Kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội (Trang 53 - 109)

Với những chuyển biến tích cực từ thị trường ngoại hối, chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chính thức là không đáng kể, do đó, các NHTM cũng thu hút được nguồn ngoại tệ về nhiều hơn. 6 tháng đầu năm, doanh số mua bán ngoại tệ của VCBHN đạt 268,6 triệu USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2010. Ngoại tệ được mua phần lớn từ nguồn các tổ chức kinh tế đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu tại VCBHN. VCBHN luôn cố gắng đáp ứng kịp thời các nhu cầu mua bán ngoại tệ của KH để thanh toán với đối tác trong và ngoài nước.

c. Kinh doanh thẻ

Doanh số hoạt động bị cạnh tranh và trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng phòng Thẻ đã khắc phục mọi khó khăn để mở rộng thêm cho các đơn vị kinh doanh ngành nghề khác vì hoạt động lĩnh vực du lịch bị hạn chế. Doanh số phát hành thẻ tăng 25,5% so với năm 2010. Doanh số sử dụng thẻ có nhiều kết quả khả quan, tăng 57,8% so với cùng kỳ năm 2010.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.2.1. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh Hà Nội

2.2.1.1. Nhận biết rủi ro tín dụng

- VCBHN đã thực hiện các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội chung, tình hình môi trường pháp lý, những biến động tài chính ngân hàng của Việt Nam và tình hình kinh tế xã hội riêng của Hà Nội và khu vực mà VCBHN đặt trụ sở.

- Các cán bộ tín dụng của VCBHN đã chủ động liên lạc nắm bắt thông tin thường xuyên với khách hàng. Đồng thời thường xuyên kiểm tra có chu kỳ và đột xuất tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để nhận biết được các dấu hiệu rủi ro.

- VCBHN đã sử dụng các chỉ tiêu đánh giá RRTD như tốc độ tăng trưởng tín dụng, quy mô tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, khả năng bù đắp rủi ro, tình hình cho vay lĩnh vực nhạy cảm, tỷ trọng cho vay 20 KH lớn nhất, tỷ trọng cho vay 1 KH lớn, tỷ trọng cho vay 1 nhóm KH liên quan.

- Thực hiện phân tích định tính, VCBHN đã áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng được cán bộ tín dụng sử dụng để:

+ Xác định giới hạn tín dụng

+ Quyết định cấp tín dụng, từ chối hay đồng ý, thời hạn, mức lãi suất cho vay và xác định yêu cầu về tài sản đảm bảo.

+ Đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay + Quản lý danh mục tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro.

Chấm điểm tín dụng doanh nghiệp: VCBHN sẽ tiến hành chấm điểm doanh nghiệp theo 4 bước:

+VCBHN áp dụng chấm điểm khác nhau cho 4 loại ngành / lĩnh vực khác nhau gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; Thương mại và dịch vụ; Xây dựng; Sản xuất.

+VCBHN sẽ dựa vào 4 tiêu chí là vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp vào ngân sách. Từ đó VCBHN sẽ xác định loại doanh nghiệp lớn, trung bình hay nhỏ.

+Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề, cán bộ tín dụng sẽ chấm điểm tài chính và phi tài chính.

+Sau khi tổng hợp, VCBHN xếp hạng các doanh nghiệp thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp đến cao như sau:

Bảng 2.3 Hệ thống xếp hạng rủi ro doanh nghiệp của VCB

Loại Số điểm đạt được Mức độ rủi ro

AAA(Thượng hạng) 92.4 – 100 Rủi ro ở mức thấp nhất AA (Rất tốt) 84.8 – 92.3 Rủi ro ở mức thấp A (Tốt) 77.2 – 84.7 Rủi ro ở mức thấp BBB (Khá) 69.6 – 77.1 Rủi ro ở mức trung bình BB (Trung bình) 62.0 – 69.5 Rủi ro ở mức trung bình

cũng có thể tác động rất lớn đến loại DN này.

CCC

(Dưới trung bình)

46.8 – 54.3 Rủi ro cao, khả năng trả nợ của khách hàng yếu kém và nếu không khắc phục kịp thời thì ngân hàng sẽ mất vốn

CC (Dưới chuẩn) 39.2 – 46.7 Rủi ro cao, khả năng trả nợ của khách hàng yếu kém và nếu không khắc phục kịp thời thì ngân hàng sẽ mất vốn

C (Yếu kém) 31.6 – 39.1 Rủi ro rất cao, khả năng trả nợ không đảm bảo, NH có khả năng mất vốn.

D (Yếu kém) <31.6 Đặc biệt rủi ro, có nhiều khả năng NH không thu hồi được vốn vay.

(Nguồn: Cẩm nang tín dụng NHTMCPNT Việt Nam)

Tuỳ vào việc đánh giá mức độ rủi ro về từng khách hàng mà khách hàng đó sẽ được xếp vào các loại tương ứng. Trên cơ sở đó, Ngân hàng sẽ quyết định cấp tín dụng và quản lý danh mục tín dụng.

VCBHN cũng đã tiến hành chấm điểm và phân loại tín dụng khách hàng cá nhân. Sau khi chấm điểm thì thực hiện xếp loại như sau

Bảng 2.4 Hệ thống xếp hạng khách hàng cá nhân của VCB

Loại Điểm đạt được Mức độ rủi ro Quan điểm của NH

A+ > 401 Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

A 351 – 400 Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

A- 301 – 350 Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

B+ 251 – 300 Thấp Cấp tín dụng với hạn mức tuỳ thuộc vào phương án bảo đảm tiền vay

B 201 – 250 Trung bình Có thể cấp tín dụng với việc xem xét hiệu quả phương án vay vốn

B- 151 – 200 Trung bình Không khuyến khích mở rộng tín dụng mà tập trung thu nợ

C+ 101 – 150 Trung bình Từ chối cấp tín dụng

C 51 – 100 Cao Từ chối cấp tín dụng

C- 0 – 50 Cao Từ chối cấp tín dụng

D <0 Cao Từ chối cấp tín dụng

(Nguồn: Cẩm nang tín dụng NHTMCPNT Việt Nam)

Thực trạng rủi ro tín dụng

Tín dụng mang nội dung ứng trước cho người vay, bởi vậy rủi ro là một thuộc tính vốn có của tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể biểu hiện trực tiếp là vốn cho vay ra không thu hồi được đủ nợ gốc và lãi khi đến hạn, hoặc cũng có thể biểu hiện dưới dạng rủi ro tiềm ẩn khi ngân hàng quá tập trung đầu tư vào một hay một số lĩnh vực nào đó.

Thước đo phổ biến nhất hiện nay để đo lường rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu.

a. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là các khoản nợ mà khách hàng không có khả năng trả một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi đến hạn. Tùy thuộc vào thời gian quá hạn mà chia nợ quá hạn ra các mức khác nhau.

Tình hình nợ quá hạn tại VCBHN được thể hiện khái quát qua bảng sau:

Bảng 2.5 Tình hình nợ quá hạn Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 6/2011 Số Số Mức % Số Mức % Số Mức % tăng

tiền tiền tăng tăng tiền tăng tăng tiền tăng Tổng dư nợ 2524 3125 601 23.8% 3932 807 20.52% 3988 56 1.42% Tổng NQH 103 699.8 596.8 579% 989.5 289.7 41.4% 858 -131.5 - 13.29% Tỷ lệ NQH 4.1% 22.4% 25.2% 21.5% (Nguồn: Phòng quản lý nợ VCBHN)

Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy sự gia tăng nợ quá hạn qua từng năm. Đây cũng là một điều không thể tránh khỏi khi tín dụng vẫn tăng trưởng đều đặn qua các năm đi cùng với sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế.

Sang năm 2009, 2010 và nửa đầu 2011, tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng cao đột biến vượt trên mức 5% cho chúng ta thấy được tình trạng đáng báo động của chất lượng tín dụng trong giai đoạn này.

Cụ thể thấy việc diễn ra tình trạng nợ quá hạn cao tại VCBHN trong thời gian qua là bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định 493/2005/QĐ- NHNN và Quyết định 18 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ, các khoản nợ được phân loại lại và có nhiều thay đổi so với các năm trước. Đến ngày trả lãi hàng tháng mà khách hàng không trả được nợ lãi hay gốc thì khoản nợ đó bị chuyển sang nợ loại 2, từ đó làm tăng các khoản nợ quá hạn.

Thứ hai, đó là sự biến động giá cả, lãi suất, tỷ giá trên thị trường. Trong 2 năm gần đây, nền kinh tế có nhiều biến động, giá cả hàng hóa leo thang, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất…các nhân tố này tác động, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp. Giá cả các yếu tố đầu vào đắt đỏ khiến cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, lợi nhuận giảm và khả năng trả nợ ngân hàng đầy đủ, đúng hạn giảm.

Như vậy có thể thấy, cùng với việc mở rộng cho vay thì đi liền với nó mức độ rủi ro tín dụng của VCBHN cũng gia tăng. Việc tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những năm qua là một dấu hiệu không tốt, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, giữ một

tỷ lệ nợ quá hạn thấp trong những năm tiếp theo, VCBHN cần quan tâm hơn đến chất lượng tín dụng.

Để có thể phân tích sâu hơn về vấn đề này ta có thể phân tích tình hình nợ quá hạn như sau :

* Tình hình nợ quá hạn theo nhóm nợ

Trong năm 2009, 2010 và nửa đầu 2011, do sự biến động phức tạp của tình hình kinh tế thế giới kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nợ quá hạn tăng đột biến trong giai đoạn này. Chúng ta có thể thấy được tỷ trong của các nhóm nợ trên tổng nợ quá hạn qua bảng sau đây:

Bảng 2.6 Tình hình nợ quá hạn theo nhóm nợ. Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng dư nợ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 2009 3125 2520.62 (80.66%) 441.19 (14.12%) 2.19 (0.07%) 0.46 (0.15%) 160.8 (5%) 2010 3932 3106.27 (79%) 589.43 (14.99%) 25.14 (0.64%) 0 (0%) 212.66 (5.37%) 6/2011 3988 3129.94 (78.48%) 645.25 (16.18%) 0.54 (0.01%) 2.41 (0.06%) 212.63 (5.33%) ( Nguồn phòng Quản lý nợ VCBHN)

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, năm 2010 và nửa đầu năm 2011, tỷ trọng nợ nhóm 1 đã giảm đi so với năm 2009, trong khi đó nợ nhóm 4 và nhóm 5 đã có sự tăng đột biến so với năm 2009. Điều này là do, các doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế suy thoái kèm theo mức lãi suất cho vay rất cao làm cho các doanh nghiệp mất khả năng trả nợ đúng thời hạn, làm cho nợ dưới chuẩn và nợ có khả năng mất vốn tăng cao. Đây một phần là nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh tế ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp mất cân đối nguồn, do lấy nguồn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn. Trước tình hình khó khăn này buộc ngân hàng phải gia hạn nợ. Điều đó cho thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng của VCBHN vẫn còn chưa tốt và nhiều điểm cần phải chú ý.

b. Thực trạng nợ xấu

Nợ xấu làm giảm thấp lợi nhuận của NH. Khi nợ xấu cao thì phải tăng trích lập dự phòng rủi ro khiến cho lợi nhuận thu được càng thấp. Ngoài ra, chi phí do nợ xấu là rất lớn, chi trả lãi tiền gửi vì không thu hồi được nợ để thanh toán, chi phí quản lý nợ xấu và các chi phí liên quan khác. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của NH và ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh doanh khác.

Ở các nước, nợ quá hạn thường được gọi chung là nợ xấu. Khi tỷ lệ nợ xấu của 1 ngân hàng lên tới 5% tổng dư nợ thì được coi là báo động. Nước ta nợ xấu ngoài nợ quá hạn còn bao gồm nợ khó đòi, nợ có khả năng mất vốn, nợ chờ xử lý, nợ khoanh… Nhìn chung, tình hình nợ xấu của VCBHN được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 6/2011 Số tiền Số tiền Mức tăng % tăng Số tiền Mức tăng % tăng Số tiền Mức tăng % tăng Tổng dư nợ 2524 3125 601 23.8% 3932 807 20.52% 3988 56 1.4 Tổng Nợ xấu 39 163.4 124.4 319% 237.7 74.3 45.5% 215 -22.7 -9.5 Tỷ lệ Nợ xấu 1.5% 5.23% 6% 5.4% (Nguồn : Phòng quản lý nợ VCBHN)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu của VCBHN trong 2 năm 2009, 2010 và nửa đầu 2011 đều ở mức cao đặc biệt là năm 2009 tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến. Tổng nợ xấu tại thời điểm 31/12/2008 là 39 tỷ đồng chiếm 1,5% tổng dư nợ. Tuy ở dước mức 2% nhưng đây cũng là một con số khá cao. Đến năm 2009, tổng nợ xấu tăng lên 163.4 tỷ đồng, tăng 319% so với năm 2008 dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng lên 5.23%. Nguyên nhân là do trong năm 2009, tại VCBHN phát sinh một số khoản vay tuy chưa phát sinh nợ quá hạn tuy nhiên đã phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ nên làm cho số nợ xấu tăng lên. Cùng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhà đất bắt nguồn từ Mỹ làm cho tình hình kinh tế thế giới giai đoạn này cũng bị ảnh hưởng. Việc phân loại nợ theo quy định của NHNN cũng là một nguyên nhân khiến cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao. VCBHN trước tình hình đó, tuy đã có chú trọng thu nợ,

tập trung xử lý các khoản nợ có vấn đề, nợ khó đòi, áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để có thể thu được các khoản nợ tồn đọng năm cũ chuyển sang nhưng vẫn không thể đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. VCBHN đã phối hợp với các doanh nghiệp và cơ quan chức năng để giải quyết khoản nợ tồn đọng của các doanh nghiệp có nợ xấu, và đã làm việc với các doanh nghiệp để trả dần các khoản nợ khó đòi.

Sang năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, tỷ lệ nợ xấu đã chuyển biến theo chiều hướng khó lường. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng lên 6% trên tổng dư nợ. Nguyên nhân của việc gia tăng nợ xấu này là do một số khoản tín dụng xin cơ cấu lại thời gian trả nợ và một số khoản không thu được gốc và lãi đúng hạn. Năm 2010 là một năm làm ăn khó khăn đối với các doanh nghiệp. Với việc thắt chặt tín dụng của NHNN là cho khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng bị giảm sút làm cho việc cho vay đối với các dự án, các doanh nghiệp phải hạn chế. Mức lãi suất cho vay đạt lên mức cao kỉ lục làm cho các doanh nghiệp phải đương đầu với nghĩa vụ trả nợ nặng nề khiến cho không ít các doanh nghiệp, các dự án phải xin gia hạn thời gian trả nợ, nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. Đây là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong năm 2009, 2010 và nửa đầu 2011.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý nợ xấu và phòng ngừa rủi ro tín dụng, VCBHN đã tích cực triển khai rà soát lại toàn bộ khách hàng vay vốn, thực hiện các biện pháp nhằm thu hồi nợ kịp thời và ngăn chặn không để phát sinh thêm các khoản nợ xấu.

2.2.1.3. Quản lý và giảm thiểu rủi ro tín dụng

a. Mục tiêu, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh Hà Nội

- Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành nghề lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề lĩnh vực có liên quan đến nhau, một loại tiền tệ, và tại một địa bàn.

- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ lập thể (nhiều ngành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách

quan.

- Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội (Trang 53 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w