CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA
2.1.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh
Trong những năm qua nền kinh tế cả nước đã gặp nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng đến hoat động của các NH, Chi nhánh NHNo&PTNT Bách khoa cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Nhận thức được sâu sắc những diễn biến thực tế, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, ban giám đốc, tập thể CBNV Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí cao vì mục tiêu ổn định và phát triển. Do vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã đạt được kết quả khả quan góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh của NHNo Việt Nam và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
- Hoạt động huy động vốn
Năm 2004, nguồn vốn huy động đạt 219,2 tỷ, tăng 84% so với năm 2003. Năm 2005, nguồn vốn huy động của Chi nhánh lại giảm xuống, chỉ đạt 171,9 tỷ ( giảm 21,5%). Từ năm 2005 trở lại đây, nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng trưởng. Nguồn vốn huy động năm 2006 đạt 338,9 tỷ đạt 97% so với kế hoạch; tăng 97,1% so với 2005. Đến năm 2007; nguồn vốn huy động tăng 169,3 tỷ; tương đương với 49,9% so với năm 2006. Tổng nguồn vốn thực hiện tính đến 31/12/2007 là 508 tỷ đạt 101,6% so với kế hoạch, nguồn vốn huy động tăng 169,3 tỷ; tương đương với 49,9% so với năm2006, trong đó nguồn vốn nội tệ là 430 tỷ chiếm 84,6%, ngoại tệ đạt 78 tỷ chiếm 15,4%.
Công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả khả quan, nguồn tiền gửi huy động tăng liên tục qua các năm. Trong đó, chủ yếu là tiền gửi bằng đồng Việt Nam chiếm từ 75%-85%.
- Hoạt động sử dụng vốn
Đối với bất kỳ NH nào thì hoạt động sử dụng vốn cũng là hoạt động trọng tâm, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH. Hoạt động sử dụng vốn của NH bao gồm rất nhiều nghiệp vụ nhưng nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển của 1 NHTM.
Dư nợ tín dụng của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng năm sau đều phát triển mạnh so với năm trước.
Tương ứng với mức tăng trưởng của nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng tại chi nhánh cũng liên tục tăng và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007 (tăng 104,5% so với 2006; và gần 2 lần về giá trị tuyệt đối). Năm 2005, tổng mức dư nợ đạt 86,7 tỷ; tăng 20,9% so với năm 2004. Năm 2006, tổng mức dư nợ tăng 41 tỷ; tương đương 47,3%. Đến năm 2007, mức dư nợ tăng vọt đạt 261,2 tỷ; tăng 104,5% so với năm 2006. Chi nhánh đã cho vay mới 60 đơn vị với tổng số tiền lên đến 27 tỷ trong năm 2007.
Bên cạnh việc cho vay ngắn hạn là chủ yếu (khoảng 75% - 80%) thì các khoản vay trung hạn cũng được Chi nhánh tập trung phát triển. Năm 2006 cho vay trung hạn đạt 21,1%; tăng 41,6% so với 2005. Năm 2007 cho vay trung hạn tăng lên 48,6% đạt 32,8%.
Tốc độ tăng trưởng cho vay trung hạn giữ ở mức khá ổn định và đa số tập trung vào các DNNQD để trang bị máy móc thiết bị, các hộ gia đình mua sắm phương tiện vận tải như: công ty TMCP Hợp Hoà Phát, Tổng công ty Chè Việt Nam và công ty xuất nhập khẩu Bao Bì …( chiếm 60% tổng dư nợ). Tuy nhiên, do nằm trên địa bàn chủ yếu là dân cư, doanh nghiệp nhỏ, ít các
DNNN và các công ty lớn nên dư nợ của chi nhánh chỉ tập trung vào các khoản vay ngắn hạn và trung hạn. Chi nhánh chưa có bạn hàng là các doanh nghiệp lớn có nhu cầu về các khoản vay dài hạn tạo nguồn thu ổn định cho Chi nhánh.
Trong tổng dư nợ, dư nợ bộ phận DNNQD chiếm tỷ trọng khá lớn (chiếm 52,5% năm 2006 và 55,5% năm 2007) và có xu hướng ngày càng tăng lên, thể hiện nỗ lực của chi nhánh nhằm thực hiện chủ trương chú trọng vào cho vay DNNVV, DNNQD.
Cho vay cá thể, hộ gia đình chiếm tỷ lệ nhỏ cả về giá trị và tỷ trọng. Đây là điểm yếu mà Chi nhánh cần khắc phục do chi nhánh nằm trên địa bàn có dân cư tập trung đông đúc, nhu cầu vay tiêu dùng của dân cư ngày càng gia tăng. Dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với dư nợ ngoại tệ. Việc cho vay ngoại tệ chỉ tập trung vào các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu và bán ngoại tệ cho chi nhánh.
Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh qua các năm từ 2005-2007
Đơn vị: tỷ đồng, %
Năm Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (± %) Số tiền (±%) Số tiền (±%)