Đánh giá hệ thống cổng thông tin hiện tại của Học viện

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động cổng thông tin hiện nay của học viện ngân hàng (Trang 27 - 45)

1.2.1. Phân tích hoạt động của cổng thông tin Học viện

Được thành lập từ năm 1961, Học viện Ngân hàng đã và đang đóng góp vào tiến trình phát triển của đất nước, đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ về kinh tế, tài chính ngân hàng cũng như các kiến thức về công nghệ thông tin. Học viện Ngân hàng là một trong những trường, cũng như học viện hàng đầu Việt Nam về đào tạo các chuyên ngành kinh tế. Với truyền thống 50 năm đào tạo cho ngành ngân hàng và các ngành kinh tế khác, học viện đã thực sự dành được sự quan tâm của các ngân hàng, doanh nghiệp và rất nhiều bạn trẻ muốn được đào tạo tại trường. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc sử dụng internet để tìm kiếm thông tin trở nên rất phổ biến. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai đào tạo, trao đổi thông tin giữa giảng viên – sinh viên – nhà quản lý là một điều tất yếu. Việc cần thiết trước mắt là cần có một cổng thông tin trực tuyến, nơi luôn được cập nhật đầy đủ và hoàn thiện nhất về toàn bộ các thông tin của Học viện Ngân hàng.

Nhu cầu của sinh viên ngày càng tăng lên, những băn khoăn thắc mắc trong công tác học tập, nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có một môi trường cho sinh viên thảo luận và nói lên ý kiến riêng của mình; nơi trao đổi các vấn đề về học tập về các lĩnh vực của cuộc sống, nơi để sinh viên có thể trò chuyện tâm sự cảm xúc của mình, đồng thời cũng là nơi để sinh viên tìm kiếm tài liệu học tập, tra cứu các tin tức thông tin có ích cho việc học tập.

Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên cũng cần có cách thức nào đó để có thể đón nhận ý kiến đóng góp của sinh viên, từ đó đưa các những thay đổi kịp thời, cũng như giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên một cách nhanh chóng nhất nhằm giúp sinh viên gỡ rối những vấn đề bế tắc về chủ trương, nội dung môn học v.v…

Trong bối cảnh Học viên Ngân hàng đang dần chuyển sang đào tạo hoàn toàn theo học chế tín chỉ, hình thái lớp học không còn ổn định, việc các khoa, phòng ban

muốn thông báo tới sinh viên một sự kiện không thể chỉ thông qua cán sự lớp bởi lớp niên chế hiện nay đã không còn tập trung mà phân tán ra thành nhiều lớp học phần, hơn nữa đôi khi quá trình thông tin gặp sự cố có thể gây mất mát thông tin và thông tin không đến được với người nhận tin.

Để hiểu rõ thế nào là cổng thông tin, chúng ta tìm hiểu khái niệm về website, cổng thông tin và trang tin điện tử.

Bảng 2.9: So sánh giữa Website, Portal và Trang tin điện tử

Tiêu chí Website Portal Trang tin điện tử

Module con - Tùy theo từng lĩnh vực thông tin mà website đó cung cấp, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ.

- Bao gồm nhiều siêu liên kết dẫn đến các thông tin, ứng dụng, các dịch vụ hợp tác nằm trên nhiều tên miền khác nhau.

- Giới thiệu

- Tin tức là chủ yếu, với nhiều module nhỏ hơn như Tin tiểu điểm, tin nổi bật, tin mới,..

- Tìm kiếm, quảng cáo, liên hệ,…

- Nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ. Nội dung - Tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường Internet nói

- Thường tập trung về một lĩnh vực hoặc một tổ chức, đi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau.

- Hoạt động theo nguyên tắc “một đầu mối cho tất cả”, tăng khả năng tương tác

Cung cấp thông tin chính thức của các cơ quan báo chí hoặc các cơ quan Đảng và Nhà nước.

chung. thông tin nhiều chiều, giữa nhà quản trị và người dùng. Cách thức cập nhật - Web tĩnh: giao diện và nội dung được dựng sẵn, cập nhật thông tin khó khăn. - Web động: được cập nhật, truy xuất và hiển thị tùy theo yêu cầu người dùng nhưng không thể thay đổi về cấu trúc. (Chỉ động về nội dung)

- Nội dung được cập nhật, truy xuất và hiển thị tùy theo yêu cầu người dùng.

- Hệ thống trong Portal có thể dễ dàng bổ sung, nâng cấp, chỉnh sửa vì các thành phần đều ở dạng các module tương đối độc lập (Động cả về nội dung và cấu trúc)

- Nội dung được cập nhật theo thời gian. - Cấu trúc không thay đổi. Hạ tầng - Công nghệ web: ASP, PHP, Java,… - Các hệ quản trị nội dung: Drupal, Zoomla, NukePHP,…

- Không đơn giản chỉ là một trang HTML chứa liên kết đến các tài nguyên, nó sử dụng công nghệ Portal. Nhiều hãng lớn hiện đang cung cấp công nghệ này như IBM có Websphere, Microsoft với SharePoint, Oracle đưa ra OracleAS Portal, Sun Microsystems là iPlanet...

- Công nghệ web: ASP, PHP, Java,… - Các hệ quản trị nội dung: Drupal, Zoomla, NukePHP,…

- Hạ tầng về mặt pháp lý, được sự bảo trợ thông tin của Nhà nước.

tức:

dantri.com.vn, vnexpress.net,…

- Website

thương mại điện tử: muachung.vn, chodientu.vn,… - Website cá nhân: blog,… … lần đăng nhập duy nhất, ta có thể sử dụng tất cả các dịch vụ và ứng dụng của chúng: + Tìm kiếm: https://www.google.com.vn/ + Tin tức: http://news.google.com.vn + Dịch: http://translate.google.com.vn …

- Portal của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: + Trang chủ: http://www.chinhphu.vn + Báo điện tử Chính phủ: http://baodientu.chinhphu.vn/ + Thủ tướng Chính phủ: http://thutuong.chinhphu.vn/ …

Bộ Giao thông vận tải:

http://www.mt.gov.vn/

- Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc:

http://cema.gov.vn/

Hiện nay, Học viện Ngân hàng đang có một cổng thông tin điện tử với tên miền là http://hvnh.edu.vn/.

Hình 2.2: Giao diện chính của website

Website cung cấp khối lượng thông tin khá dồi dào, với rất nhiều chuyên mục, từ vấn đề đào tạo – học vụ, phát triển nghiệp vụ, đến việc tuyển sinh – tuyển dụng,

hệ thống đào tạo hợp tác quốc tế,... Gần như tất cả các lĩnh vực liên quan đến chương trình đào tạo của Học viện Ngân hàng đều được trình bày tại các đề mục trên website. Đây là biểu đồ lượng tìm kiếm với từ khóa “Học viện Ngân hàng Hà Nội” trên máy chủ Google, tính từ năm 2004 đến nay. Ta có thể thấy lượng tìm kiếm tăng khá hợp lý so với lượng sinh viên ngày càng gia tăng của Học viện Ngân hàng.

Hình 2.3: Biểu đồ lượng tìm kiếm website Học viện Ngân hàng tính từ năm 2004 đến nay

Website hiện nay hoạt động với sơ đồ site như sau:

Ta có thể thấy website Học viện Ngân hàng có cơ sở dữ liệu khá đồ sộ và đầy đủ, được chia thành rất nhiều các Mục và Chuyên mục. Các phân viện, các cơ sở đào tạo, các Khoa, bộ môn, các đơn vị phục vụ, thư viện,… đều có các page riêng. Có thể thấy rằng, hầu hết các chuyên mục đều mang những thông tin tĩnh. Tức là thông ở các mục này không được cập nhật thường xuyên hàng ngày, đa phần đều là những thông tin giới thiệu về cơ cấu, về tài liệu, về quá trình phát triển,… Ví dụ như các Chuyên mục:

- Giới thiệu.

- Các phân viện, cơ sở đào tạo. - Các Khoa, bộ môn.

- Kiểm định chất lượng giáo dục. - 1000 năm Thăng Long.

- 50 năm HVNH. …

Các khối thông tin động, tức là thông tin được cập nhật liên tục, bao gồm các tin tức hàng ngày về các hoạt động của Học viện, lịch khai giảng các lớp Nghiệp vụ, thông tin tuyển sinh - tuyển dụng,… đều nằm trong các mục còn lại và được đặt ở trang chủ:

- Bản tin học viện. - Thông tin đào tạo. - Phát triển nghiệp vụ.

- Thông tin tuyển sinh, tuyển dụng. - Tin tức và sự kiện.

Sinh viên Học viện cũng có trang cập nhật thông tin về quy chế, về lịch thi, về điểm và các công tác khác cho mình. Tuy nhiên, lại có sự trùng lặp giữa Trang sinh viên và Cổng thông tin sinh viên. Điều đó khiến cho sinh viên có phần khó theo dõi thông tin mình quan tâm.

Nhìn chung, website đã đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu về thông tin cho sinh viên, giảng viên và các đối tượng khác muốn tìm hiểu về Học viện Ngân hàng. Giao diện rõ ràng, màu sắc hài hòa, thông tin được sắp xếp và bài trí tương đối hợp lý và gọn gàng. Có thể nói, website đã thực hiện được tốt chức năng là Cổng thông tin chính thức của Học viện Ngân hàng.

Để có được cái nhìn khách quan hơn về chất lượng của website, chúng ta sử dụng bộ công cụ Alexa đánh giá website, đặt website học viện Ngân hàng trong mối tương quan với website các Học viện, các trường Đại học khác trên cả nước.

Thứ hạng trang Web là tiêu chí thể hiện uy tín và độ hấp dẫn của trang web dựa trên số lượng truy cập vào trang web đó. Hiện có khá nhiều công cụ đánh giá và xếp hạng trang Web như Compete, ComScore, Hitwise, Nielsen//NetRatings, Netcraft, Ranking.com,… Trên thực tế, ở Việt Nam Alexa là thước đo trang Web rất được ưa chuộng.

Alexa Internet, Inc là một công ty chi nhánh của Amazon.com, nổi tiếng vì đây là trang web uy tín nhất trong trong việc thống kê thông tin về lưu lượng truy cập website hiện nay.

Alexa Internet được Brewster Kahle và Bruce Gilliat thành lập năm 1996. Công ty sử dụng một thanh công cụ (toolbar) cho người dùng Internet. Dựa trên các thông tin về lưu lượng truy cập của các công cụ gửi về, Alexa ranking cung cấp cho mỗi trang web thông tin về lượng truy cập, mức độ truy cập thường xuyên, các liên kết đến trang web... và các thông tin được cập nhật.

Tháng 7 năm 2008, Alexa tuyên bố thay đổi cách thức xếp hạng website toàn cầu, căn cứ vào nhiều nguồn hơn để cách xếp hạng được chính xác hơn.

Có thể nói Alexa Rank là thước đo mức độ phổ biến của các website. Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố là số trang web người dùng xem (Page Views) và số người truy cập website (Reach). Các số liệu thống kê của Alexa dựa trên những dữ liệu thu thập từ người dùng cài đặt Alexa Toolbar. Cứ 3 tháng 1 lần, Alexa tiến hành tổng kết số liệu và xếp hạng các website. Hiện có khoảng hơn 10 triệu người dùng Internet trên thế giới sử dụng công cụ này.

Chỉ số thứ hạng Alexa của một website cao được hiểu là website đó có đông người truy cập, thể hiện sự thu hút của website đối với người dùng. Lý do có thể là vì website có nhiều thông tin hữu ích, giao diện đẹp, hợp lý, cách sắp xếp thông minh, tối ưu trong việc hỗ trợ tra cứu,… Chỉ số Alexa rank là thước đo ghi nhận thành quả lao động của các webmaster với cộng đồng và là một công cụ rất hữu ích giúp các webmaster quản trị website hiệu quả.

Với website Học viện Ngân hàng http://hvnh.edu.vn/, trong 3 tháng gần đây kết quả trên Alexa hiển thị như sau:

Xét về lượng truy cập, website xếp thứ 734.467 trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hvnh.edu.vn xếp thứ 2.264.

Chúng ta có thể so sánh thứ hạng website Học viện với website một số Học viện, trường Đại học thuộc khu vực Hà Nội cũng như các trường thuộc khối ngành kinh tế trên cả nước như:

Bảng 2.10: Bảng so sánh xếp hạng giữa các trường (xếp hạng ngày 24/03/2012) Website Xếp hạng quốc tế Xếp hạng trong nước

www.hut.edu.vn

Trường Đại học Bách Khoa Hà nội

72.056 306

www.neu.edu.vn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

139.457 544

www.vcu.edu.vn

Trường Đại học Thương mại

252.055 970

Học viện Ngân hàng

www.ftu.edu.vn

Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội

307.911 2.845

www.hvtc.edu.vn

Học viện Tài chính 556.536 Không xếp hạng

www.buh.edu.vn

Đại học Ngân hàng – Thành phố Hồ Chí Minh

2.076.681 Không xếp hạng

Bảng số liện trên cho thấy, tính trên bảng xếp hạng trong nước, lượng truy cập vào website HVNH có một khoảng cách khá xa so với các trường như Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại. Chúng ta có thể thấy thắc mắc về sự không khớp giữa xếp hạng quốc tế và xếp hạng trong nước. Có những trường ví dụ như Đại học Ngoại thương. Website của họ xếp ở thứ hạng cao hơn website HVNH, nhưng xếp hạng trong nước lại thấp hơn. Hay như Học viện Tài chính, thứ hạng xét trên thế giới cao hơn HVNH nhưng trong nước lại không có kết quả xếp hạng. Điều đó có thể lý giải bởi lý do về lượng truy cập từ nước ngoài. Có thể xét về lượng người truy cập từ các địa chỉ IP trong nước, website HVNH có số lượng cao hơn, nên xếp hạng cao. Trong khi xét trên toàn thế giới, website của các trường khác lại có số lượng người dùng truy cập từ địa chỉ IP nước ngoài cao hơn chúng ta rất nhiều. Do đó, thứ hạng của họ xét trên toàn thế giới lại cao hơn.

Trong tất cả các trường Đại học cao đẳng trên cả nước, trường xếp hạng cao nhất là Đại học Cần Thơ, xếp thứ 225, thuộc top 500 website có lượng truy cập hàng đầu Việt Nam.

Xếp sau đó là trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, ở thứ hạng 306

Điều đó chứng tỏ số lượng người truy cập vào website của Đại học Cần Thơ và Đại học Bách Khoa Hà Nội nhiều hơn rất nhiều so với website Học viện Ngân hàng. Xét về tương quan số lượng sinh viên, Học viện Ngân hàng có khoảng 20.000 sinh viên, trong khi Đại học Bách Khoa Hà Nội có khoảng 30.000 sinh viên và Đại học Cần Thơ là 50.000. Những con số này cho thấy, việc lượng truy cập vào website HVNH có ít hơn 2 trường còn lại cũng là điều dễ hiểu.

Phần lớn, đối tượng truy cập vào website HVNH đa phần có độ tuổi khoảng từ

18-24. Điều này là rất hợp lý, vì các thông tin trên website đáp ứng thông tin chủ

yếu cho sinh viên Học viện nói riêng và những đối tượng muốn tìm hiểu về Học viện Ngân hàng nói chung. Ví dụ như các em học sinh cấp 3 sẽ truy cập vào website để tìm hiểu về thông tin tuyển sinh, hay các bạn trẻ quan tâm đến các thông tin về các lớp nghiệp vụ, thông tin tuyển dụng, … Do đó, đối tượng truy cập hvnh.edu.vn đa phần có độ tuổi dưới 25.

Hình 2.8: Đối tượng truy cập chủ yếu (được ký hiệu là màu xanh)

Tuy nhiên, 43,8% người dùng truy cập vào website Học viện Ngân hàng lại chỉ để xem 1 trang duy nhất. Trung bình số lượng những lần truy cập như vậy trong 1 ngày là khoảng 2 lần. Người dùng truy cập vào website chính là sinh viên Học viện. Mà đối tượng này lại đăng nhập vào chủ yếu để xem 1 trang duy nhất. Ta cũng biết, điều sinh viên quan tâm chủ yếu là thông tin liên quan đến mình. Tức là, khả năng chuyên mục mà sinh viên truy cập nhiều nhất trên website chính là Cổng thông tin sinh viên, các thông tin còn lại về tin tức sự kiện được đặt ngay trên trang chủ lại không phải là điều thu hút sinh viên.

Nhưng thời gian trung bình để người dùng xem chuyên mục đó lại chỉ khoảng

73s, và tổng thời gian trung bình mỗi lần truy cập website là 3’27s. Điều đó cho

thấy một nghịch lý. Nhu cầu cập nhật thông tin liên tục của sinh viên là rất lớn, mục đích tìm kiếm cũng rất đa dạng. Thêm nữa, website cũng có lượng thông tin rất dồi dào và dày đặc. Với 73s cho 1 chuyên mục và tổng thời gian truy cập là

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động cổng thông tin hiện nay của học viện ngân hàng (Trang 27 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w