Ân sủng giải thoát khỏi lề luật

Một phần của tài liệu Tự do luân lý Ki-tô giáo (Trang 42 - 43)

C/ Tự Do Của Con Người Trong Nhiệm Cục Cứu Ðộ : (SGl số 1739 1736) 1 Tự do và tội lỗ

b.Ân sủng giải thoát khỏi lề luật

Lề luật thánh, tự nó công minh và tốt lành ; nó diễn tả ý muốn của Thiên Chúa. Luật là ánh sáng chiếu soi tâm trí, luật là thước đo cách ăn nết ở, nhưng nếu giữ luật chỉ vì luật thì luật lại làm cho ta Chết, ngược lại giữ luật với lòng yêu mến, luật sẽ làm ho ta sống, cho ta có sức mạnh để tuân giữ điều mà luật đòi buộc. Luật không phải là cội rễ của sự tội, nhưng trong thực tế, luật tạo điều kiện cho ta trở thành dụng cụ của tội, vì luật kích thích sự ham muốn. Do đó, mà người phạm tội ở dưới "Luật của sự tội và của sự chết" (x. Rm 7, 5.13 ; 8, 2 ; x. 1Cr 15, 56).

Chúa Ki-tô đã đến để giải thoát các con cái khỏi quyền quản giáo của lề luật (Gl 3, 23-26; cf Gl, 19; 2Cr 3, 1tt; 7, 6). Người Ki-tô hữu giải phóng khỏi luật. Thánh Phao-lô muốn nói trước hết là người ngoại giáo muốn trở lại, không cần phải gia nhập DoThái giáo bằng cách chịu phép cắt bì và tuân giữ các điều luật buộc phải giữ. Vậy, một người DoThái gia nhập Ki-tô giáo, không còn bị buộc phải giữ các điều kiện trên nữa. Ðể được cứu rỗi, chỉ cần tin vào Chúa Ki-tô. DoThái giáo, xét theo các tập tục, đã trở nên lỗi thời (Ep 3, 3-; 2, 11-15). Theo nghĩa đó, luật bị bãi bỏ, điều này không có nghĩa là không còn luật nữa, vẫn còn luật, luật tự nhiên ghi trong lòng mọi người và luật của Chúa Ki-tô cũng vậy.

Hơn nữa, đối người Ki-tô hữu lề luật không phải là cái khuôn thước bề ngoài của cách ăn nết ở, nó chỉ cho biết phải làm gì nhưng lại không cho phương tiện lẫn ý muốn thực thi. Theo nghĩa đó thì người Ki-tô hữu cũng đã được giải phóng khỏi luật. Ðó là một khía cạnh tự do của Ki-tô giáo. Ân sủng của Thần Khí làm cho ta nội tâm hóa luật Do-thái trong mức độ những đòi hỏi của luật còn có giá trị đối với người Ki-tô hữu. Nội tâm hóa cách nào? Bằng cách quy tất cả về một mối là luật yêu thương vì : "tất cả lề luật được nên trọn trong điều rằn duy nhất này là :

ngươi phải yêu người thân cận như chính mình" (Gl 5, 14) ; mặt khác, yêu thương

không phải là bổn phận chỉ áp đặt từ bên ngoài, nó là sức mạnh của tâm hồn "hoa trái của Thần Khí" (Gl 5, 22), nó tác động trong lòng người Ki-tô hữu và kéo họ ra khỏi những ham muốn của xác thịt (x. Gl 5, 16-21). Ðối với tín hữu thì không phải là vấn đề tuân giữ một điều luật, mà là để cho Thần Khí dẫn dắt vào con đường yêu thương, lòng mến, làm sự thiện. Theo nghĩa đó thì luật cũ cũng lỗi thời (x. Gl 5, 18). Nhưng điều này không ngăn cản Thánh Phao-lô tuyên bố : "tất

cả lề luật đã được nên trọn, nội giữ một luật này : Ngươi hãy yêu mến đồng loại ngươi như chính mình ngươi" (Cr 1, 14).

Ði xa thêm một bước. Vấn dề tự do và ân sủng cũng được đặt ra ở Ðông phương, nhưng trong bối cảnh những lạc thuyết chối bỏ tự do, các Giáo Phụ phải nhấn mạnh tới giá trị và sự cần thiết của các cố gắng của những người sống đạo đức. Thần Khí (pneuma) không phải như các nhóm ngộ đạo chủ trương : họ cho Thần Khí không tác động trên cách sống và không thể mất được. Thánh Irénée,

tác giả sách Mục Tử, Clement thành Alexandri, Origène đều nhấn mạnh tới sự cần thiết của cố gắng. Các Giáo phụ đều biết và khẳng định rằng : ta được Cứu độ là nhờ ơn Chúa ban, sự thiện chúng ta làm, chúng ta chỉ có thể làm với ơn Chúa. Mọi cố gắng của con người để trở nên giống Thiên Chúa là tùy thuộc vào sáng kiến và hành động của Thiên Chúa, nhưng phải có sự cộng tác của con người trong sự tự do của mình.

Một phần của tài liệu Tự do luân lý Ki-tô giáo (Trang 42 - 43)