g phân bổ nuồn vốn của các DNNN
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
♦ Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định: Trong thời đại khoa học kỹ thuật
phát triển nh− hiện nay, tài sản cố định th−ờng xuyên phải đối mặt với nguy cơ hao mòn vô hình. Do đó, để có cơ sở cho việc tính toán khấu hao thu hồi vốn đầy đủ, doanh nghiệp cần phải giảm thiểu sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị trên sổ sách của tài sản. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp đánh giá và đánh giá lại tài sản một cách th−ờng xuyên, chính xác. Nhờ vậy mà doanh nghiệp xác định đ−ợc giá trị thực của tài sản cố định, từ đó xác định mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn hoặc kịp thời sử lý những tài sản cố định bị mất giá để chống lại sự thất thoát vốn.
♦ Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định: các doanh nghiệp cần tận
dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, giảm ttthời gian tác nghiệp, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ duy tu bảo d−ỡng máy móc thiết bị, áp dụng chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm đối với quản trị và sử dụng tài sản cố định. Đồng thời doanh nghiệp cần tổ chức tốt quá trình sản xuất theo nguyên tắc cân đối, nhịp nhàng và liên tục
♦ Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp: Sau
mỗi kỳ kế hoạch, nhà quản trị phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó,
doanh nghiệp có thể đ−a ra những quyết định đầu t−, điều chỉnh lại quy mô, cơ cấu sản xuất cho phù hợp, khai thác đ−ợc những tiềm năng sẵn có và khắc phục những tồn tại trong quản trị.
♦ Ngoài các biện pháp trên, doanh nghiệp có thể sử dụng một số biện pháp khác nh− sử dụng quỹ khấu hao hợp lý, kịp thời sử lý những máy móc thiết bị lạc hậu, mất giá, giải phóng những máy móc thiết bị không cần dùng, mua bảo hiểm tài sản để đề phòng rủi ro….
73.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, VLĐ luôn thay đổi giá trị và vận động theo chu kỳ sản xuất từ cung ứng đến sản xuất và l−u thông. Cứ nh− vậy VLĐ đ−ợc tiếp tục tuần hoàn và chu chuyển theo chu kỳ sản xuất. Do ph−ơng thức vận động có tính chu kỳ nh− trên, nên để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ các doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp sau:
Xác định chính xác VLĐ ở từng khâu luân chuyển. Đây là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản trị VLĐ nhằm: - tiết kiệm VLĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh.
- thông qua việc xác định VLĐ ở từng khâu để nắm đ−ợc l−ợng VLĐ cần phải đi vay, tránh ứ đọng. Đảm bảo đủ VLĐ cần thiết cho sản xuất kinh doanh đ−ợc tiến hành liên tục, thúc đẩy tốc độ luân chuyển VLĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tổ chức khai thác tốt nguồn VLĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tr−ớc hết
doanh nghiệp cần phải khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các nguồn vốn có thể chiếm dụng một cách th−ờng xuyên (nợ định mức), sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất nguồn vốn nàỵ Nếu còn thiếu doanh nghiệp phải tìm đến các nguồn vốn từ bên ngoài nh− vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn liên doanh liên kết, vốn phát hành cổ phiếu trái phiếu…. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần cân nhắc, tính toán, lựa chọn ph−ơng thức huy động sao cho chi phí là thấp nhất.
Th−ờng xuyên phân tích tình hình sử dụng VLĐ: Tăng c−ờng việc kiểm tra tài
chính đối với việc sử dụng VLĐ, thực hiện công việc này thông qua phân tích một số chỉ tiêu nh− : Vòng quay VLĐ, sức sinh lợi của VLĐ….Trên cơ sở đó biết đ−ợc rõ tình hình sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp, phát hiện những v−ớng mắc và sửa đổi kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Ngoài các biện pháp nêu trên doanh nghiệp cần áp dụng một số biện pháp tổng hợp nh− : đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hoá, sử lý kịp thời những vật t−, hàng hoá chậm luân chuyển để giải phóng vốn. Th−ờng xuyên xác định phần chênh lệch giữa giá mua ban đầu với giá thị tr−ờng tại thời điểm kiểm tra tài sản cố định tồn kho để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc, triệt để công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn mà từ đó làm phát sinh nhu cầu VLĐ dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, tăng chi phí vốn mà đáng ra không có. Vốn bị chiếm dụng ngày càng trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp khi trở thành nợ khó đòi, gây thất thoát vốn của doanh nghiệp. Bởi vậy để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nên lập các quỹ dự phòng tài chính để có thể bù đắp khi vốn bị thiếu hụt.
Kết luận
Trong cơ chế thị tr−ờng hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải tự quyết điịnh con đ−ờng phát triển của mình, hoặc tiến lên hoặc doanh nghiệp sẽ tụt hậu tr−ợt khỏi quỹ đạo kinh doanh dẫn đến thất bại, phá sản.
Để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp đều phải tạo cho mình một l−ợng vốn nhất định. Đồng thời đồng vốn tạo ra phải đ−ợc sử dụng sao cho có hiệu quả. Đó chính là mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu tình hình huy động và sử dụng vốn tại các DNNN cho thấy việc huy động và sử dụng vốn mặc dù đã đ−ợc chú trọng hơn và đã đạt đ−ợc một số kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn trong thực tế.
Với thời gian có hạn, cùng với kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế em mong đ−ợc sự góp ý chân thành của thầy giáọ
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất với thầy giáo Nguyễn Ngọc Huyền đã hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành bài viết nàỵ
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp – sách mới
2. Kinh tế xã hội Việt nam – thực trạng, xu thế và giải pháp –PTS Lê Mạnh Hùng.
3. Tạp chí kinh tế và phát triển số 21/97; 22/98; 38/2000.
4. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số2/95; 6/96; 2,5,9,11/97; 1,2,9,11/98; 2/2000.
5. Kinh tế và dự báo số 1/96; 9/97; 4/99; 4/2000. 6. Phát triển kinh tế số 89,97/99;
7. Thị tr−ờng Tài chính tiền tệ số 4/98. 8. Con số và sự kiện số 2/97; 6/2000.
9. Tạp chí Ngân hàng và thông tin khoa học ngân hàng số7,10/97; 9/98. 10.Quy chế mới về quản trị tài chính DNNN.
11.Kết quả điều tra thực trạng DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài hoạt động Th−ơng nghiệp, Khách sạn, Nhà hàng, Du lịch và dịch vụ.
12.Nghị định 338/HĐBT, Quyết định 315/HĐBT, Chỉ thị 500/Ttg, Nghị định 59/CP của Chính phủ.
13.Luật Doanh nghiệp Nhà n−ớc. 14.Các tạp chí và báo khác.
Mục lục
Lời nói đầu
ỊTạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn – một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của DNNN trong nền kinh tế thị tr−ờng
1.Vốn, vai trò của vốn đối với DNNN trong nền kinh tế thị tr−ờng
1.1.Khái quát về vốn 1.2.Phân loại vốn
1.3.Vai trò của vốn đối với các DNNN
2.Các công cụ tạo vốn cho các DNNN trong nền kinh tế thị tr−ờng
3.Vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn 3.1.Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn
3.2.Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 3.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
3.2.2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ 3.2.3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ
3.3.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN trong cơ chế thị tr−ờng
IỊKhái quát thực trạng tạo vốn và sử dụng vốn trong các DNNN ở Việt nam hiện nay
1.Vai trò của DNNN trong nền kinh tế
2.Thực trạng về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN 2.1.Đánh giá chung
2.1.1.Thời kỳ tr−ớc đổi mới kinh tế
2.1.2.Thời kỳ đổi mới kinh tế từ 1986 đến nay
2.2.Thực trạng về vốn và huy động vốn trong các DNNN 2.3.Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN 2.4.Những kết quả và tồn tại
2.4.1.Những kết quả đạt đ−ợc 2.4.2.Những tồn tại
IIỊGiải pháp tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các DNNN
1.Một số giải pháp tổng quát
2. Những giải pháp cụ thể nhằm tạo vốn cho DNNN
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các DNNN 3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Kết luận
Tài liệu tham khảo