5. Nội dung của bài
2.1.5.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần xây dựng
Bảng 2.1: Khái quát tình hình tài sản của Công ty trong ba năm (2010 – 2012) (ĐVT:đồng ) CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Tài sản ngắn hạn 8.434.702.928 100 9.955.188.472 83.98 11.590.810.919 87.09 1.502.485.544 18.03 1.635.622.438 16.43 B. Tài sản dài hạn 0 0 1.898.934.826 16.02 1.718.352.863 12.91 1.898.934.826 0 -180.581.963 -9.51 TỔNG TÀI SẢN 8.434.702.928 100 11.854.123.298 100 13.309.163.782 100 3.419.420362 40.54 1.455.040.490 12.27
Qua bảng (2.1) ta thấy, tổng tài sản tăng dần qua các năm. Cụ thể:
Năm 2010 tổng tài sản là 8.434.702.928 đồng đến năm 2011 tăng lên 11.854.123.298 đồng; so với năm 2010 thì năm 2011 tăng lên 3.419.420.362 đồng với tốc độ tăng là 40.54%
Qua năm 2012 tổng tài sản lại tiếp tục tăng 1.455.040.490 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 12.27% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ quy mô vốn kinh doanh của công ty được mở rộng. Tuy nhiên đây mới chỉ là sự phân tích trên toàn tổng thể nên chưa thấy được các nguyên nhân làm tăng giảm tài sản.
Bảng 2.2 : Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty trong 3 năm (2010 – 2012) (ĐVT: đồng) CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 8.434.702.928 100 9.955.188.472 83.98 11.590.810.919 87.09 1.502.485.544 18.03 1.635.622.438 16.43 I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 1.045.179.270 12.39 2.803.608.765 23.65 1.304.145.846 9.79 1.758.429.495 168.24 -1.499.462.919 -53.48 3. Đầu tư tài chính ngắn
hạn 0 0 350.000.000 2.95 0 0 350.000.000 0 -350.000.000 -100
3. Các khoản phải thu ngắn
hạn 374.728.950 4.44 11.901.670 0.1 8.744.223 0.06 -362.827.280 -96.82 -3.157.447 -26.53 IV. Hàng tồn kho 7.014.520.456 83.16 5.845.461.227 49.31 9.411.080.750 70.71 -1.169.059.229 -16.67 3.565.619.523 70 V. Tài sản ngắn hạn khác 274.252 0.01 944.216.810 7.96 866.840.100 6.51 943.942.558 344.08 -77.376.710 -8.19 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 0 0 1.898.934.826 16.02 1.718.352.863 12.91 1.898.934.826 0 -180.581.963 -9.51 I. Tài sản cố định 0 0 1.861.199.651 15.7 1.718.352.863 12.91 1.861.199.651 0 -142.846.788 -7.67 IV. Tài sản dài hạn khác 0 0 37.735.175 0.32 0 0 37.735.175 0 -37.735.175 -100
TỔNG TÀI SẢN 8.434.702.928 100 11.854.123.298 100 13.309.163.782 100 3.419.420.362 40.54 1.455.040.490 12.27
Qua bảng số liệu (2.2) ta thấy: Tài sản ngắn hạn
Nhìn chung tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm đều tăng về số tuyệt đối và tương đối. Cụ thể: năm 2010 là 8.434.702.928 đồng chiểm tỷ trọng 100% về toàn bộ tài sản. Đến năn 2011 tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên 1.520.485.544 đồng tương ứng tăng 18.03% so với năm 2010. Sang năm 2012 lại tiếp tục tăng hơn so với năm 2011 là 1.635.622.438 đồng tương ứng tỷ lệ là 16.43%; sao lại có sự thay đổi về cơ cấu tài sản ngắn hạn như vậy
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản tiền của công ty có sự sụt giảm rất lớn đến năm 2010 là gần 1.045.179.270 đồng chiếm tỷ trọng 12.39% trong giá trị tài sản. Sang năm 2011 các khoản tiền có tốc độ tăng rất nhanh là 23.65% tương ứng với 2.803.608.765 đồng. Nă 2012 các khoản tiền lại có sự sụt giảm xuống trong cơ cấu tài sản. Sở dỹ các lượng tiền tăng giảm qua các năm cho thấy công ty đã đưa tiền vào hoạt động kinh doanh đây là tín hiệu tốt. Nhưng bên cạnh đó các khoản tiền tăng hay giảm mạnh do chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Như vậy qua 3 năm các khoản tiền của công ty có sự thay đổi. Các khoản tiền tăng là do công ty bán được hàng, thu về được các khoản nợ. Các khoản tiền giảm là do không thu được lợi nhuận, đầu tư vào các khoản mục khác.
Khoản phải thu
Nhìn chung các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản. Năm 2010 là 374.728.950 đồng tương ứng với tỷ trọng 4.44%, năm 2011 lại giảm mạnh với mức giảm là 362.827.280 đồng tương ứng giảm là 96.82%, sang năm 2012 các khoản phải thu này vẫn tiếp tục giảm so với năm 2011 là 3.157.447 đồng với tốc độ giảm tương ứng là 26.53%, do năm 2011 các khoản phải thu giảm là do khoản phải trả trước cho người bán tăng, mặt khác công tác thu hồi nợ của công ty cũng chưa thật sự là tốt.
Cụ thể là giảm xuống 3.157.447 đồng tốc độ giảm 26.53%. Chứng tỏ các khoản phải thu vẫn không có gì khả quan so với năm 2011, công ty vẫn chưa có biện pháp để thu hồi được những khoản nợ từ khách hàng hay nhà cung cấp.
Hàng tồn kho
Do đặc điểm kinh doanh của công ty là kinh doanh thương mại nên chỉ tiêu hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản. Cụ thể:
Năm 2010, giá trị hàng tồn kho là 7.014.520.456 đồng chiếm tỷ trọng 83.16%, năm 2011 lượng tồn kho chỉ còn 5.845.461.227 đồng với tỷ trọng 49.31%, giảm xuống so với năm 2010 là 1.169.059.229 đồng. Nguyên nhân làm cho giá trị hàng tồn kho giảm với một lượng 7.169.059.229 đồng tương ứng với tỷ lệ 16.67% là do năm 2011 thị trường có nhiều biến động, nhu cầu tiêu dung của người dân.
Năm 2012 hàng tồn kho tăng lên 9.411.080.750 đồng tương ứng với tỷ trọng là 70.71% so với năm 2011 hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất ít thì đến năm 2012 lại tăng tỷ lệ lên đáng kể là 70% với mức tăng là 3.565.619.523 đồng
Nhìn chung , khoản mục hàng tồn kho tăng lên hay giảm xuống cần phải xem xét tình hình hoạt động của công ty. Xem xét trong mối quan hệ với các khoản mục khác. Nếu hàng tồn kho tăng lên là do sản phẩm không tiêu thụ được làm cho công ty bị ứ đọng vốn. Trường hợp công ty có đủ vốn và bán được hàng sẽ làm hàng tồn kho giảm đồng thời sẽ giảm một số chi phí, đảm bảo thời hạn sử dụng.
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản ngắn hạn khác tăng giảm không đều lúc tăng lúc giảm trong 3 năm.. Năm 2010 tài sản ngắn hạn là 274.252 đồng chiếm tỷ trọng 0.01%, sang năm 2011 lượng tài sản ngắn hạn khác lại tăng lên đáng kể so với năm 2010 là 934.942.558 đồng với tỷ lệ khá cao 344.08%, đến năm 2012 thì lại giảm 77.376.710 đồng so với năm 2011 và mức giảm là 8.19%
Tài sản dài hạn
lúc giảm. Cụ thể:
Năm 2010 công ty không chú trọng đầu tư vào khoản mục này, nhưng đến năm 2011 khoản mục tăng lên 1.898.934.826 đồng tỷ trọng là 16.02%, đến năm 2012 tài sản dài hạn của công ty lại giảm xuống 180.581.963 đồng và tương ứng tốc độ giảm là 9.51% so với năm 2011. Việc tăng giảm tài sản dài hạn chủ yếu là do tài sản cố định.
Tài sản cố định
Do là công ty là thương mại kinh doanh nên tài sản cố địnhchiếm tỷ trọng không cao trong tổng tài sản. Tài sản có xu hướng giảm dần. Năm 2010, công ty không đầu tư vào khoản này. Đến năm 2011 là 1.861.199.651 chiếm tỷ trọng 15.70% do công ty mua một số thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh và phục vụ cho phòng kế toán và bộ phận siêu thị. Sang năm 2012 lại giảm xuống còn 1.718.352.863 đồng, chiếm tỷ trọng 12.91%; so với năm 2011 giảm xuống 142.846.788 đồng với tỷ lệ là 7.67%
Tài sản dài hạn khác
Nhìn chung trong tổng tài sản thì tài sản dài hạn khác chiếm tỷ lệ không cao trong cơ cấu tài sản. Do năm 2010 và năm 2012 công ty không đầu tư vào mục tài sản dài hạn nên khoản mục này không có. Tuy nhiên năm 2011 giá trị tài sản dài hạn khác là 37.735.175 đồng chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0.32% do công ty đã mua về một số máy móc về phục vụ công tác thi công.
Bảng 2.3: Bảng khái quát tình hình tổng nguồn vốn (ĐVT:đồng) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Nợ phải trả 3.982.822.522 46.15 6.815.764.763 57.5 7.847.968.754 58.97 2.922.942.241 75.08 1.032.203.991 15.14 B. Vốn chủ sở hữu 4.541.880.406 53.85 5.038.358.535 42.5 5.461.195.028 41.03 496.478.129 10.93 422.836.493 8.39 TỔNG NGUỒN VỐN 8.434.702.928 100 11.854.123.298 100 13.309.163.782 100 3.419.420.362 40.54 1.455.040.490 12.27
Qua bảng trên ta thấy:
Để hình thành tài sản phải có các nguốn vốn tài trợ tương ứng bao gồm Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả
Năm 2010 khoản Nợ phải trả công ty là 3.892.822.522 đồng tương ứng tỷ trọng là 46.15%; đến năm 2011 lên đến 6.815.764.763 đồng chiếm 57.5% tổng nguồn vốn. Tức tăng 2.922.942.241 đồng; tương ứng 75.08%; do năm 2011 doanh số bán hàng của công ty cao nên không thể thu hồi ngay được các khoản nợ. Sang năm 2012 nợ phải trả vẫn tăng với tốc độ 1.032.203.991 đồng và tỷ lệ tăng lên 15.14%, tỷ lệ này tương đối nhiều. Cho thấy nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn , mà chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng .Đây thực sự là mối quan tâm đáng lo ngại bởi nợ phải trả càng cao sẽ là gánh nặng cho công ty trong việc trả nợ và lãi vay nhiều, đồng thời tỷ lệ nguồn vốn thấp sẽ làm giảm khả năng tự tài trợ độc lập về tài chính của công ty và sẽ trực tiếp làm giảm lợi nhuận của công ty. Do đó, công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu của mình và giảm nợ phải trả vì đây là yêu cầu khách quan của việc sử dụng vốn kinh doanh
Vốn chủ sở hữu:
Năm 2010 VCSH là 4.541.880.406 đồng chiếm tỷ trọng là 53.85% tổng nguồn vốn. Sang năm 2011 là 5.038.358.535 đồng chiếm 42.5% tức năm 2011 tăng 496.478.129 đồng, tương ứng tỷ lệ 10.93%, do năm 2011 công ty mở rộng quy mô kinh doanh, đồng thời thể hiện rằng công ty đã có tích lũy nhiều hơn. Sang năm 2012 công ty tiếp tục tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên đến 5.461.195.028 đồng chiếm 41.03% tổng nguồn vốn. so với năm 2011 vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng cả về số tiền lẫn tỷ lệ, chứng tỏ công ty không ngừng phấn đấu trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng tích lũy vốn nội bộ.