Định hướng huy động vốn của NHCT VN chi nhánh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 39 - 41)

Tiếp tục thực hiện chương trình huy động vốn theo chỉ đạo của NHCT VN, huy động vốn trong nước là chủ yếu, từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn tạo nguồn để cho vay trung và dài hạn, hạn chế cho vay nước ngoài. Trên cơ sở cơ chế, chính sách, Ngân hàng tích cực mở rộng quan hệ vay vốn bằng nhiều hình thức với các Ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế để tạo thêm nguồn vốn phục vụ cho đầu tư. Nghiên cứu thực hiện phương thức NHTM phối hợp với các doanh nghiệp

xây dựng dự án để gọi vốn liên doanh, vay vốn nước ngoài. Mở rộng huy động vốn gắn liền với khả năng mở rộng cho vay và đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các chương trình ngành kinh tế và các dự án có hiệu quả.

Coi huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa then chốt quyết định của từng chi nhánh để đáp ứng nhu cầu giải ngân các hợp đồng tín dụng đã ký, đồng thời giữ vững nền vốn, đảm bảo khả năng thanh toán.

Thực hiện theo hướng coi việc tăng trưởng tiền gửi khách hàng là trọng tâm trên cơ sở nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, mở rộng cung ứng sản phẩm dịch vụ để tăng nhanh số lượng khách hàng có quan hệ giao dịch với Ngân hàng.

Coi việc huy động vốn dân cư là nhiệm vụ thường xuyên. Trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường để đưa ra các hình thức huy động, kỳ hạn, lãi suất huy động cho phù hợp nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi đang còn nằm phân tán trong nền kinh tế. Đồng thời phát triển thêm các loại hình dịch vụ như mở rộng thanh toán qua các hình thức tài khoản tiền gửi cá nhân, mở rộng dịch vụ đại lý.

Tăng tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn nhằm từng bước khắc phục tình trạng thừa vốn ngắn hạn, thiếu vốn trung và dài hạn. Việc đẩy mạnh việc huy động vốn trung và dài hạn là yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của ngành Ngân hàng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn đầu tư trung và dài hạn của nền kinh tế.

Tập trung toàn lực tăng cường huy động vốn VND, nhất là vốn trung và dài hạn nhằm cân đối cơ cấu loại tiền và cơ cầu kỳ hạn trong tổng tài sản của Ngân hàng. Coi việc huy động tiền gửi khách hàng là then chốt, đột phá tăng trưởng tiền gửi thông qua tăng trưởng số lượng khách hàng, tăng qui mô giao dịch của mỗi khách hàng, thực hiện đa dạng hoá khách hàng giao dịch theo thành phần và theo lĩnh vực kinh doanh nhằm tránh những biến động nguồn tiền theo chu kỳ kinh doanh. Tăng cường hoạt động trong khâu tiếp thị đặc biệt là với những khách hàng có luồng tiền mặt lớn.

Nghiên cứu đưa ra các hình thức huy động vốn mới, tiếp tục duy trì và hoàn thiện các hình thức huy động vốn truyền thống, đồng thời đa dạng hoá các công cụ và hình thức huy động như nhận tiền gửi uỷ thác đầu tư, vốn tài trợ trên cơ sở xử lý hài hoà lợi ích của người gửi tiền, Ngân hàng thương mại và người vay vốn thông qua việc xác định lãi suất huy động và lãi suất cho vay phù hợp.

Mở rộng mạng lưới huy động đặc biệt là đầu tư vào cơ sở vất chất nhằm tạo hình ảnh tốt về Ngân hàng, mở rộng và cải tiến mạng lưới giao dịch phù hợp với qui mô tăng trưởng nguồn vốn huy động, nghiên cứu áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới ngày càng đa dạng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.

Gắn chặt các hoạt động khác với công tác huy động vốn, các phòng tín dụng gắn nhiệm vụ huy động vốn tiền gửi thông qua quan hệ tín dụng, cung ứng các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng, tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tiền gửi của khách hàng với lãi suất ưu đãi, khuyến khích khách hàng chuyển doanh thu từ các dự án vào tài khoản tại Ngân hàng, đồng thời nắm vững nhu cầu sử dụng vốn vay, tiền gửi tại Ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn. Các phòng Kế toán, Thanh toán quốc tế nâng cao tốc độ và chất lượng giao dịch, ưu đãi phí hợp lý nhằm tăng thêm doanh số giao dịch và tiền gửi. Thực hiện giao chỉ tiêu huy động đến từng phòng nghiệp vụ. Đề cao trách nhiệm và vai trò của các bộ phận nghiệp vụ trong công tác nguồn vốn và sử dụng vốn, thực hiện công tác kinh doanh tiền tệ để thu hút thêm nhiều khách hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu dịch vụ cho Ngân hàng.

Hết sức coi trọng công tác điều hành vốn, cân đối hợp lý cơ cấu tài sản Nợ- Có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn cũng như tỷ giá. Vận dụng các cơ chế hiện hành tổ chức điều hoà nguồn vốn kinh hoạt, phấn đấu dần dần điều chỉnh cơ cấu tài sản Nợ- Có phù hợp nhằm hạn chế rủi ro về cơ cấu loại tiền, lãi suất đối với hoạt động Ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành nguồn vốn theo hướng xây dựng cơ cấu vốn tích cực, tăng vốn trung và dài hạn, đảm bảo vốn phục vụ cho đầu tư phát triển, giữ vững và phát triển nền vốn.

Giao chỉ tiêu huy động vốn tiền gửi khách hàng cho từng cán bộ giao dịch trực tiếp như Tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế…Giao chỉ tiêu huy động vốn dân cư hàng quí đối với các Quỹ tiết kiệm, các Phòng giao dịch, các chi nhánh có gắn với động lực vật chất.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w