Tình hình huy động vốn của NHTMCP Quân đội tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng quân đội chi nhánh thanh hóa (Trang 35 - 38)

Để ngân hàng hoạt động có hiệu quả, công việc đầu tiên là phải tạo ra được một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được trôi trải và thuận lợi, vì vậy việc đảm bảo được nguồn vốn tăng trưởng đều và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa phương hóa, đa dạng hóa khách hàng cho phù hợp với định hướng chiến lược phát triển tín dụng.

Nhận thức được điều đó, hiện nay MB bên cạnh mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động tín dụng, đã thực hiện các biện pháp huy động để tạo nguồn vốn kinh doanh. Bằng nhiều biện pháp tích cực khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức

kinh tế với các hình thức như: Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, nhận tiền gửi tiết kiệm…Để thực hiện phương châm “Đi vay để cho vay” và tự huy động vốn tại chỗ là chính.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn qua 3 năm tại NHTMCP QUÂN ĐỘI chi nhánh Thanh Hóa

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 Năm2011 2012 2010 so với 2011 2011 so với 2012So sánh chênh lệc Số tiền % Số tiền % tiềnSố % Số tiền % Số tiền %

I. Nguồn vốn huy động 120.312 47,75 122.089 45,16 150.63 47,06 1.777 1,48 28.539 23,38 1.Tiền gửi tiết kiệm 55.007 45,72 52.175 41,22 64.26 8 42,67 -2.832 -5,15 12.09 23,18 -Không kỳ hạn 8.407 6,99 6.594 5,40 4.19 2,78 -1.813 -21,57 -2.4 -36,46 -Có kỳ hạn 46.600 38,73 45.581 37,33 60.078 39,89 -1.019 -2,19 14.5 31,80 2.Tiền gửi TCKT 39.3 32,69 44 35,90 60.5 40,17 4.5 11,44 16.68 38,05 3.Tiền gửi kho bạc 18.6 15,44 19 15,82 14.3 9,48 0.73 3,95 -5.04 -26,09 4.Giấy tờ có giá 7.4 6,15 6.8 6,89 11.6 7,69 -624 -8,43 4.809 70.97 -Kỳ phiếu 3.500 2,91 6.276 5,14 0.985 7,29 2.776 79,31 -5.291 75,03 -Trái phiếu 3.900 3,24 500 0,14 600 0,40 496.10 0 -87,18 100 20,00 II.Vốn điều chuyển 132 52,25 148 54,84 169 52,94 16.6 12,63 21.15 14,27 Tổng NVHĐ 252 100 270 100 320 100 18.4 7,31 49.69 18,38

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB Thanh hóa)

Nguồn vốn của MB gồm hai bộ phận: Vốn điều chuyển và vốn huy động. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng đều qua các năm. Tổng nguồn vốn năm 2011 là 270.357 triệu đồng tăng 18.409 triệu đồng với tốc độ tăng là 7,13% so với năm 2010. Và tổng nguồn vốn tiếp tục tăng trong năm 2012 đạt

320.048 triệu đồng, tăng 49.691 triệu đồng và tăng 18,38% so với năm 2011. Để thấy được cụ thể tình hình huy động vốn, ta sẽ đi phân tích từng khoản mục:

Vốn huy động

Do được ưu tiên phát triển nên nguồn vốn huy động được tăng dần qua các năm, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của xã hội. Năm 2010 vốn huy động là 120.312 triệu đồng chiếm tỷ trọng 47.75% trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 số tiền huy động được là 122.089 triệu đồng chiếm 45.16% trong tổng nguồn vốn năm 2011, tăng 1.777 triệu đồng với tốc tăng là 1,48% so với năm 2010. Vốn huy động tăng khá nhanh vào năm 2012 so với số tiền huy động được là 150.628 triệu đồng chiếm 47,06% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, tăng 28.539 triệu đồng so với năm 2011 với tốc độ tăng 23.38%.

Nguyên nhân nguồn vốn huy động tăng qua các năm là nhờ vào việc Ngân hàng đã chú trọng phát triển nguồn này, trong 3 năm qua Ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động, đồng thời việc đa dạng hóa các hình thức huy động đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng như: gửi tiền có quà tặng, gửi tiền có dự bốc thăm trúng thưởng, gửi tiền có kỳ hạn, gửi tiền không kỳ hạn,…Bên cạnh nhờ quảng bá, quảng cáo, sự hướng dấn tận tình của cán bộ nhân viên Ngân hàng đối với khách hàng đã chỉ cho khách hàng thấy được lợi ích của việc gửi tiền là số tiền của họ được an toàn, sinh lợi và có thể rút ra khi cần sử dụng. Vì vậy mà Ngân hàng đã huy động được ngày càng nhiều vốn hơn.

Vốn điều chuyển

Qua số liệu 3 năm cho thấy vốn điều chuyển của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, nguồn vốn này tăng là do trên thực tế nhu cầu vay vốn của khách hàng là khá lớn với nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Và thể có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng thì ngân hàng cần phải tăng vốn điều chuyển. Cụ thể trong năm 2010 là 131.636 triệu đồng chiếm 52,25% trong tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2011 tỷ trọng của vốn điều chuyển đã tăng lên chiếm 54,84% tỏng nguồn và đạt 148.268 triệu đồng tăng 12,63% so với năm 2010. Chỉ tiêu này tăng lên là nằm ngoài mong muốn của ngân hàng vì khi đó nó sẽ làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên nhưng vì trong năm nguồn vốn huy động của ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn khá lớn của khách hàng, và để đảm bảo đáp ứng nhu cầu đó thì ngân hàng buộc

phải tăng vốn điều chuyển. Nhưng đến năm 2012 thì vốn điều chuyển của ngân hàng đã giảm xuống còn 145.420 triệu đồng giảm 4.848 triệu đồng so với năm 2011, và tỷ trọng trong nguồn vốn giảm xuống chỉ chiếm 45,15%. Trong năm 2012 vốn điều chuyển giảm xuống là do trong năm vốn huy động của ngân hàng tăng khá cao đạt đến 176.628 triệu đồng tăng 54.539 triệu đồng so với năm 2011 nên đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vốn của khách hàng. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng cho hoạt động của ngân hàng vì vậy cần phải duy trì và ngày càng tăng cường khả năng huy động vốn để từng bước giảm vốn điều chuyển xuống, đây chính là một trong những tiêu chí hàng đầu của ngân hàng. Nhưng trong bối cảnh hiện nay nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao và khả năng huy động vốn của ngân hàng thì có hạn, do đó việc tăng thêm vốn huy động là một thách thức cho MB.

⇒ Đánh giá tình hình huy động vốn qua 3 năm của NH

Với chức năng “đi vay để cho vay” công tác huy động vốn là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu của ngân hàng nói chung và MB. Công tác huy động vốn đã được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng đặc biệt trong hoạt động tín dụng, do đó trong những năm qua MB đã có nhiều biện pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi bằng nhiều hình thức như: huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hàng kỳ phiếu có mục đích với nhiều loại kỳ hạn,… thường xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua ngân hàng.

Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác nhau mà MB đã thu hút được lượng tiền gửi của các cá nhân và các tổ chức kinh tế ngày một tăng lên.

Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm chủ yếu là do sự tăng của tiền gửi tiết kiệm của khách hàng và tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng quân đội chi nhánh thanh hóa (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w