Cạnh tranh của các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM ) tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 40 - 44)

Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nước ta là cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu là trên việc mở rộng mạng lưới và lĩnh vực bán lẻ tập trung là các thành phố lớn và khu công nghiệp.

Cạnh tranh mạnh mẽ và sôi động nhất là phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại trong dân cư và cung cấp cho các doanh nghiệp như các dịch vụ thẻ,

cho vay tiêu dùng, tư vấn tài khoản. Các ngân hàng thương mại đầu tư cho hiện đại hoá công nghệ, đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mại, cạnh tranh mở rộng phạm vi phát hành và thanh toán các loại thẻ, bao gồm cả các loại thẻ tín dụng quốc tế, thẻ tín dụng nội địa, thẻ rút tiền mặt, nhất là những người có thu nhập khá, doanh nghiệp có đông người lao động, giới trẻ...

Ngoài bốn ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng Nhà nước là Vietcombank, Vietinbank, BIDV, AGRIBank, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp ngoài quốc doanh của Techcombank là: ACB, Eximbank, VPbank, Sacombank, VIBank, ngân hàng An Bình, ngân hàng Sài Gòn Gia Định, ngân hàng Đông Nam Á....Hiện tại các đối thủ cạnh tranh của Techcombank đang đẩy mạnh tốc độ mở rộng mạng lưới ngân hàng, nhằm chuẩn bị nguồn lực trước giai đoạn mở cửa, hội nhập của ngành ngân hàng tài chính tại Việt Nam. Chiến lược chung và có thể dễ dàng nhận thấy tại các ngân hàng thương mại hiện nay là phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường tài chính Việt Nam đang mang một sắc thái mới, làm biến chuyển hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng được cọ xát và hoàn thiện mình, Techcombank cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên đó. Cạnh tranh sẽ giúp Techcombank phát triển mạnh hơn nếu Ban lãnh đạo ngân hàng biết vận dụng cơ may của mình.

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động Marketing.2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến nay 2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến nay

2.2.1.1. Sự biến động nguồn tài chính

Nhìn lại những năm trước đây, tổng doanh thu Techcombank năm 2003 là 386,23 tỷ đồng nhưng sau 3 năm tăng trưởng không ngừng, năm 2006 đã đạt 1398 tỷ đồng và tổng tài sản cũng tăng từ 5510,43 tỷ đồng năm 2003 lên 17326 tỷ đồng năm 2006. Lợi nhuận sau thuế đạt từ 29,34 tỷ đồng năm 2000 lên 256,91 tỷ đồng năm 2006. Qua đây ta thấy được sự tăng trưởng rất nhanh và mạnh của Techcombank.

Năm 2003 2004 2005 2006

Tổng doanh thu(tỷ Việt Nam đồng) 386.23 496.63 905 1398 Tổng tài sản(tỷViệt Nam đồng 5510.43 7667.46 10666 17326 Vốn điều lệ(tỷ Việt Nam đồng) 180.00 412.70 617 1500 Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi

ro(tỷ Việt Nam đồng) 90.07 130.32 277.86 378.18

Lợi nhuận trước thuế sau dự phòng rủi ro(tỷ Việt Nam đồng)

42.17 107.1 286.06 356.52Lợi nhuận sau thuế (tỷ Việt Nam đồng) 29.34 77.23 206.15 256.91 Lợi nhuận sau thuế (tỷ Việt Nam đồng) 29.34 77.23 206.15 256.91 Tỷ số lợi nhuận trước thuế trước dự

phòng rủi ro trên tài sản cố định(%)

1.64 1.70 2.6 1.89

ROE(%) 15.52 31.71 45.19 26.67

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2003 đến 2006)

Theo kết quả năm 2007, tổng tài sản của Techcombank đạt hơn 39.558 tỉ đồng, hơn 2,5 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2006 và tăng 18% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 709 tỉ đồng. Tổng nguồn vốn huy động cho cả năm 2007 đạt 34.586 tỉ đồng, vượt 22% so kế hoạch đề ra. Trong đó, huy động từ khu vực dân cư tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 14.119 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% trong tổng huy động vốn. Dư nợ tín dụng đạt trên 20.188 tỉ đồng.

Techcombank tiếp tục là một trong những ngân hàng có thế mạnh đặc biệt về thu dịch vụ, với doanh thu dịch vụ năm 2007 đạt 233,89 tỷ đồng (chiếm gần 9% trong tổng doanh thu), tăng khoảng 61% so với năm 2006, trong đó doanh thu thanh toán quốc tế chiếm khoảng 40%.Tiếp tục là một trong những ngân hàng dẫn đầu về doanh thu dịch vụ.

Có thể nói trong năm năm trở lại đây, Techcombank đã liên tục phát triển hoạt động kinh doanh và mở rộng mạng lưới, luôn quan tâm đến việc ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình cung cấp dịch vụ, quản lý các rủi ro tín dụng, phát triển mạnh các dịch vụ bán lẻ... Nên kết quả kinh doanh ngày càng cao, thể hiện ở nguồn tài chính của ngân hàng ngày một tăng lên. Vốn điều lệ liên tục được tăng lên. Đặc biệt, Techcombank là ngân hàng đầu tiên được ngân hàng nhà nước Việt Nam đồng ý cho phép chủ sở hữu của một ngân hàng nước ngoài lên đến 15%. Đó là một sự phát

triển vượt bậc của Techcombank khi tham gia liên kết với ngân hàng HSBC tại Việt Nam.

2.2.1.2. Sự phát triển về cơ cấu sản phẩm

Techcombank định hướng chủ yếu vào hai mảng khách hàng lớn đó là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Ban đầu mới thành lập, Techcombank chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừ và nhỏ, cung cấp dịch vụ tài chính, hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ khi hoạt động của các ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, mỗi ngân hàng đều phải định vị cho mình một vị trí trên thị trường, Techcombank xác định mình là một ngân hàng đô thị đa chức năng, chiến lược kinh doanh tập trung ngày càng nhiều vào nhóm khách hàng cá nhân tại các đô thị.

Các sản phẩm dịch vụ mới luôn được ngân hàng quan tâm, vì vậy trong những năm vừa qua, Techcombank đã liên tục cho ra thị trường nhiều loại hình dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng trọng điểm. Kết quả kinh doanh thu được từ các nhóm sản phẩm đó ngày càng cao, thể hiện cụ thể trong các nhóm dịch vụ đó là:

Đối với dịch vụ khách hàng cá nhân:

Với định hướng là ngân hàng bán lẻ, trong những năm vừa qua, dịch vụ cung cấp cho khách hàng cá nhân liên tục được phát triển.

Huy động vốn: Năm 2006 chứng khiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, lượng vốn đổ vào thị trường chứng khoán cũng tăng lên đáng kể. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư rót vào thị trường chứng khoán tăng mạnh. Thực tế đó đã đặt ra thử thách không nhỏ cho công tác huy động vốn của Techcombank nói riêng, của các ngân hàng thương mại nói chung. Tuy nhiên, có thể nói công tác huy động vốn vẫn tiếp tục là điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vốn huy động từ dân cư năm 2006 đạt 7.059 tỷ đồng tăng 81.4% so với năm 2005 chiếm 47.1% trong cơ cấu huy động chung của ngân hàng. So với kế hoạch, nguồn vốn huy động từ khu vực dân cư khởi sắc nhất, tăng 101%.

2004 2005 2006

2.129 3.891 7.059

Tín dụng bán lẻ: Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Techcombank được nhiều khách hàng đón nhận và đánh giá cao như sản phẩm Tín dụng trọn gói Gia Đình Trẻ, Nhà Mới, Ô tô xịn. Đặc biệt là sản phẩm Thấu chi tài khoản cá nhân F@stAdvance đã gây tiếng vang khi cho phép thấu chi tới 300 triệu đồng đối với hình thức có thế chấp và 100 triệu đối với hình thức tín chấp. Đây là một sự cải tiến đột phá của Techcombank so với các ngân hàng bạn.

Chính nhờ các yếu tố đó, trong năm 2006 dư nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng tiếp tục có sự tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ cho vay khách hàng dân cư đến cuối tháng 12/2006 đạt 2.817 tỷ đồng tăng 80,5%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4: Tăng trưởng tín dụng bán lẻ (tỷ đồng):

2004 2005 2006

940 1.560 2.817

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tiếp tục là thế mạnh của Techcombank trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ. Một số sản phẩm có dư nợ lớn là cho vay nhà (chiếm 37.9% tổng dư nợ cho vay bán lẻ), cho vay ôtô, cho vay hộ kinh doanh cá thể, và các hình thức cho vay tiêu dùng khác. Tỷ lệ nợ 3-5 của khách hàng cá nhân là 1,58% trong năm 2006 giảm 0,42% so với năm 2005.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM ) tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 40 - 44)