Tình hình thực hiện phương thức gia công xuất khẩu

Một phần của tài liệu quá trình hoạt động của ngành dệt may Việt Nam (Trang 26 - 30)

Quá trình thực hiện gia công xuất khẩu được thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau. Quá trình thực hiện gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp may Việt Nam bắt đầu từ tìm kiếm khách hàng và kết thúc bằng việc thanh lý hợp đồng gia công. Trong các công việc của quá trình này có mấy điểm đáng chú ý sau:

Thứ nhất, việc tìm kiếm khách hàng ( đối tác) được thực hiện bằng nhiều

cách khác nhau:

- Thông qua môi giới thương mại để doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngòai tiếp xúc với nhau.

- Doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngòai trực tiếp tìm gặp nhau qua các hội chợ, triển lãm trong và ngòai nước.

- Doanh nghiệp Việt Nam chủ động giới thiệu khả năng sản xuất bằng những phương thức khác nhau như đại diện thương mại Việt nam ở nước ngòai, thương mại điện tử …

- Các hãng nước ngòai trực tiếp vào khảo sát các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai ở Việt Nam đã có sẵn mối quan hệ với các đối tác nước ngoài.

Thứ hai, sản xuất thử ( chào hàng): Bên đối tác nước ngòai đặt yêu cầu cho

doanh nghiệp Việt Nam được lựa chọn sản xuất thử một số kiểu sản phẩm với các kích cỡ và màu sắc khác nhau theo mẫu có sẵn, phía nước ngoài dùng mẫu này đi chào hàng ở các thị trường khác nhau ( có thể ở nước họ hoặc nước thứ 3). Việc sản xuất thử và chào mẫu thường được tiến hành trước khi đặt hàng khỏang một năm. Nếu mẫu mã nào được ưa chuộng và có triển vọng tiêu thụ, doanh nghiệp nước ngòai sẽ lập kế hoạch đặt hàng từ trước. Thông thường, các doanh nghiệp nước ngòai đặt gia công, đặt làm thử hàng chục mẫu, với nhiều kích thước khác nhau ( tổng cộng có thể lên tới hàng trăm mẫu). Sau khi chào hàng, có thể chỉ có vài mẫu được thị trường chấp nhận.

Thứ ba, đàm phán và kí kết hợp đồng gia công khoảng từ 2 đến 6 tháng sau

khi chào mẫu, thu thập vào xử lý thông tin thị trường ( xu hướng tiêu dùng các mẫu hàng được thị truờng chấp nhận, dung lượng thị trường), doanh nghiệp nước ngoài đặt gia công sẽ chuẩn xác hóa lại các mẫu mã, quy cách của sản phẩm và tiến hành đàm phán với các doanh nghiệp gia công về các điều khỏan của hợp đồng gia công.

Đơn giá gia công được thỏa thuận trên cơ sở đánh giá độ phức tạp của sản phẩm, số lượng sản phẩm của mỗi mẫu mã. Về nguyên tắc giá gia công có kết cấu như hình dưới đây.Theo cơ cấu giá gia công, các doanh nghiệp may gia công sau khi đã trừ đi các chi phí có thể thu được lãi bằng 4% so với giá gia công. Lượng lãi của doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện bình thường tỉ lệ thuận với lượng hàng nhận gia công. Ngoài ra, trong điều kiện

phải bảo đảm được chất lượng theo quy định, doanh nghiệp gia công còn có thể thu lợi từ phần hạ thấp chi phí nguyên phụ liệu. Ngược lại, nếu không bảo đảm chất lượng và tiến độ thời gian giao hàng, phần lãi của doanh nghiệp bị giảm xuống. Về phía người lao động, thu nhập của họ phụ thuộc vào năng suất lao động nghĩa là phụ thuộc vào mức sản phẩm làm ra.

Nếu so với xuất khẩu bằng phương thức mua nguyên liệu bán sản phẩm, lợi ích của doanh nghiệp thu được sẽ thấp hơn.

Kết cấu giá gia công ( bình quân cho các mặt hàng)

Khoản mục Tỉ trọng

Tiền lương

- Của công nhân sản xuất - Của cán bộ quản lý

52% 44,7% 7,3%

Bảo hiểm xã hội 2%

Chi phí phụ liệu, bao bì 15%

Chi phí điện nước 4,5%

Khấu hao tài sản cố định 9%

Chi phí xuất nhập khẩu 6,5%

Lãi 4%

Cộng 100%

Nguồn: Công ty may Chiến Thắng

Thứ tư, doanh nghiệp nhận gia công tổ chức toàn bộ quá trình sản xuất theo

yêu cầu của bên nước ngoài từ khâu giác mẫu đến đóng gói sản phẩm và giao hàng cho đối tác nước ngoài. Bên nước ngoài có thể trợ giúp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và giám sát quá trình sản xuất, hoặc bên nhận gia công đảm nhận hoàn toàn quá trình sản xuất, bên nước ngoài chỉ việc thu sản phẩm cuối cùng. Các giai đoạn sản xuất thử và sản xuất hàng loạt đôi khi

được tiến hành trong khoảng thời gian ngắn vì việc nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu sản phẩm gặp những trục trặc trong khâu vận chuyển, giao nhận. Mặt khác, các doanh nghiệp đặt gia công thường không muốn vốn của mình bị tồn đọng trong một thời gian dài. Đó cũng chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc các doanh nghiệp nhận gia công thường phải tổ chức sản xuất tăng ca, tăng kíp, làm thêm giờ vào những thời điểm cao. Ngược lại, vào những thời gian gối vụ, chuyển mùa, công việc có thể giảm đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực trạng gia công xuất khẩu hàng may mặc hiện nay ở Việt Nam thể hiện trên hai mặt chủ yếu là quy mô sản xuất và quy mô xuất khẩu.

Về quy mô sản xuất, theo thống kê của hiệp hội dệt may Việt Nam, các cơ

sở may mặc là thành viên của VITAS với 392 cơ sở thuộc các thành phần kinh tế ở 35/61 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó chủ yếu là các cơ sở may gia công xuất khẩu. Các cơ sở này đã thu hút gần 1 triệu lao động thường xuyên. Năng lực sản xuất của từng ngành đã lên tới trên 400 triệu sản phẩm sơ mi quy chuẩn/năm và được tập trung chủ yếu ở một số địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ … Quy mô của các cơ sở sản xuất cũng khác nhau. Có doanh nghiệp có năng lực sản xuất tới trên 10 triệu sản phẩm/ năm, nhưng cũng có nhiều cơ sở, năng lực sản xuất chỉ khoảng 1 triệu sản phẩm/ năm. Nhìn chung mỗi cơ sở chỉ tập trung vào sản xuất một số mã hàng cố định. Điều này có lý do từ sự đầu tư chuyên môn hóa của các cơ sở gia công, nhưng cũng có lý do từ các doanh nghiệp đặt gia công ,vì hầu hết các khách hàng nước ngoài cũng chỉ có thế mạnh về một số mặt hàng nhất định.Do năng lực sản xuất hạn chế nên hầu hết các doanh nghiệp chỉ nhận được các đơn hàng với sồ lượng nhỏ.

Về quy mô xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã tăng mạnh trong các năm qua. Bình quân giai đoạn 1991-2001 tăng gần 29%/năm. Riêng giai đoạn 1991-1999 tăng bình quân 35%/năm. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,15 tỷ USD. Hàng dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu đi 174 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, và đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn của thế giới như thị trường Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ, Đông Âu, Trung Đông … Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thu được từ các thị trường phi hạn ngạch, chứng tỏ hàng dệt may của Việt Nam bước đầu đã có khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng trên thị trường quốc tế.

2.3.2: Những nhận định khái quát về những đóng góp và hạn chế của giacông xuất khẩu hàng may mặc

Một phần của tài liệu quá trình hoạt động của ngành dệt may Việt Nam (Trang 26 - 30)