• Giá trị tính thuế của Tài sản: là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế TN, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà DN sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của TS được thu hồi.
• Nhận biết cơ sở tính thuế của 1 TS:
– Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch có ảnh hưởng
– Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch có ảnh hưởng
đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch:
• Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch tạo ra thu nhập chịu thuế trong năm của doanh nghiệp được căn cứ vào giá trị khoản thu nhập chịu thuế khi thu hồi tài sản đó tạo ra. Ví dụ: khoản phải thu
• Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch mà thu nhập từ giao dịch này không chịu thuế, về bản chất được căn cứ vào giá trị khoản thu nhập được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế, được xác định bằng đúng giá trị ghi sổ của tài sản đó. Ví dụ: khoản phải thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia hoặc các khoản thu nhập đã được nộp thuế khấu trừ tại nguồn
Giá trị tính thuế của Tài sản
• Nhận biết cơ sở tính thuế của TS (tt):
– Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch:
• Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí tại thời điểm phát sinh giao dịch nhưng khi thu hồi tài sản có phát sinh thu nhập chịu thuế, được căn cứ vào giá trị còn được
tài sản có phát sinh thu nhập chịu thuế, được căn cứ vào giá trị còn được tính vào chi phí (khấu trừ vào thu nhập chịu thuế) trong các năm tương lai khi bán (thanh lý) hoặc khấu hao. Ví dụ: hàng tồn kho, TSCĐ.
• Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí tại cả thời điểm phát sinh giao dịch và thời điểm thu hồi tài sản, được căn cứ vào giá trị được loại trừ khỏi thu nhập tính thuế
khi thu hồi tài sản, được xác định bằng đúng giá trị ghi sổ của tài sản