Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Marketing:

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing đặc thù trong ngân hàng (Trang 28 - 30)

III. HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TECHCOMBANK

2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Marketing:

Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị marketing

Các nhiệm vụ chức năng của các bộ phận trong bộ máy quản trị marketing:

1. Bộ phận điều tra thị trường:Theo dõi hàng ngày qua các phương tiện thông tin đại chúng sự vận động của thị trường và các hoạt động của đối thủ cạnh tranh trong và ngoài ngành để đưa ra các kiến nghị với ban lãnh đạo và các phòng ban Hội sở về các biện pháp phản ứng/đối phó với các sự kiện, hoạt động dự báo sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho Techcombank. Thực hiện các hoạt động điều tra thị trường định kỳ và không định kỳ, các phân đoạn khách hàng tiềm năng và hiện tại để hiểu biết nhu cầu khách hàng về sản phẩm mới, mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng phục vụ và các sản phẩm hiện tại, sự nhận biết và ưa chuộng với thương hiệu Techcombank.

2.Ban phát triển sản phẩm: Theo dõi hoạt động của thị trường ngân hàng trong và ngoài nước, các xu hướng vận động và phát triển của các đối thủ cạnh tranh, tiến hành các hoạt động điều tra, thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm mới để đề ra kế hoạch phát triển các sản phẩm mới có thể áp dụng vào Techcombank. Lập quy trình và phương án triển khai đối với các sản phẩm mới trong hệ thống Techcombank. Đánh giá hiệu quả của việc triển khai sản phẩm mới. Không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng các sản phẩm đang lưu hành và huỷ bỏ các sản phẩm không còn hấp dẫn với khách hàng. Làm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện về lĩnh vực phát triển sản phẩm theo yêu cầu của ban lãnh đạo ngân hàng.

3. Bộ phận quảng cáo, khuyến mại: Thực hiện các kế hoạch và hoạt động quảng cáo, khuyến mại định kỳ và không định kỳ để nâng cao sự nhận biết và ưa chuộng của công chúng và khách hàng mục tiêu với các sản phẩm, thương hiệu, hình ảnh của Techcombank.

...

Trưởng phòng

TB-Chăm sóc KH CV-Điều tra TT CV-Quan hệ ĐC TB-Phát triển SP Phó phòng

4. Bộ phận quan hệ công chúng: Thực hiện các kế hoạch và hoạt động đưa tin trên báo chí định kỳ và không định kỳ để thông tin kịp thời cho các phương tiện truyền thông về tình hình hoạt động/phát triển, các sự kiện nổi bật của Techcombank để tạo ra hình ảnh và dư luận thuận lợi, nâng cao uy tín cho ngân hàng trong công chúng. Thực hiện các hoạt động phản ứng kịp thời với các dư luận/tin xấu, không có lợi cho Techcombank để làm giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín và hoạt động của ngân hàng.

5.Ban chăm sóc khách hàng(Ban dịch vụ khách hàng): Xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch ngân sách và hoạt động chăm sóc khách hàng như chúc mừng sinh nhât, ngày thành lập công ty, tài trợ các hoạt động văn hoá, thể thao...duy trì quan hệ và tăng sự thiện cảm của khách hàng. Chú trọng việc xây dựng các chương trình chăm sóc và vận động khách hàng gửi tiết kiệm tại Techcombank mua cổ phần để tăng vốn điều lệ cho ngân hàng. Xây dựng và triển khai thực hiện trên toàn hệ thống Techcombank các quy trình nhận, xem xét, trả lời kịp thời thư góp ý, khiếu nại của khách hàng để xây dựng quan hệ mật thiết và nâng cao sự hài lòng của khách hàng, qua đó nâng cao hình ảnh và uy tín của Techcombank.

6. Bộ phận quản lý thương hiệu: Xây dựng, triển khai thực hiện các quy định về sử dụng thiết kế tên và biểu tượng của Techcombank trên các văn bản, ấn phẩm, công văn giấy tờ... đảm bảo tính thống nhất, và dễ nhận cao của Techcombank tại mọi nơi, mọi lúc qua đó góp phần tạo nên thương hiệu và bản sắc chuyên nghiệp của Techcombank trong công chúng và khách hàng.Tham gia phối hợp trong các công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến bản sắc thương hiệu Techcombank như thiết kế bàn quầy, phối cảnh trang trí quầy giao dịch, thùng thư góp ý... để đảm bảo chúng thể hiện các giá trị và bản sắc của thương hiệu Techcombank.

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing đặc thù trong ngân hàng (Trang 28 - 30)