NHNT Chi nhánh Hà Nội có 12 phòng ban chức năng, 10 phòng giao dịch và gần 300 nhân viên.
Trong đó, những phòng ban có mối liên hệ trực tiếp đến quản trị rủi ro tín dụng bao gồm:
Phòng Khách hàng
Phòng Khách hàng có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của NHNT. Thực hiện triển khai cho vay đối với các phương án kinh doanh của đối tượng khách hàng là các tổ chức theo đúng các qui định, qui chế, thể lệ về cho vay hiện hành của NHNN VN và NHNTVN
Bên cạnh đó, phòng có chức năng nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro gồm rủi ro chung( rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường…) và rủi ro riêng( rủi ro đối với khách hàng, đối với dự án) nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn, hiệu quả.
Phòng Khách hàng thể nhân
Phòng Khách hàng thể nhân có chức năng thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mỗi quan hệ với các khách hàng thể nhân trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm của ngân hàng nhằm mục tiêu kinh doanh an toàn và hiệu quả.
Phòng quản lý nợ
Phòng quản lý nợ có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu nợ. Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp với số liện trên hồ sơ. Đảm bảo lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn. Đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước qui định trong Quy trình tín dụng.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
Trước những khó khăn thách thức của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, trong 6 tháng đầu năm, NHNN đã triển khai hàng loạt các biện pháp nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, ổn định thị trường ngoại hối. NHNN đã chỉ đạo các NHTM thực hiện
nghiêm túc kế hoạch tăng trưởng tín dụng dưới 20%, tập trung vốn tín dụng cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất, giám sát chặt chẽ lãi suất huy động vốn bằng VND và USD. Tính đến 30/06/2011, tổng dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng ước tăng 7,05% so với cuối năm 2010, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 2,37%.
Trải qua chặng đường dài phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, NHTMCPNT Việt Nam Chi nhánh Hà Nội đã đạt được nhiều thành công trong các hoạt động kinh doanh. Trước bối cảnh khó khăn của năm qua, NHNT Chi nhánh Hà Nội đã linh hoạt chủ động và nỗ lực phấn đấu để thực hiện các mục tiêu và đạt hiệu quả trong kinh doanh. Tình hình cụ thể được thể hiện trong một số mặt như sau: 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Với tình hình kinh tế xã hội không thuận lợi, năm 2011 là năm khó khăn đối với công tác huy động vốn tại NHNT Chi nhánh Hà Nội. Cụ thể:
- Tình hình lạm phát cao của nèn kinh tế cùng viẹc áp dụng trần lãi suất huy động vốn đối với VND là 14%/năm , dẫn đến các TCKT rút tiền VND về sử dụng nhằm giảm nợ vay, hoặc tranh thủ gửi tiền ở các ngân hàng khác với lãi suất cao hơn.
- Mức chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng cổ phần và VCBHN là khá lớn đồng thời các NH TMCP và các ngân hàng nước ngoài có các gói sản phẩm tiền gửi rất đa dạng kết hợp với các chương trình khuyến mại hấp dẫn đã hút bớt một phần tiền gửi của dân cư cả ở VNĐ và USD.
- Thêm vào đó, lãi suất huy động VNĐ tăng cao, lãi suất huy động ngoại tệ giảm nên người dân có xu hướng chuyển từ ngoại tệ sang VNĐ để gửi tiết kiệm dẫn đến vốn huy động bằng ngoại tệ từ dân cư giảm mạnh.
- Tỷ lệ lạm phát cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nên cũng ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của đối tượng này.
- Lãi suất huy động liên tục tăng cao trong khi lãi suất cho vay chịu mức trần 150% LSCB đã ảnh hưởng đáng kể đến chi phí huy động vốn của chi nhánh.
Năm 2010, mặc dù phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt với các NHTM trên địa bàn trong cuộc chạy đua lãi suất để thực hiện Thông tư 13/2010/TT.NHNN và một số bổ sung tại Thông tư 19 của Thống đốc NHNN về các qui định tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, nhưng với sự nhạy
bén, linh hoạt trong cơ chế điều hành lãi suất của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên tại Chi nhánh, công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được kết quả rất khả quan.
Tổng nguồn vốn của Chi nhánh tính đến 30/06/2011 quy VND đạt 11.293 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 10.689 tỷ, bằng mức đạt được so với cuối năm 2010, và chưa tăng được so với kế hoạch NHTMCPNT giao cho chi nhánh đến cuối năm 2011 là 13.382 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2011, Chi nhánh đã có sự điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp biến động trên thị trường đồng thời triển khai nhièu hình thức đa dạng, hấp dẫn nhằm thu hút nguồn tiền VND từ cá khách hàng là dân cư. Bên cạnh đó, với việc NHNN mới đây quy định trần huy động USD đối với cá nhân xuống còn 2%/năm, đối với doanh nghiệp là 0,5%/năm bên cạnh những quy định quản chặt thị trường ngoại hối khác khiến cho nhiều người dân và doanh nghiệp đã mạnh tay bán USD ra thị trường để chuyển đổi thành những khoản tiền gửi bằng VND nhờ vậy nguồn cung VND cũng dần được cải thiện.
Nguồn vốn của Chi nhánh năm 2010 đạt 11.129 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt 10.705 tỷ đồng, tăng 28,1% so với năm 2009 và hoàn thành 98,5% kế hoạch huy động vốn năm 2010. Nếu căn cứ chỉ tiêu “Tốc độ thực hiện bình quân” được VCBTW đưa ra làm căn cứ tính điểm hoàn thành kế hoạch thì huy động vốn bình quân ngày từ 01/01/2010 đến 31/12/2010 so với thời điểm 31/12/2009 tăng 9,63%. Con số này cho thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Chi nhánh năm 2010 duy trì được sự ổn định và đồng đều.
Bảng 2.1 Cơ cấu huy động vốn của NHTMCPNT Chi nhánh Hà Nội theo nguồn huy động từ 2008- nửa đầu 2011
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 6/2011
số trọng số trọng số trọng số trọng Theo thành phần kinh tế 7,175 100% 8,355 100% 10,705 100% 10,689 100% HĐ từ dân cư 5,395 75% 5,904 71% 6,165 58% 6,410 60% HĐ từ TCKT 1,780 25% 2,451 29% 4,540 42% 4,279 40%
Theo loại tiền 7,175 100% 8,355 100% 10,705 100% 10,689 100%
VND 3,919 55% 4,803 57% 6,931 65% 7,084 66,5% Ngoại tệ quy
VND
3,256 45% 3,552 43% 3,774 35% 3,685 33,5%
(Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh NHTMCPNT Việt Nam Chi nhánh Hà Nội 2008,2009,2010,6 tháng đầu năm 2011)
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Với mặt bằng lãi suất cao, kinh tế suy giảm, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh cũng như tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Năm 2010, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và các chỉ đạo của Hội Sở chính, VCB Hà Nội đã tập trung vốn vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, phục vụ nhu cầu thiết yếu như lĩnh vực xăng dầu, nông nghiệp nông thôn, cho vay xuất khẩu, hạn chế đầu tư vốn vào lĩnh vực phi sản xuất; phân loại khách hàng dựa trên tiêu chí xếp hạng tín nhiệm của khách hàng, từ đó đưa ra biện pháp tăng, giảm dư nợ cho phù hợp, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và theo đúng lộ trình tăng trưởng tín dụng. Chi nhánh đã phát triển thêm một số khách hàng mới như Tổng công ty khoáng sản Việt Nam Vinacomin, Công ty cổ phần thương mại Nem New, Công ty TNHH Bình Lý…..
Tính đến 30/06/2011 dư nợ cho vay tại chi nhánh là 3.988 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2010 và đạt 89% so với kế hoạch VCB TW giao.
Dư nợ phân loại theo tiền tệ: dư nợ VND đạt 2.692 tỷ đồng, chiếm 67,5% so với tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ đạt 1.296 tỷ đồng, chiếm 32,5% so với tổng dư nợ. Hiện nay, chi nhánh có 130 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng trong đó có khoảng 30 khách hàng Vip luôn được chi nhánh ưu tiên tạo mọi điều kiện ưu đãi trong mọi lĩnh vực hoat động như tín dụng, thanh toán, chuyển tiền, đổ lương qua tài khoản.
Thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN và NHNT VN và để đạt được dư nợ theo đúng lộ trình, VCBHN đã thực hiện chọn lọc khách hàng cho vay theo đó tập trung vào các khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, đồng thời tập trung thu nợ đối với các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn của khách hàng thể nhân nên dư nợ đối tượng này giảm đáng kể. Đến cuối năm, hoạt động tín dụng đã có thể nới rộng hơn thì lãi suất cho vay hiện vẫn ở mức cao và có xu hướng giảm, đồng thời tình hình kinh tế khó khăn nên việc tăng dư nợ với đối tượng khách hàng này tăng không đáng kể.
Năm 2010, công tác cho vay của VCBHN luôn thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 15/01/2010 và Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 06/04/2010 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời luôn bám sát chủ trương của Chính phủ về chống suy giảm kinh tế, kích thích đầu tư, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế thông qua kênh hỗ trợ lãi suất cho vay, tập trung thực hiện nhiệm vụ tăng cường công tác huy động vốn theo chủ trương của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, đảm bảo điều hòa ổn định các cân đối tiền tệ, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, dân cư phát triển sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống. Quán triệt định hướng và chính sách hoat động tín dụng thận trọng, thực hiện theo phương châm “Hiệu quả và an toàn”, tốc độ tăng trưởng tín dụng của VCBHN trong thời gian qua có xu hướng giảm dần.
Với nỗ lực của cán bộ VCBHN, tình hình cho vay đạt được những kết quả sau:
Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay của VCBHN giai đoạn 2008-nửa đầu 2011 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 6/2011 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ 2524 100 3125 100 3932 100 3988 100 Theo loại tiền Dư nợ CV VND 1766.8 70 2281.25 73 2752.4 70 2692 67.5 Dư nợ CV ngoại tệ 757.2 30 843.75 27 1179.6 30 1296 32.5 Theo thời hạn Dư nợ CV NH 1805.09 73.3 2312.5 74 2988.32 76 2971 74.5 Dư nợ CV TDH 673.91 26.6 812.5 26 943.68 24 1017 25.5
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của VCBHN năm 2008, 2009, 2010, nửa đầu 2011)
Năm 2008 với sự biến động mạnh mẽ của thị trường làm ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng tín dụng. Sự tăng chủ yếu là do đầu và giữa năm 2008 có sự phát triển của nền kinh tế, nhiều dự án được đưa vào thực hiện và được giải ngân. Nhưng đến cuối năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng bị chậm lại, nhiều dự án đầu tư phải tạm hoãn, chất lượng các khoản tín dụng có phần giảm sút, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao làm tăng mức rủi ro cho VCBHN. Công tác tín dụng của VCBHN bị tác động và phụ thuộc rất nhiều từ những biến động trên thị trường tiền tệ và những quyết sách mới về kiềm chế lạm phát của NHNN. Trong đó có lộ trình cắt giảm dư nợ được chỉ đạo từ NHNN Việt nam và NHTMCPNT Việt Nam, VCBHN vẫn tiếp tục duy trì mục tiêu trong công tác cho vay theo phương châm “Hiệu quả & an toàn”. Tổng dư nợ của VCBHN tính đến 31/12/2008 đạt 2.524 tỷ đồng, bằng 98,9% so với năm 2007, vượt 3% so với kế hoạch 2.450 tỷ đồng đồng mà NHNT Việt Nam đã điều được chỉnh ngày 05/11/2008. Chi nhánh luôn chủ trương đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu,
tăng cường công tác quản trị rủi ro nhằm đảm bảo tính an toàn và bền vững trong hoạt động tín dụng.
Năm 2009, VCBHN đã thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao về chủ trương chống suy giảm kinh tế, khuyến khích đầu tư, tiêu dùng, kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua kênh hỗ trợ lãi suất cho vay của Chính phủ; đồng thời góp phần bảo đảm ổn định các cân đối tiền tệ quan trọng, duy trì an toàn hệ thống ngân hàng và tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống. Từ tháng 2/2009, VCB HN đã tích cực, chủ động triển khai chủ trương cho vay hỗ trợ lãi suất vốn VNĐ ngắn hạn và trung dài hạn.
Tổng dư nợ tính đến 31/12/2009 đạt 3.125 tỷ đồng, tăng 27,3% so với cuối năm 2008, đạt kế hoạch mục tiêu năm 2009 NH TMCP NT VN giao cho Chi nhánh (căn cứ theo nguyên tắc số dư nợ cho vay mục tiêu của Chi nhánh tăng thêm tối đa bằng ½ số tăng dư huy động vốn).
Tỷ trọng dư nợ VND tăng cao là do trong năm 2009, thực hiện chủ trương cho vay hỗ trợ lãi suất của chính phủ, các doanh nghiệp đều có xu hướng chuyển sang nhận nợ bằng VND để được hưởng hỗ trợ ưu đãi lãi suất 4%/năm. Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng là tỷ giá USD/VND tăng cao, nguồn cung USD trong nước để thanh toán nước ngoài, trả nợ vay khó khăn khan hiếm, nên các doanh nghiệp lo ngại trong việc nhận nợ bằng ngoại tệ.
Đến năm 2010 và nửa đầu 2011, do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, Ban Giám đốc xác định nhiệm vụ trọng tâm là xử lý nợ xấu bên cạnh việc phải đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, luôn duy trì mức dư nợ cho vay hợp lý và đảm bảo định hướng tăng tín dụng của hệ thống. Chi nhánh hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản (dư nợ cho vay lĩnh vực này tính đến tháng 6/2011 là 323.3 tỷ đồng) do các vấn đề về văn bản, giấy tờ pháp lý chưa mang tính thống nhấy nên chưa tạo tiền đề để phát triên. Đồng thời, chi nhánh không cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán bởi lĩnh vực này hàm chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu.
khó khăn trong hoạt động kinh doanh cũng như tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. VCBHN đã phát triển thêm một số khách hàng mới như công ty thiết bị công nghiệp nặng, Viện dầu khí,…. Tuy tình hình kinh tế khó khăn nhưng trong 3 năm qua, dư nợ tín dụng của VCBHN liên tục tăng trưởng.
Đồ thị 2.1 Diễn biến dư nợ của VCBHN
2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác
a. Thanh toán xuất nhập khẩu
Về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, đây là một thế mạnh của NHNT nói chung và VCBHN nói riêng. Tuy nhiên trước biến động chung của toàn nền kinh tế, đặc biệt là những biến động mạnh về giá cả của các mặt hàng XNK chủ yếu như dầu thô, sắt thép, lương thực… cũng như sự thay đổi bất thường trong cung cầu hàng hóa của thị trường thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu cả nước vẫn có mức tăng khả quan là 30,3% và kim ngạch nhập khẩu tăng 25,8%. Điều này đã tác động tới tình hình thanh toán XNK của VCB HN.