Nguyên nhân

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 34 - 38)

2.3.2.2.1 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, mặc dù chi nhánh Tuyên Quang đã có những bước tiến lớn trong

công tác hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng song những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán qua tài khoản tại Ngân hàng, máy rút tiền tự động… chưa phát triển ra diện rộng. Công nghệ Ngân hàng cả về qui trình nghiệp vụ lẫn trang thiết bị công nghệ là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của Ngân hàng còn hạn chế, chưa thực hiện đi trước một bước và chưa tương xứng với khả năng hoạt động của Ngân hàng. Thiếu chương trình phần mềm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành. Trình độ ứng dụng công nghệ còn hạn chế, sản phẩm dịch vụ còn ít, số lượng khách hàng đông nên chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng.

Thứ hai, ngân hàng chưa hoạch định được chiến lược huy động vốn thật sự

rõ ràng và phù hợp. Các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng vẫn chưa thật sự đa dạng, tính tiện ích vẫn chưa cao, dù rằng ngân hàng đã có những nhất định theo hướng này. Xét theo góc độ lợi ích khách hàng các ngân hàng cần phải đối xử với khách hàng tiền gửi giống như với khách hàng đi vay, theo cơ chế thõa thuận. Chẳng hạn các quy định có tính khuôn khổ của hình thức huy động tiết kiệm kì hạn, gửi 1 lần, trả gốc lãi một lần, được rút trước hạn nhưng không được rút từng phần các kì hạn được quy định cứng nhắc... có thể phù hợp với một số khách hàng, song chắc chắn không phù hợp với những khách hàng khác vốn đa dạng về nguồn thu nhập, chi tiêu và nhu cầu.

Thứ ba, công tác quản trị điều hành còn mang tính bị động, thiếu nhạy bén.

Chương trình công tác và chế độ báo cáo thực hiện chậm, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu quản trị đề ra. Công tác quản trị điều hành, phân tích dự báo còn bị động, hạn chế trong việc xây dựng các chính sách mang tính dài hạn.

Thứ tư, các hình thức tiếp thị quảng cáo còn ít, công tác khách hàng chưa

được quan tâm đúng mức, Marketing còn dàn trải, hiệu quả thấp. Chưa tìm được nhiều khách hàng, dự án lớn. Việc quảng cáo mới chỉ bó hẹp trên các tạp chí của ngành, chưa phổ biến rộng rải đến các khách hàng.

Thứ năm, mạng lưới kinh doanh mỏng, chủ yếu tập trung ở hội sở nên chưa

khai thác hết khả năng và lợi thế của Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Ngoài ra sản phẩm của Ngân hàng chưa thật phong phú, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, do vậy mà dã ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của Ngân hàng.

Thứ sáu, về cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh

doanh của ngân hàng măc dù trong những năm qua đã có sự đầu tư đáng kể song vẫn có những hạn chế nhất định. Trong thời gian tới ngân hàng vẫn tiến hành dần

từng bước thực hiện chương trình hiện đại hóa Ngân hàng trên mọi phương diện: Đổi mới cơ sở vật chất. Mở rộng mạng lưới trang thiết bị, dịch vụ đông thời với việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.

2.3.2.2.2 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, kinh tế tăng trưởng đã làm tăng nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, giá

vàng và giá nhà đất trong năm 2010 - quý I năm 2013 tăng cao nên một bộ phận trong dân đã đầu tư vào bất động sản do đó đã gây khó khăn cho công tác huy động vốn của chi nhánh. Mặt khác, nền kinh tế trong giai đoạn này chứa đựng những yếu tố biến động khó dự đoán về lạm phát, tỷ giá, lãi suất, phá sản,...Vì vậy, việc gửi các khoản tiền tiết kiệm có kì hạn ngắn thường được khách hàng lựa chọn để họ dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng vốn sang mua vàng, ngoại tệ, ... hơn là gửi tiết kiệm.

Thứ hai, nền kinh tế chịu sự biến động của nền kinh tế thế giới, đồng tiền

còn phụ thuộc nhiều vào đồng USD do vậy mà trong thời gian qua khi mà cục dự trữ liên bang Mỹ đã nhiều lần cắt giảm lãi suất đã làm cho lãi suất của nước ta bị ảnh hưởng gây cản trở cho công tác huy động vốn của hệ thống Ngân hàng nước ta. Ngoài ra trong thời gian qua sự tăng giá của đồng USD và giá vàng tăng mạnh đã gây tâm lý hoang mang cho người dân, do vậy mà có hiện tượng người dân rút tiền đồng để mua vàng hoặc mua đồng USD cất trữ làm cho đồng nội tệ đã thiếu nay càng thiếu hơn.

Thứ ba, luật doanh nghiệp ra đời cùng với cơ chế tháo gỡ khó khăn cho

doanh nghiệp đã làm cho số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong vài năm gần đây tăng lên đáng kể, điều đó làm cho một lượng lớn vốn nhàn rỗi của dân cư trước đây kể cả tiền gửi ở Ngân hàng cũng được rút ra để tiến hành đầu tư trực tiếp hay gián tiếp vào sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, hiện nay với sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ

chức tín dụng khác đã làm cho môi trường cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Sức ép cạnh tranh từ các NHTM, Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh…với tiềm năng về vốn, công nghệ, trình độ cán bộ công nhân viên là rất lớn. Ngoài ra sự cạnh tranh của các tổ chức phi Ngân hàng trong việc thu hút vốn trong dân cư bằng nhiều hình thức mới có tính hấp dẫn cao như loại hình tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá… đã làm mất đi sự độc quyền của Ngân hàng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Mặt khác, sự ra đời của thị trường chứng khoản đã ảnh hưởng phần nào tới khả năng huy động vốn của Ngân hàng vì khi thị trường chứng khoán ra đời thì người dân có thêm cơ hội đầu tư mới, họ sẵn sàng đầu tư vốn của mình vào những nơi có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn. Do vậy mà sẽ

hạn chế lượng vốn gửi vào Ngân hàng thậm chí sẽ có một lượng vốn đáng kể rút ra để đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Thứ năm, tâm lý người dân nói chung là muốn gửi tiền vào Ngân hàng với

kỳ hạn ngắn, loại có tính lỏng cao hơn. Khi cần có thể rút ra để chi tiêu mà vẫn thu được lãi suất mong muốn, do vậy mà tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng gây khó khăn cho việc tạo lập nguồn vốn để cho vay các dự án lớn. Ngoài ra do thói quen của người dân là thích chi tiêu tiền mặt, không muốn hoặc chưa hiểu biết hết công dụng của việc thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống Ngân hàng cho nên số lượng tài khoản cá nhân còn ít, Ngân hàng cần khai thác nghiệp vụ này trong thời gian tới để khai thác một lượng vốn rất lớn trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w