Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng tại sóc sơn - hà nội (Trang 55 - 75)

Từ số liệu thu thập được ngoài thực địa chúng tôi đã tổng hợp và thu được kết quả ở bảng sau.

Bảng 4.10. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao dưới tán rừng trồng tại Sóc Sơn- Hà Nội.

Trạng thái N/ha

(cây)

Số cây tái sinh theo cấp chiều cao

0 - 50 cm 51 - 100 cm 101-150cm > 150 cm Rừng Keo mỡ 3592 376 1356 1345 515 % 10,68 37,75 37,44 14,13 Rừng Keo lá tràm 3930 572 1534 1455 369 % 14,55 39,03 37,02 9,4 Rừng hỗn giao 3734 447 1298 1538 451 % 11,97 34,76 41,19 12,08 Trung bình 3752 465 1396 1446 445 % 12,4 37,18 38,55 11,87

Qua bảng 4.10 cho ta thấy rằng phân bố cây tái sinh dưới tán rừng trồng tại Sóc Sơn- Hà Nội chủ yếu là những cây có chiều cao từ 51 - 100 cm và 101 - 150 cm. Xét tổng thể ta thấy số cây có chiều cao từ 0 – 50 cm biến động từ 376 đến 572 cây/ha, số cây có chiều cao từ 51 – 100 cm biến động từ 1298 đến 1534 cây/ha, số cây có chiều cao từ 101 – 150 cm biến động từ 1345 đến 1538 cây/ha, số cây có chiều cao > 150 cm biến động từ 369 đến 515 cây/ha.

Số cây tái sinh có chiều cao từ 0 – 50 cm ở rừng Keo lá tràm là cao nhất( 572 cây/ha), cao hơn rừng thuần loài Keo mỡ ( 376 cây/ha) và rừng hỗn giao ( 447 cây/ha. Như vậy ta có thể thấy dưới tán rừng Keo lá tràm cây tái sinh sinh trưởng, phát triển thuận lợi nhất. Sở dĩ như vậy bởi Keo lá tràm có khả năng cải tạo đất rất tốt, độ tàn che cũng thuận lợi cho sự phát triển của cây mạ và cây con đặc biệt là cho sự nảy mầm của hạt.

Để thấy rõ sự khác nhau về phân bố số cây theo cấp chiều cao dưới tán rừng trồng Keo mỡ, Keo lá tràm và rừng hỗn giao, chúng tôi tiến hành mô phỏng bằng biểu đồ sau: 0 500 1000 1500 2000 0-50 51-100 101-150 >150

Chiều cao cây

S c ây Rừng Keo mỡ Rừng Keo lá tràm Rừng hỗn giao

Hình 4.4.Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao dưới tán rừng trồng Keo mỡ, Keo lá tràm và rừng hỗn giao

Tóm lại, quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao ở khu vực Sóc Sơn- Hà Nội có đặc điểm là cây tái sinh còn non, đang trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, phát triển do đó để nâng cao hiệu quả kinh tế ta cần xác định biện pháp lâm sinh phù hợp xúc tiến quá trình sinh trưởng của cây tái sinh để nhanh chóng chuyển rừng trồng thành rừng gần giống với rừng tự nhiên đáp ứng mục tiêu phòng hộ.

Như chúng ta đã biết, phân bố N- D1.3 là phân bố tiêu biểu nhất cho một lâm phần, nó phản ánh kết cấu lâm sinh của lâm phần. Thông qua quy luật phân bố N- D1.3 chúng ta có thể dự đoán được sự phát triển của rừng. Chính vì vậy việc nghiên cứu phân bố N- D1.3 là rất cần thiết.

Qua điều tra ngoài thực địa trên các ÔDB dưới tán rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội chúng tôi thu được kết quả và tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.11. Mật độ cây tái sinh theo cấp đường kính dưới tán rừng trồng tại Sóc Sơn- Hà Nội.

Cấp đường kính (cm)

Rừng Keo mỡ Rừng Keo lá tràm Rừng hỗn giao

Cây/ ôtc % Cây/ôtc % Cây/ ôtc %

I (2.5 - 3.5) 55 34,81 57 30,16 56 35,0 II (3.6 - 4.5) 38 24,05 46 24,34 45 28,13 III (4.6 - 5.5) 20 12,66 32 16,93 31 19,38 IV (5.6 - 6.5) 15 9,49 26 13,76 11 6,88 V (6.6 - 7.5) 13 8,23 15 7,94 8 5,0 VI (7.6 - 8.5) 11 6,96 8 4,23 5 3,13 VII (>8.5) 6 3,8 5 2,64 4 2,48 Tổng 158 100 189 100 160 100

Qua bảng 4.11 ta thấy rằng phân bố số cây theo cấp đường kính tập chung nhiều vào cây có đường kính cấp I ( 2,5- 3,5 cm) và cấp II ( 3,6- 4,5 cm) sau đó giảm dần ở các cấp. Ở rừng thuần loài Keo mỡ số cây tái sinh theo cấp đường kính biến động từ 55 đến 6 cây/ ÔTC, ở rừng thuần loài Keo lá tràm số cây tái sinh theo cấp đường kính biến động từ 57 đến 5 cây/ÔTC, còn ở rừng trồng hỗn giao số cây tái sinh theo cấp đường kính biến động từ 56 đến 4 cây/ÔTC.

Để thấy rõ hơn sự phân bố số cây theo cấp đường kính dưới tán rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội chúng tôi tiến hành mô phỏng bằng biểu đồ sau:

Hình 4.5. Biểu đồ phân bố N/D1,3 của cây tái sinh dưới tán rừng trồng Keo mỡ 0 10 20 30 40 50 60 Số cây Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Cấp V Cấp VI Cấp VII Cấp đường kính

Hình 4.6.Biểu đồ phân bố N/D1,3 của cây tái sinh dưới tán rừng trồng Keo lá tràm. 0 10 20 30 40 50 60 Số cây Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Cấp V Cấp VI Cấp VII Cấp đường kính

0 10 20 30 40 50 60 Số cây Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Cấp V Cấp VI Cấp VII Cấp đường kính

Hình 4.7.Biểu đồ phân bố N/D1,3 của cây tái sinh dưới tán rừng trồng hỗn giao

4.4. Đề xuất một số biện pháp kĩ thuật nhằm xúc tiến khả năng tái sinh tự nhiên dƣới tán rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội nhiên dƣới tán rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội

Qua kết quả nghiên cứu đặc điểm lớp cây gỗ tái sinh dưới tán rừng trồng ở trên là cơ sở khoa học để đề xuất một số biện pháp kĩ thuật xúc tiến khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng nhằm chuyển hóa dần rừng trồng thành rừng có cấu trúc gần giống rừng tự nhiên, đáp ứng tối đa mục tiêu phòng hộ của khu vực. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để điều tiết quá trình tái sinh tự nhiên cho phù hợp, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp kĩ thuật như sau:

4.4.1. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp với trồng bổ sung

Đối tượng bao gồm những diện tích có cây bụi và cây gỗ rải rác, có mật độ cây tái sinh mục đích có chiều cao > 50cm là trên 300 cây/ha.

Biện pháp kĩ thuật là điều tra thiết kế khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung. Có thể tác động theo các cách như: quản lí bảo vệ, phát dọn thực bì, cuốc xới đất, tra dặm và trồng bổ sung.

Thực tế hiện nay dưới tán rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội đã xuất hiện một số cây tái sinh có giá trị kinh tế do đó khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là giải pháp quan trọng để có thể phát triển rừng trồng thành rừng tự nhiên, từ đó tạo được một hệ sinh thái đa dạng phong phú và bền vững. Đây là giải pháp có nhiều khả thi, đòi hỏi phải có biện pháp xúc tiến phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện cụ thể để có được hiệu quả kinh tế cao.

Vấn đề trồng bổ sung một số loài cây bản địa để nhanh chóng thay thế rừng trồng thành rừng gần giống với rừng tự nhiên đòi hỏi chúng ta phải trồng các loài cây phù hợp với điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu và điều quan trọng hơn là phải có biện pháp kĩ thuật phù hợp giúp các cây này sinh trưởng phát triển tốt, nhanh đáp ứng mục tiêu phòng hộ.

4.4.2. Trồng rừng mới

Đối tượng là đất trống và đất trảng cỏ không có khả năng phục hồi thành rừng. Diện tích này vẫn còn song không nhiều, do đó cần trồng mới đảm bảo công tác phòng hộ của rừng.

Biện pháp kĩ thuật ở đây là điều tra thiết kế đối tượng trồng rừng, lập dự toán và thủ tục giao khoán. Nên chú trọng những loài cây bản địa sinh trưởng nhanh, tán lá rậm kết hợp với loài cây có tác dụng cải tạo đất .

Tóm lại: Biện pháp tác động vào rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội chủ yếu là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và lựa chọn cây trồng phù hợp nhằm chuyển dần rừng trồng thành rừng tự nhiên hoặc rừng gần giống với tự nhiên có những đặc điểm của một hệ sinh thái bền vững, đa dạng và phong phú.Tuy nhiên để làm được điều đó cần có sự giúp đỡ và đóng góp tích cực của người dân địa phương cho nên việc nâng cao đời sống, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển y tế, giáo dục, thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo cho người dân sống quanh khu vực là việc làm hết sức cần thiết.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

A. KẾT LUẬN

1. Về đặc điểm của tầng cây cao

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy tầng cây cao của rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội chủ yếu là Keo lá tràm và Keo mỡ. Các loài cây trồng ở đây đa số là cây có giá trị kinh tế không cao, tuy nhiên các loài cây này tỏ ra thích nghi và sinh trưởng tốt trên tất cả các điều kiện lập địa. Số lượng loài ở đây còn hạn chế nên tính đa dạng sinh học chưa cao. Độ tàn che của tầng cây cao chưa lớn, nó tùy thuộc vào từng loài cây trồng và điều kiện sống của cây.

Mối quan hệ giữa chiều cao vút ngọn ( HVN) và đường kính ngang ngực

(D1,3) rất chặt chẽ thể hiện là hệ số tương quan rất cao và sai số nhỏ. Khi chiều cao cây rừng tăng lên thì đường kính cây rừng cũng không ngừng tăng.

Giữa mật độ cây rừng và đường kính ngang ngực cũng có mối tương quan chặt chẽ, khi mật độ tăng lên thì đường kính ngang ngực giảm xuống và ngược lại.

2. Về đa dạng thực vật dƣới tán rừng trồng

Dưới tán rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội có bốn dạng sống chủ yếu đó là nhóm cây gỗ, nhóm cây bụi, nhóm thân thảo và nhóm dây leo.

Số lượng loài cây dưới tán rừng trồng hỗn giao là cao nhất sau đó đến rừng thuần loài Keo mỡ và thấp nhất là ở rừng trồng thuần loài Keo lá tràm.

3. Về đặc điểm của tầng cây tái sinh

- Về cấu trúc tổ thành: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh khu vực này khá đa dạng và phong phú, hầu hết là những cây ưa sáng, mọc nhanh, ít giá trị kinh tế. Nhóm loài cây tái sinh chủ yếu là Keo lá tràm( Acacia auriculifomis), Keo mỡ( Acacia mangium), Kháo nhớt( Machilus leptophylla), Thầu tấu(

Aporosa sphaerosperma), Thành ngạnh( Cratoxylum polyanthum ), và một số loài khác. Đây là cơ sở để chuyển dần rừng trồng thành rừng gần giống với tự nhiên có sự đa dạng về thành phần loài và chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường.

- Về chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh: Cây tái sinh có phẩm chất tốt chiếm trên 55% và cây tái sinh có phẩm chất xấu dưới 12%. Chất lượng cây tái sinh ở rừng hỗn giao là cao nhất sau đó đến rừng Keo lá tràm và cuối cùng là rừng Keo mỡ. Về nguồn gốc thì cây tái sinh có nguồn gốc chủ yếu là từ hạt( trên 80%). Và đây cũng là cơ sở quan trọng để phát triển thành rừng có tính bền vững cao, chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường đồng thời các cá thể tái sinh từ hạt cũng có chu kì sống cao hơn nên đáp ứng tốt hơn tác dụng phòng hộ.

- Về phân bố số cây theo cấp chiều cao: Phần lớn cây tái sinh trong khu vực này đều nằm trong cấp chiều cao từ 51- 100 cm và cấp chiều cao từ 101- 150 cm. Điều đó chứng tỏ lớp cây tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội đang ở trong những giai đoạn đầu của quá trình tái sinh. Đây là cơ sở quan trọng để khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, chuyển hóa dần một số diện tích rừng trồng thành rừng có cấu trúc gần giống với rừng tự nhiên hỗn loài, đáp ứng thiết thực mục tiêu phòng hộ và bảo tồn tính đa dạng của thực vật trong vùng.

- Về phân bố số cây theo cấp đường kính: Hầu hết cây tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực Sóc Sơn- Hà Nội đều có phân bố N/D1,3 dạng giảm, số cây ở cấp đường kính lớn rất ít và số cây ở cấp đường kính nhỏ hơn lại chiếm đa số.

B. TỒN TẠI

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài còn có một số hạn chế: - Chưa tiến hành nghiên cứu tái sinh dưới tán rừng tự nhiên khu vực nghiên cứu để làm đối chứng

- Chưa nghiên cứu được ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh( Đất, thảm tươi, lớp lá khô rụng dưới mặt đất rừng…) đến khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng.

- Chưa nghiên cứu được các chỉ số đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu.

C. KIẾN NGHỊ

- Tiến hành nghiên cứu mô hình điểm xúc tiến tái sinh tự nhiên để có đủ cơ sở khoa học nhân rộng mô hình này.

- Cần tiếp tục theo dõi, đánh giá tình hình tái sinh tự nhiên để có những biện pháp kĩ thuật tác động hợp lí nhất, nhanh chóng chuyển hóa rừng trồng thành rừng gần giống với rừng tự nhiên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Baur.G.N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, (Vương

Tấn Nhị dịch), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

2. Nguyễn Tiến Bân và công sự (1984), Danh lục thực vật Tây Nguyên, HN

3. Nguyễn Tiến Bân (19977), "Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi hệ sinh thái vùng cao núi đá vôi Cao Bằng bằng các lại cây gỗ quý bản địa", Kỷ yếu Hội nghị môi trường các tỉnh phía bắc tại Sơn La, Sở Khoa học CNMT tỉnh Sơn La, Sơn La, tr.97-99.

4. Catinot, R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi (Vương Tấn Nhị dịch), Tài liệu khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội, tr2 - 6.

5. Nguyễn Duy Chuyên (1996), "Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu Nghệ An", "Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991 - 1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội tr. 53 - 56

6. Hà Chu Chử (1997), "Hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên - nguyên nhân và những vấn đề đặt ra", Tạp chí Lâm nghiệp (5) tr. 6 - 7.

7. Trần Văn Con (2001), " Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên", Nghiên cứu rừng tự nhiên, NXB Thống kê,Hà Nội, tr. 45 - 59.

8. Lâm Phúc Cố (1994), "Vấn đề phục hồi rừng đầu nguồn sông Đà tạ Mù Cang Chải", Tạp chí Lâm nghiệp, 94 (5), tr. 14-15

9. Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư, Phạm Huy Tạo, Lê Đồng Tấn (1988), "Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên ở một số vùng đất trống đồi núi trọc ở Sơn La:, Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp (12), tr. 15-17.

10. TRần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư, Phạm Huy Tạo, Lê Đồng Tấn (1990),

Nghiên cứu các biện pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tại Sơn La,

Báo cáo đề tài 04A - 00 - 03, Hà Nội.

11. Bùi Thế Đồi (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự

nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đá vôi tại ba địa phương ở miền bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

12. Vũ Tiến Hinh (1991), "Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên", Tạm chí Lâm nghiệp (2), tr. 3-4.

13. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biẻu thể tích và biểu đồ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

14. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học tập (1), NXB Nông nghiệp, Hà Nội

15. Phùng Ngọc Lan (1991), "Trồng rừng hỗn loài nhiệt đới" , Tạp chí lâm ngiệp (3), tr. 9.

16. Phùng Ngọc Lan (1992), Bài giảng lâm học đại cương, Trường Đại học

Lâm nghiệp.

17. Vũ Biệt Linh (1984), "Về vấn đề phân chia rừng theo hệ thống phân loại kinh doanh", Tạp chí lâm nghiệp (11).

18. Nguyễn Ngọc Lung (1985), Một số kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng tại sóc sơn - hà nội (Trang 55 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)