác định bằng tỉ số giữa hệ số phân bố D1 của NTĐH được chiết nhiều và hệ số phân bố D2 của NTĐH được chiết ít hơn

2 1 D D  

Nếu  càng lớn càng dễ tách 2 NTĐH trên ra khỏi nhau. Số bậc cần chiết giảm rất có lợi vì làm tăng năng suất của một đơn vị thể tích thiết bị, làm giảm chi phí hóa chất và năng lượng...

Xác định dung lượng chiết

Dung lượng chiết của pha hữu cơ được xác định qua đường đẳng nhiệt chiết của hệ. Để xây dựng đường đẳng nhiệt chiết, tiến hành thí nghiệm sau:

Pha các dung dịch nước ban đầu có thành phần giống nhau (nồng độ axit, ...) nhưng có nồng độ NTĐH tăng dần. Pha hữu cơ giống nhau trong mọi thí nghiệm. Quá trình chiết được tiến hành ở cùng điều kiện: tỉ lệ thể tích 2 pha, thời gian chiết, nhiệt độ, ... Xác định nồng độ NTĐH ở pha nước và dung dịch giải chiết từ pha hữu cơ. Xây dựng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nồng độ NTĐH ở pha hữu cơ và pha nước. Đoạn đồ thị nằm ngang so với trục hoành tương ứng với đường bão hoà NTĐH trong pha hữu cơ và được gọi là dung lượng chiết của pha hữu cơ.

Kết luận:

Đã trình bày các tiêu chuẩn về hóa chất đã sử dụng trong các thí nghiệm, cách pha chế các dung dịch, các phương pháp nghiên cứu, phương pháp tiến hành thí nghiệm, phương pháp phân tích và kiểm tra sản phẩm

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Chiết là một phương pháp chủ yếu thu nhận các nguyên tố đất hiếm (NTĐH) riêng rẽ vì dễ tự động hóa, dễ triển khai mở rộng sản xuất và hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay trong công nghệ chiết tồn tại hai xu hướng. Xu hướng thứ nhất là tổng hợp và nghiên cứu các tác nhân mới. Xu hướng thứ hai là xác định các điều kiện thích hợp để sử dụng các tác nhân chiết truyền thống. Không nằm ngoài xu hướng đó trong thời gian qua chúng tôi đã tập trung nghiên cứu các hệ chiết có sử dụng tác nhân chiết mới và các tác nhân chiết truyền thống ở những điều kiện chiết thích hợp để phân chia, làm sạch các NTĐH.

Trong công nghệ phân chia các NTĐH bằng phương pháp chiết với dung môi hữu cơ, TBP và HDEHP là những tác nhân chiết được sử dụng khá nhiều. Bản luận văn này chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu chiết, phân chia Nd và Y từ môi trường axit nitric bằng Triphenylphotphin oxit với mục đích tìm ra các điều kiện chiết tối ưu các phức đất hiếm để xem xét khả năng ứng dụng trong công nghệ chiết, phân chia , làm sạch Y từ hỗn hợp Nd và Y từ môi trường axit nitric bằng tác nhân chiết TPPO chưa được nghiên cứu rộng rãi.

Sau đây chúng tôi lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu đã nhận được.

Một phần của tài liệu chiết tách một số nguyên tố đất hiếm bằng triphenylphothin oxit (tppo) từ môi trường axit nitric (Trang 27 - 29)