Đối tượng là đất trống và đất trảng cỏ không có khả năng phục hồi thành rừng. Diện tích này vẫn còn song không nhiều, do đó cần trồng mới đảm bảo công tác phòng hộ của rừng.
Biện pháp kĩ thuật ở đây là điều tra thiết kế đối tượng trồng rừng, lập dự toán và thủ tục giao khoán. Nên chú trọng những loài cây bản địa sinh trưởng nhanh, tán lá rậm kết hợp với loài cây có tác dụng cải tạo đất .
Tóm lại: Biện pháp tác động vào rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội chủ yếu là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và lựa chọn cây trồng phù hợp nhằm chuyển dần rừng trồng thành rừng tự nhiên hoặc rừng gần giống với tự nhiên có những đặc điểm của một hệ sinh thái bền vững, đa dạng và phong phú.Tuy nhiên để làm được điều đó cần có sự giúp đỡ và đóng góp tích cực của người dân địa phương cho nên việc nâng cao đời sống, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển y tế, giáo dục, thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo cho người dân sống quanh khu vực là việc làm hết sức cần thiết.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
A. KẾT LUẬN
1. Về đặc điểm của tầng cây cao
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy tầng cây cao của rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội chủ yếu là Keo lá tràm và Keo mỡ. Các loài cây trồng ở đây đa số là cây có giá trị kinh tế không cao, tuy nhiên các loài cây này tỏ ra thích nghi và sinh trưởng tốt trên tất cả các điều kiện lập địa. Số lượng loài ở đây còn hạn chế nên tính đa dạng sinh học chưa cao. Độ tàn che của tầng cây cao chưa lớn, nó tùy thuộc vào từng loài cây trồng và điều kiện sống của cây.
Mối quan hệ giữa chiều cao vút ngọn ( HVN) và đường kính ngang ngực
(D1,3) rất chặt chẽ thể hiện là hệ số tương quan rất cao và sai số nhỏ. Khi chiều cao cây rừng tăng lên thì đường kính cây rừng cũng không ngừng tăng.
Giữa mật độ cây rừng và đường kính ngang ngực cũng có mối tương quan chặt chẽ, khi mật độ tăng lên thì đường kính ngang ngực giảm xuống và ngược lại.
2. Về đa dạng thực vật dƣới tán rừng trồng
Dưới tán rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội có bốn dạng sống chủ yếu đó là nhóm cây gỗ, nhóm cây bụi, nhóm thân thảo và nhóm dây leo.
Số lượng loài cây dưới tán rừng trồng hỗn giao là cao nhất sau đó đến rừng thuần loài Keo mỡ và thấp nhất là ở rừng trồng thuần loài Keo lá tràm.
3. Về đặc điểm của tầng cây tái sinh
- Về cấu trúc tổ thành: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh khu vực này khá đa dạng và phong phú, hầu hết là những cây ưa sáng, mọc nhanh, ít giá trị kinh tế. Nhóm loài cây tái sinh chủ yếu là Keo lá tràm( Acacia auriculifomis), Keo mỡ( Acacia mangium), Kháo nhớt( Machilus leptophylla), Thầu tấu(
Aporosa sphaerosperma), Thành ngạnh( Cratoxylum polyanthum ), và một số loài khác. Đây là cơ sở để chuyển dần rừng trồng thành rừng gần giống với tự nhiên có sự đa dạng về thành phần loài và chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường.
- Về chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh: Cây tái sinh có phẩm chất tốt chiếm trên 55% và cây tái sinh có phẩm chất xấu dưới 12%. Chất lượng cây tái sinh ở rừng hỗn giao là cao nhất sau đó đến rừng Keo lá tràm và cuối cùng là rừng Keo mỡ. Về nguồn gốc thì cây tái sinh có nguồn gốc chủ yếu là từ hạt( trên 80%). Và đây cũng là cơ sở quan trọng để phát triển thành rừng có tính bền vững cao, chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường đồng thời các cá thể tái sinh từ hạt cũng có chu kì sống cao hơn nên đáp ứng tốt hơn tác dụng phòng hộ.
- Về phân bố số cây theo cấp chiều cao: Phần lớn cây tái sinh trong khu vực này đều nằm trong cấp chiều cao từ 51- 100 cm và cấp chiều cao từ 101- 150 cm. Điều đó chứng tỏ lớp cây tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội đang ở trong những giai đoạn đầu của quá trình tái sinh. Đây là cơ sở quan trọng để khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, chuyển hóa dần một số diện tích rừng trồng thành rừng có cấu trúc gần giống với rừng tự nhiên hỗn loài, đáp ứng thiết thực mục tiêu phòng hộ và bảo tồn tính đa dạng của thực vật trong vùng.
- Về phân bố số cây theo cấp đường kính: Hầu hết cây tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội đều có phân bố N/D1,3 dạng giảm, số cây ở cấp đường kính lớn rất ít và số cây ở cấp đường kính nhỏ hơn lại chiếm đa số.
B. TỒN TẠI
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài còn có một số hạn chế: - Chưa tiến hành nghiên cứu tái sinh dưới tán rừng tự nhiên khu vực nghiên cứu để làm đối chứng
- Chưa nghiên cứu được ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh( Đất, thảm tươi, lớp lá khô rụng dưới mặt đất rừng…) đến khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng.
- Chưa nghiên cứu được các chỉ số đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu.
C. KIẾN NGHỊ
- Tiến hành nghiên cứu mô hình điểm xúc tiến tái sinh tự nhiên để có đủ cơ sở khoa học nhân rộng mô hình này.
- Cần tiếp tục theo dõi, đánh giá tình hình tái sinh tự nhiên để có những biện pháp kĩ thuật tác động hợp lí nhất, nhanh chóng chuyển hóa rừng trồng thành rừng gần giống với rừng tự nhiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Baur.G.N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, (Vương
Tấn Nhị dịch), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Bân và công sự (1984), Danh lục thực vật Tây Nguyên, HN
3. Nguyễn Tiến Bân (19977), "Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi hệ sinh thái vùng cao núi đá vôi Cao Bằng bằng các lại cây gỗ quý bản địa", Kỷ yếu Hội nghị môi trường các tỉnh phía bắc tại Sơn La, Sở Khoa học CNMT tỉnh Sơn La, Sơn La, tr.97-99.
4. Catinot, R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi (Vương Tấn Nhị dịch), Tài liệu khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội, tr2 - 6.
5. Nguyễn Duy Chuyên (1996), "Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu Nghệ An", "Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991 - 1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội tr. 53 - 56
6. Hà Chu Chử (1997), "Hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên - nguyên nhân và những vấn đề đặt ra", Tạp chí Lâm nghiệp (5) tr. 6 - 7.
7. Trần Văn Con (2001), " Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên", Nghiên cứu rừng tự nhiên, NXB Thống kê,Hà Nội, tr. 45 - 59.
8. Lâm Phúc Cố (1994), "Vấn đề phục hồi rừng đầu nguồn sông Đà tạ Mù Cang Chải", Tạp chí Lâm nghiệp, 94 (5), tr. 14-15
9. Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư, Phạm Huy Tạo, Lê Đồng Tấn (1988), "Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên ở một số vùng đất trống đồi núi trọc ở Sơn La:, Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp (12), tr. 15-17.
10. TRần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư, Phạm Huy Tạo, Lê Đồng Tấn (1990),
Nghiên cứu các biện pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tại Sơn La,
Báo cáo đề tài 04A - 00 - 03, Hà Nội.
11. Bùi Thế Đồi (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự
nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đá vôi tại ba địa phương ở miền bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.
12. Vũ Tiến Hinh (1991), "Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên", Tạm chí Lâm nghiệp (2), tr. 3-4.
13. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biẻu thể tích và biểu đồ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
14. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học tập (1), NXB Nông nghiệp, Hà Nội
15. Phùng Ngọc Lan (1991), "Trồng rừng hỗn loài nhiệt đới" , Tạp chí lâm ngiệp (3), tr. 9.
16. Phùng Ngọc Lan (1992), Bài giảng lâm học đại cương, Trường Đại học
Lâm nghiệp.
17. Vũ Biệt Linh (1984), "Về vấn đề phân chia rừng theo hệ thống phân loại kinh doanh", Tạp chí lâm nghiệp (11).
18. Nguyễn Ngọc Lung (1985), Một số kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật
Lâm nghiệp 1976 - 1985, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Nguyễn Ngọc Lung, Phó Đức Đỉnh, Đào Công Khanh, Trịnh Khắc Mười (1993), Quy luật tái sinh phục hồi sau nương rẫy trong phát triển kinh tế môi trường bền vững ở vùng núi cao, tài liệu Hội thảo khoa học mô hình phát triển kinh tế - môi trường, Hà Nội.
20. Nguyễn Ngọc Lung (1994), "Những vấn đề lâm sinh trong chiến lược phục hồi rừng ở Việt Nam", Tạp chí lâm nghiệp (2) tr. 4-6.
21. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1994), "Về khả năng phòng chống xói mòn của các dạng thảm thực vật", Tạp chí lâm nghiệp (5), tr. 8-9.
22. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1995), Nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr.93-98.
23. Trần Đình Lý (1995), Nghiên cứu xác định diện tích và hệ thống biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng, Báo cáo đề tài KN.03.11, Viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội.
24. Trần Đình Lý (1998), Sinh thái thảm thực vật, Giáo trình Cao học, Viện
Sinh thái và TNSV, HàNội.
25. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan (1997), Sinh thái rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
26. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam,
NXB Khoa học kỹ thuật , Hà Nội.
27. Vũ Đình Phương (1986), "Phương pháp phân chia loại hình rừng" Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp - Viện lâm nghiệp (1).
28. Vũ Đình Phương (1987), " Cấu trúc rừng và vốn rừng trong không gian và thời gian", Thông tin Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp (1), tr. 5 - 11.
29. Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh (1988), "Nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng phù hợp cho từng đối tượng và mục tiêu điều chế", Báo cáo khoa học của đề tài cấu trúc rừng trong chương trình điều chế rừng - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
30. Nguyễn Xuân Quát (2002), Đôi nét về kỹ thuật tái sinh phục hồi rừng ở
Việt Nam, Báo cáo tại Hội thảo tái sinh rừng, Cục phát triển Lâm nghiệp, Hà Nội.
31. Nguyễn Hồng Quân, Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các đặc tính đo đếm sinh vật học của lâm phần không đồng tuổi nhằm xác định lượng
khai thác trong trường hợp rừng chặt chọn, Luận văn PTS, Trường Đại học Tổng hợp Brasov Rumania.
32. Nguyễn Hồng Quân, Trương Hồ Tố, Hồ Việt Sắc (1981), "Một số thăm dò bước đầu làm cơ sở cho việc điều chế rừng Khộp", Tổng luận chuyên đề (2), Vụ kỹ thuật, Bộ Nông nghiệp.
33. Nguyễn Hồng Quân (1982), "Điều chế rừng ", Tổng luận chuyên đề, Vụ kỹ thuật Bộ Nông nghiệp.
34. Nguyễn Hồng Quân (1983), Cấu trúc và phương pháp điều chế tạm thời
rừng loại IVB ở Lâm trường Konhanung, Tài liệu in Ronéo.
35. Richards, P.W (1964, 1967, 1968), Rừng mưa nhiệt đới, tập I, II, III (Vương Tấn Nhị dịch), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
36. Lê Sáu (1985), "Tái sinh rừng tự nhiên sau khai thác ở Kon Hà Nừng",
Tạp chí Lâm nghiệp (2), tr. 2 - 3.
37. Phạm Đình Tam (1987), " Khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán các dạng rừng thứ sinh vùng Hương Sơn, Nghệ Tĩnh", Thông tin Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, Hà Nội , tr. 23 - 26.
38. Lê Đồng Tấn (2000), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần
xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi, Luận án tiến sỹ Sinh học, Hà Nội.
39. Lê Đồng Tấn (2003), Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp phục hồi hệ
sinh thái rừng nhiệt đới tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh và các vùng phụ cận, Báo cáo nghiệm thu đề tài cơ sở 2001 - 2003, tr. 5 - 8.
40. Nguyễn Văn Thêm (2002), Sinh thái rừng, NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.
41. Trần Xuân Thiệp (1996), Đánh giá hiệu quả của phương thức khai thác
42. Lê Thị Chinh Thuần (1985), "Góp phần nghiên cứu tái sinh phục hồi rừng Lim", Tạp chí Lâm nghiệp (8), tr.10.
43. Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Hà Văn Tuế, Lê Đồng Tấn (1994), " Xây dựng và xác định các đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng", Tạp chí Lâm nghiệp (7), tr. 14 - 15.
44. Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn ( 1994), "Về quá trình phục hồi tự nhiên thảm thực vật rừng trong các trạng thái thực bì khác nhau", Tạp chí Lâm nghiệp (11), tr. 16 - 17.
45. Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn ( 1995), "Nghiên cứu năng lực tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng trong các trạng thái thực bì khác nhau ở Việt nam", Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 141 - 146.
46. Lê Minh Trung (1991), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc phục vụ công tác
nuôi dưỡng rừng ở cao nguyên ĐăkNông - ĐăkLăk, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
47. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB Khoa học và
kỹ thuật, Hà Nội.
48. Nguyễn Văn Trương (1973), Phương pháp thống kê cây đứng trong rừng gỗ hỗn loại, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
49. Nguyễn Văn Trương (1983) Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loại, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
50. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
51. Nguyễn Hải Tuất (1986), "Phân bố khoảng cách và ứng dụng của nó",
Thông tin Khoa học kỹ thuật, Trường Đại học Lâm nghiệp (4).
52. Hà Văn Tuế, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1995), "Khả năng tái sinh và quá trình sinh trưởng phát triển của thảm thực vật trên đất sau nương rẫy
tại Kon Hà Nừng", Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 156 - 162.
53. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2001), Chuyên đề về canh tác nương rẫy, Hà Nội.
54. Vorbiev, G.I. (1981), Những vấn đề lâm nghiệp thế giới (Trần Mão, Hoàng Nguyên dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Tiếng Anh:
55. Fujiwara, K. (1991), Rehabilitation of tropical forests from countrysial to urban areas, Restoration of tropical forest ecosystems, Proceeding of symposium held on October 7 - 10, pp. 119 - 131.
56. Miyawaki A. (1991), Restoration of native forests from Japan to Malaysia, Restoration of tropical forest ecosystems, Proceeding of symposium held on October 7 - 10. pp. 5 - 25.
57. Odum, E.P (1971), Fundamentals of ecology, 3rd ed. Press of WB. SAUNDERS Company.
DANH LỤC CÁC LOÀI CÂY TÁI SINH DƢỚI TÁN RỪNG TRỒNG
TT Tên Việt Tên khoa học Họ
1 Cây Ba soi Macaraga denticulata (Blume) Muell- Arg. Euphorbiaceae
2 Ardisia Ardisia villosa Roxb. Myrsinaceae
3 Arecaceae Calamus sp. Arecaceae
4 Bá bệnh Eurycoma longifolia Jack. Simaroubaceae
5 Ba chạc Euodia lepta (Spreng.) Merr. Rutaceae
6 Ba soi Macaranga denticulata (Blume) Muell.Arg. Euphorbiaceae
7 Bìm bìm Meremia sp. Convolvulaceae
8 Tế guột Dicranopteris linearis (Burm.f..)
Underw
Gleicheniaceae
9 Bồ hòn Sapindus saponaria L. Sapotaceae
10 Bời lời Litsea glutinosa (Lour.) C.B.Robins Lauraceae
11 Bông bạc Vernoia arborea Buch.-Ham.ex
D. Don
Asteraceae
12 Bòng bong Lygodium conforme C. Chr. Schizaeaceae
13 Bòng bong leo Lygodium japonicum (Thunb.)Sw. Schizaeaceae
14 Bọt ếch Glochidion glomerulatum (Miq.) Boerl Euphorbiaceae
15 Bứa Garcinea oblongifolia Champ.ex.Benth Clusiaceae
16 Bưởi bung Acronychia pedunculata (L) Miq. Rutaceae
17 Bướm bạc Mussaenda dehiscens Craib. Rubiaceae
18 Bướm bạc lông Massaenda sp. Rubiaceae
19 Bướm lông Massaenda sp. Rubiaceae
20 celastraceae Salacia sp. Rubiaceae
21 Chạc chìu Tetracera scandens (L.) Merr. Celastraceae
22 Chuẩn Microdesmis caseariaefolia (Tul.) Miq. Dilleniaceae
23 Cỏ 3 cạnh Cyperus sp. Pandaceae
24 Cỏ bài ngài Hediotis sp. Cyperaceae