4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
2.1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng
a. Giám đốc công ty
Giám đốc công ty là người được cơ quan cấp trên có thẩm quyền bổ nhiệm, là đại diện công ty theo pháp luật. Giám đốc công ty là người điều hành cao nhất trong công ty có nhiệm vụ tổ chức bộ máy hoạt động của công ty, quản lý, chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, phương hướng phát triển và các vấn đề khác của công ty. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước cấp trên trước cơ quan nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên về xây dựng công ty và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổng hợp Phòng kinh tế- kế hoạch- kỹ thuật Phòng kế hoạch- Tài vụ Các chi nhánh xây lắp Các xí nghiệp xây lắp Các phòng thi công, đội thi công
b. Phó giám đốc công ty:
Chức năng: là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc công ty theo từng lĩnh vực được phân công, ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về kết quả công việc được giao.
Nhiệm vụ: tổ chức điều hành công việc thuộc lĩnh vực được giao. Trên cơ sở các chủ trương, kế hoạch chỉ thị của giám đốc công ty và nghị quyết của lãnh đạo công ty, các phó giám đốc lập kế hoạch công tác hàng tuần, hàng tháng, hàng quý...về lĩnh vực được phân công để làm căn cứ triển khai thực hiện và quản lý theo dõi.
c. Phòng tổng hợp:
- Tập hợp lịch công tác hàng tuần, hàng tháng của giám đốc, các phó giám đốc công ty. Chuẩn bị và tổ chức các cuộc họp, hội nghị tiếp khách theo định kỳ hoặc đột xuất
- Quản lý thực hiện ché độ lao động nhân sự, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác của Nhà nước và của công ty, chủ động hoặc đề xuất lãnh đạo giải quyết những phát sinh trong khi thực hiện công tác đó.
- Tham mưu cho giám đốc về việc sắp xếp bố trí nhân sự, tổ chức bộ máy công ty. Chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nâng bậc hàng năm của công ty.
- Soạn thảo lưu trữ hồ sơ, các văn bản hành chính của công ty (các công văn, chỉ thị, thông báo, quyết định, quy định...). Phối hợp với các phòng ban trong việc chuẩn bị và phát hành các văn bản thuộc lĩnh vực công tác cụ thể.
d. Phòng Kinh tế - Kế hoạch - Kỹ thuật
- Hoạch định kế hoạch, chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của công ty trình Giám đốc quyết định, tham mưu cho Giám đốc về những vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách.
-Kiểm tra theo dõi cập nhật các tài liệu, thông tin, số liệu về kinh tế kế hoạch, khoa học công nghệ, nhu cầu thị trường...liên quan đén các hợp đồng hồ sơ phương án và các văn bản khác của công ty. Đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời khách quan
- Soạn thảo quản lý lưu giữ các hồ sơ dự án, phương án, luận chứng kinh tế kỹ thuật, hợp đồng kinh tế và các văn bản thuộc lĩnh vực công tác khác được giao theo yêu cầu của Giám đốc công ty.
- Chủ động điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Khi công trình xây dựng được mở ra căn cứ vào hồ sơ dự thầu và đơn giá trúng thầu để chiết tính đơn giá và thuyết minh thi công thực tế trình hội đồng khoán xét duyệt.
- Kiểm tra giám sát về kỹ thuật, an toàn lao động.
-Là đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ về lập dự án đấu thầu, thiết kế và kiểm tra giám sát công tác đấu thầu.
- Quản lý tài chính của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và các quy định hiện hành của Nhà nước và quy chế công ty.
- Phối hợp với các phòng ban chuyên môn tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, làm các báo cáo theo yêu cầu của Giám đốc công ty.
- Quản lý cung cấp xác nhận số liệu chứng từ liên quan đến tài chính công ty phục vụ việc kiểm kê, kiểm tra giám sát trình duyệt theo vụ việc theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất.
- Thực hiện quyết toán hàng năm theo quy định chung.
- Hàng tháng đôn đốc các phòng ban gửi kế hoạch tài chính trong tháng tới và có trách nhiệm tập hợp thành báo cáo trình Giám đốc phê duyệt.
f. Các chi nhánh xây lắp:
- Giám đốc chi nhánh trực tiếp đàm phán ký kết, thực hiện hợp đồng thi công, xây lắp và các hợp đồng kinh tế khác hoặc theo uỷ quyền của Giám đốc công ty. Chịu trách nhiệm về hiệu quả chất lượng công trình thi công và các thủ tục theo quy định xây dựng cơ bản hiện hành.
- Nộp đầy đủ đúng hạn giá trị thu theo tỷ lệ quy định từ việc thi công các công trình về công ty. Trường hợp giám đốc chi nhánh đề nghị giữ lại làm vốn lưu động và được Giám đốc công ty chấp thuận, chi nhánh phải có trách nhiệm bảo toàn vốn và phải chịu lãi suất cao nhất bằng lãi vay ngân hàng cho khoản vốn để lại.
- Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước. Đảm bảo có hóa đơn chứng từ hợp lệ cho tất cả các chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện lưu trữ và bảo quản chứng từ theo quy định.
- Tự điều tiết việc trả lương, bảo hiểm, thực hiện công tác an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên của chi nhánh theo quy định hiện hành của Nhà nước.
g. Các xí nghiệp xây lắp:
- Tổ chức chỉ đạo thi công các công trình do công ty giao theo đúng yêu cầu thiết kế đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ đã thỏa thuận và an ninh trật tự, an toàn lao động trong khu vực thi công.
- Chủ động khai thác và mở rộng thị trường, đảm bảo đủ việc làm cho ác bộ công nhân viên.
- Chủ động tìm kiếm, khai thác các nguồn vật tư đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, giá cả hợp lý để cung ứng cho các công trình.
- Chủ động lập hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu các công trình
- Lập hồ sơ thanh quyết toán và trực tiếp làm việc về công tác thanh toán với chủ đầu tư.
h. Các phòng thi công, đội thi công:
thiết kế, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ đã thỏa thuận và an ninh trật tự an toàn lao động trong khu vực thi công.
- Có quyền hạn và trách nhiệm như các xí nghiệp xây lắp
2.1.4. Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Do đặc điểm của sản xuất xây dựng phức tạp về mặt kỹ thuật, kéo dài về mặt thời gian nên mỗi công trình công ty đều có một ban chủ nhiệm công trình riêng.
Chủ nhiệm công trình điều hành mọi hoạt động tại công trường chịu sự giám sát và nhận sự hỗ trợ từ Giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban công ty. Các cán bộ phụ trách kỹ thuật, kinh tế, tài chính, an toàn, các đội thi công có nhiệm vụ hoàn thành công việc được giao, chịu sự chỉ đạo, giám sát của chủ nhiệm công trình.
Việc tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của công ty đã giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thông suốt, xử lý nhanh chóng những sự cố xây dựng đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công.
2.2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY TNHH QUYỀN NGA LONG
2.2.1.Tình hình về lao động và chất lượng lao động ở Công ty
Do đặc tính của ngành nghề kinh doanh,diều kiện kinh doanh và sản xuất mang tính cơ động cao, đặc biệt là môi trường thi công.Do vậy lực lượng lao động của công ty có sự biến động khá lớn. Số lao động của công ty dao động ở khoảng 200 người, có sự dao động theo từng thời điểm.
Ta có bảng thống kê số lượng cán bộ công nhân viên qua các năm:
BẢNG 2.1: Số lượng công nhân viên qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm2011 SL chiếm (%) SL chiếm (%) SL chiếm (%) A.Theo thời hạn hợp đồng 240 100% 280 100% 298 100% 1.Hợp đồng dài hạn 62 25.83 64 22.86 66 22.14 2.Hợp đồng1năm 32 13.33 40 14.29 47 15.77 3.lao động thời vụ 146 60.83 176 62.86 185 62.08 B.Theo trình độ lao động 240 100% 280 100% 298 100% 1.Trên đai học 3 1.25 8 2.86 10 3.36
2. Đại học 18 7.5 20 7.14 24 8.05
3.Cao đẳng 25 10.41 28 10.00 30 10.07
4.Trung cấp 34 14.17 45 16.07 47 15.77
5.Công nhân kỹ
thuật cao 40 16.67 46 16.42 48 16.10
6.Công nhân kỹ thuật 20 8.33 30 10.71 32 10.73 7.Công nhân sản xuất 100 41.67 103 36.79 107 35.90
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng trên ta thấy, tình hình sử dụng lao động ở Công ty trong 3 năm từ 2009 đến 2011 có sự tăng lên đáng kể:
Năm 2010 tăng 40 người so với năm 2009, tương đương với tăng 14.26%. Trong đố số lượng lao động dài hạn tăng 2 người, tương ứng với tăng 0.71%; số lượng lao động hợp đồng 1 năm tăng 8 người,tương ứng với tăng 2.85%, số lượng lao động thời vụ tăng 30 người, tương ứng với tăng 10.70%.
So sánh năm 2011 và 2010 ta thấy: số lượng lao động tăng 18 người tương ứng với tăng 6.04%. Nguyên nhân là do lao động dài hạn tăng 2 người, tương ứng với tăng 0.67%; lao động hợp đồng năm tăng 7 người, tương ứng với tăng 2.35% và lao động thời vụ tăng 9 người, tương ứng tăng 3.02%.
Chất lượng lao động không ngừng tăng lên qua các năm để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Số lao động có trình độ trên đại học xu hướng tăng: tăng từ 3 người năm 2009 lên 10 người 2011, những người này thường giữ chức vụ lãnh đạo trong công ty. Số lao động có trình độ đại học ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lao động hợp đồng ở Công ty,số lao động có trình độ đại học chiếm hơn 1/3 tổng số lao động toàn công ty. Bên cạnh đó,số lao động được đào tạo bậc cao đẳng, trung cấp cũng tăng lên, năm 2011 lực lượng này chiếm 25.84% lao động toàn công ty. Mặc dù số lượng lao động có trình độ đại học tăng nhưng so với quy mô lao động trong các năm thì tỷ trọng lao động có trình độ đại học giảm đi. Công nhân kỹ thuật cao có tăng qua các năm nhưng với số lượng ít và chiếm tỷ lệ nhỏ, năm 2011 lực lượng này chiếm 26.83%.
Công ty có độ ngũ các kỹ sư, cử nhân trình độ cao,có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất. Đây là lực lượng nòng cốt, quan trọng, thường xuyên tìm tòi, sáng tạo, áp dụng những kỹ thuật mới nhất vào sản xuất, tạo sức bật, tạo thương hiệu của Công ty trên thị trường, tạo sức cạnh tranh mạnh trên thị trường.
Cơ cấu lao động theo chức năng ở Công ty là hình thức phân công lao động dựa vào vai trò,chức năng,trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động.
Lãnh đạo Công ty vừa là thầy,vừa là bạn và là đồng nghiệp của nhân viên, tạo cho nhân viên nhiều cơ hội tiếp cận với đối tác, khách hàng, hiểu được cách thức phát triển và nhu cầu của chính doanh nghiệp mình.Lãnh đạo Công ty là tạo nên sức mạnh văn hóa, tinh thần và niềm tin để nhân viên làm việc và sáng tạo,là hình mẫu cho nhân viên noi theo. Các nhân viên sẽ theo đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp, bản lĩnh thị trường và quan trọng là họ biết tự tin vào mình hơn người khác tin vào họ.
-Lao động quản lý nhân sự là những người lãnh đạo,quản lý nhân sự ở Công ty bao gồm giám đốc,phó giám đốc điều hành,trưởng phòng tổ chức – hành chính.Với vai trò đặc biệt của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp,là nhân tố quyết định sự tồn tại của Công ty thì vai trò của đội ngũ quản lý nhân lực càng trở lên quan trọng hơn. Đội ngũ này có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện chiến lược nguồn nhân lực cho Công ty, đảm bảo nguồn lao động có chất lượng cao đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường; đồng thời đưa ra các chương trình,chính sách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.
-Lao động quản lý kinh tế và kỹ thuật ở Công ty bao gồm những người làm công tác chỉ đạo,hướng dẫn và tiến hành các kỹ thuật sản xuất cùng với những người làm công tác tài chính kế toán của Công ty. Đó là phó giám đốc tài chính,phó giám đốc cơ xây dựng,phó giám đốc hạ tầng,trưởng phó phòng kế hoạch đầu tư,trưởng phó phòng tài chính kế toán,các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật ở các xí nghiệp,các đội sản xuất.Đội ngũ này có vai trò quan trọng trong nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ KHKT vào quá trình sản xuất,xây dựng kế hoạch kinh doanh tương đối chính xác,nhằm từng bước hạ giá thành,nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường.
Lao động sản xuất trực tiếp: Họ là những người tham gia trực tiếp vào quá trình thi công,thiết kế và lắp đặt các công trình do Công ty đảm nhận.
Công ty đã tổ chưc cho lao động học tập nội quy,quy định an toàn lao độn,tổ chức thi sát hạch định kỳ theo quy định.Toàn thể công nhân lao động đã được Công ty tạo điều kiện trong lao động:
-Người lao động trong Công ty đều được trang bị bảo hộ như mũ,khẩu trang,dây bảo hiểm khi thi công tại vị trí cao…
-Trong thời gian làm việc tại công trình xây dựng người lao động phải sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động
Lãnh đạo Công ty đã cử cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn về kỹ thuật cho lao động khi có trang thiết bị mới được nhập về.
2.2.2. Đánh giá chung về chất lượng lao động ở Công ty
Chất lượng lao động ở Công ty ngày càng được nâng cao cả về năng lực và phẩm chất.Lao động quản lý ở Công ty có năng lực,phẩm chất ngày càng được nâng cao đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường,những lao động này hoà mình vào với lao động sản xuất kinh doanh,lắng nghe ý kiến của CBCNV trong công ty để đưa ra các quyết sách kịp thời, đúng lúc.Lao động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được nâng cao về tay nghề,trình độ chuyên môn,yêu nghề.
BẢNG 2.2: Kết quả HĐ SX KD trong doanh 3 năm 2009- 2011
STT Tên Chỉ tiêu Số Tiền Đơn Vị Tính 1 Doanh thu 15.387.986.005 tỷ đồng 2 lợi nhuận sau thuế 776.798.145 tỷ đồng 3 Nộp ngân sách nhà nước 86.308.319 tỷ đồng
4 lao động đi làm 298 người
5 lương bình quân người/tháng 2,9 triệu 6 tỷ suất lợi nhuận/vốn 17,46 %
Nguồn: Phòng kế toán
2.2.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty
2.2.3.1.Công tác đào tạo
a.Thực trạng về công tác đào tạo ở Công ty
Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam, Công ty trong các năm qua luôn không ngừng đổi mới và phát triển ổn định trên nhiều lĩnh vực tư vấn thiết kế, thương mại, hạ tầng, xây lắp, bảo hành sửa chữa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội đất nước.
Công tác đào tạo và đào tạo lại trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều bước phát triển về chiều rộng và chiều sâu. Các hình thức đào tạo chuyên môn từ công nhân, kỹ thuật
viên trung cấp đến kỹ sư đều được Công ty TNHH Quyền Nga Long gửi đi đào tạo hoặc đào tạo trực tiếp. Lực lượng bổ sung từ số sinh viên mới tốt nghiệp hàng năm nhận công tác tại Công ty cũng đáng kể, góp phần làm cho đội ngũ lao động của Công ty ngày một phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Việc bồi huấn nâng bậc hàng năm được thực hiện