Tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán

Một phần của tài liệu Slide bài giảng Tài chính quốc tế (Trang 32 - 35)

Các hoạt động,các nghiệp vụ và dịch vụ của các tổ chức trên, cuối cùng được thể hiện bằng các khoản thu, chi ngoại tệ trong Cán cân vãng lai của quốc gia.

Chương 1:Tổng quan về TCQT

1.2.2.4. Hoạt động tài chính của các tổ chức Tài chính – Tín dụng quốc tế: – Tín dụng quốc tế:

Các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế, được thành lập trên cơ sở đồng thuận của một số quốc gia trong khu vực, hoặc toàn cầu. Mục tiêu công khai là hợp tác trợ giúp các quốc gia thành viên về các lĩnh vực tài chính, tín dụng, tiền tệ…

Những tổ chức Tài chính – Tín dụng Quốc tế lớn

có ảnh hưởng trên toàn cầu: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế Giới (WB), Ngân Hàng Phát triển Châu Á (ADB)…

Chương 1:Tổng quan về TCQT

*Các nước thành viên của các tổ chức trên phải đóng góp một khoản nhất định vào vốn điều lệ và các lệ phí

hoạt động thường niên theo qui định.

* Quyền lợi được hưởng từ hoạt động tín dụng, trợ giúp về kinh tế - xã hội, cung cấp các dịch vụ tài chính – tiền tệ khác… là rất đáng kể.

Đặc biệt đối với các quốc gia chậm phát triển thì các

khoản trợ giúp của các tổ chức Tài chính – tín dụng quốc tế được coi là trợ lực quan trọng của quốc gia.

Các tổ chức Tài chính – Tín dụng quốc tế, đã có sự đóng góp không nhỏ vào việc cải thiện quan hệ Tài chính quốc tế của nhiều quốc gia, đặc biệt đối với các nước nghèo.

Chương 1:Tổng quan về TCQT

1.3. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ.

Một phần của tài liệu Slide bài giảng Tài chính quốc tế (Trang 32 - 35)