0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Phân tích tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH (Trang 31 -38 )

2.5.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kê toán của doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và các khoản phải nộp khác.

Bảng 2.7 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Đơn vị: 1000đ

TT Chỉ Tiêu MS Năm 2009 Năm 2008

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 1 14.163.281 15.091.367

2 Cá khoản giảm trừ 2 0 0

3 Doanh thu thuần về hàng bán và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 14.163.281 15.091.367

4 Giá vốn bán hàng 11 11.338.684 12.453.322

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 01 -11) 20 2.824.597 2.638.045

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 148.570 279.163

7 Chi phí tài chính 22 725.423 255.040

Trong đó lãi vay phải trả 23 59.193 67.599 8 Chi phí bán hàng 24 1.210.170 1.428.591 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 823.905 612.984

10

Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh doanh (30 = 20+(21 - 22)-

(24+25)) 30 213.669 620.593

30

TT Chỉ Tiêu MS Năm 2009 Năm 2008

12 Chi phí khác 32 42.110 8.162

13 Lợi nhuận khác (33 = 31-32) 33 61.849 9.007 14 Tổng lợi nhuận trước thuế (40 = 30+33) 40 275.518 629.600

15 Thuế thu nhận DN phải nộp 41 68.880 157.400

16 Lợi nhuận sau thuế (50 = 40-41) 50 206.638 472.200 (Nguồn: Phòng kế toán)

Bảng 2.8 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Đơn vị: 1000đ

TT Chỉ Tiêu MS Chệnh lệch 2009-2008

Số tiền Tỷ lệ %

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 1 -928.086 -6,15%

2 Cá khoản giảm trừ 2 0 0

3 Doanh thu thuần về hàng bán và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 -928.086 -6,15% 4 Giá vốn bán hàng 11 -1.114.638 -8,95%

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 01 -11) 20 186.552 7,07% 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 -130.593 -46,78%

7 Chi phí tài chính 22 470.383 184,43%

Trong đó lãi vay phải trả 23 -8.406 -12,44%

8 Chi phí bán hàng 24 -218.421 -15,29%

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 210.921 34,41%

10

Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh doanh (30 = 20+(21 - 22)- (24+25)) 30 -406.924 -65,57% 11 Thu nhập khác 31 86.790 505,50% 12 Chi phí khác 32 33.948 415,93% 13 Lợi nhuận khác (33 = 31-32) 33 52.842 586,68%

14 Tổng lợi nhuận trước thuế (40 = 30+33) 40 -354.082 -56,24% 15 Thuế thu nhận DN phải nộp 41 -88.520 -56,24%

16 Lợi nhuận sau thuế (50 = 40-41) 50 -265.562 -56,24%

31 Nhận xét:

- Doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008, tình hình tiêu thụ giảm sút (nguyên nhân do chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng). - Giá vốn bán hàng năm 2009 giảm so với năm 2008 (nguyên nhân do doanh

nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất).

- Lợi nhuận gộp qua các năm đều tăng (nguyên nhân vẫn là do doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất).

- Chi phí quản lý lý tài chính (chi phí trả lãi vay ngắn hạn và chi phí chiết khấu) và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, đây là nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận thuần của công ty.

2.5.2 Phân tích bảng cân đối kế toán

Phân tích cơ cấu, sự biến động của tài sản hay nguồn vốn để đánh giá tình hình tăng giảm tài sản (nguồn vốn), đánh giá việc phân bổ tài sản (nguồn vốn) của công ty đã hợp lý hay chưa, cơ cấu đó có tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh đồng thời đánh giá được khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty.

Bảng 2.9 Bảng đánh giá biến động về tài sản và nguồn vốn

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệnh 2009-2008 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

I. Tổng tài sản 16.213.540 16.849.427 -635.887 -3,77%

1. Tài sản lưu động và đầu tư

ngắn hạn 11.649.707 11.431.124 218.583 1,91%

2. Tài sản cố định và đầu tư dài

hạn 4.563.833 5.418.403 -854.570 -15,77% II.Tổng nguồn vốn 16.213.540 16.849.427 -635.887 -3,77% 1.Nợ phải trả 3.641.711 4.490.116 -848.405 -18,89% 2.Nguồn vốn CSH 12.571.829 12.359.311 212.518 1,72% (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét:

- Năm 2009 quy mô của công ty giảm xuống với tổng giá trị là 635.887.000đ tương ứng với 3,77%.

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn vẫn tăng 1,91%, hoạt động sản xuất có tiến triển.

- Nguyên nhân giảm chủ yếu là tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm 854.570.000đ tương đương 15,77%.

- Nguồn vốn nợ phải trả giảm cho thấy công ty đã trang trải bớt vốn huy động. Vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng.

32

2.5.3 Phân tích một số tỷ số tài chính

Bảng 2.10 Các chỉ số tài chính

Các tỷ số tài chính Năm 2009 Năm 2008

1. Các tỷ số về khả năng thanh toán

a. Khả năng thanh toán chung:

(Tài sản ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn 3.76 2.78

b. Khả năng thanh toán nhanh

(Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn 1.61 1.05

c. Khả năng thanh toán tức thời

Tiền/ Nợ ngắn hạn 0.08 0.08

2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính

a. Cơ cấu TSLĐ 71.90% 67.80%

(Tài sản ngắn hạn)/ Tổng TS

b. Cơ cấu TSCĐ

(Tài sản dài hạn)/ Tổng TS 42.50% 32.20%

c. Tỷ số cơ cấu nguồn vốn CSH

Nguồn vốn CSH/ Tổng TS 77.50% 73.40%

d. Tỷ số tài trợ dài hạn

(Nguồn vốn CSH + Nợ dài hạn)/ Tổng TS 77.50% 73.40%

3. Các tỷ số về khả năng hoạt động

a. Vòng quay hàng tồn kho

Doanh thu/ Hàng tồn kho bình quân 2.07 2.17

b. Tỷ số vòng quay TSLĐ

DT thuần/ Tài sản ngắn hạn bình quân 1.23 1.46

c. Tỷ số vòng quay TSCĐ

DT thuần/ Tài sản dài hạn bình quân 2.84 2.47

3d. Vòng quay tổng tài sản

DT thuần/ Tổng TS bình quân 0.86 0.91

4. Các tỷ số về khả năng sinh lời

a. ROS (sức sinh lời của DT thuần)

LN sau thuế/ DT thuần 1.46% 3.13

b. ROE (sức sinh lợi vốn CSH)

LN sau thuế/ Nguồn vốn CSH bình quân 1.64% 3.82

c. ROA (sức sinh lợi của vốn kinh doanh)

LN sau thuế/ Tổng TS bình quân 1.25% 2.86

33

2.5.4 Nhận xét về tình hình tài chính của công ty

Qua việc phân tích các chỉ số trong 2 năm 2008 và 2009 cho thấy: Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là có lãi. Hiệu quả sử dụng tài sản tương đối tốt và có xu thế phát triển thuận lợi.

- Chỉ số thanh toán hiện hành (chỉ số này lớn hơn 1 là đạt tiêu chuẩn) qua các năm đều tăng (do tổng tài sản lưu động qua các năm tăng và công ty đã trang trải một số khoản nợ đến hạn).

- Chi số thanh toán nhanh (tỷ số giữa toàn bộ tài sản lưu động trên tổng nợ ngắn hạn) tăng qua các năm và có giá trị lớn hơn 0,5 là đạt tiêu chuẩn và rất khả quan.

- Chỉ số thanh toán tức thời (tỷ số giữa tiền và tổng nợ đến hạn), chỉ số này cho thấy khả năng trả nợ bằng tiền của công ty. Hiện tại quỹ tiền mặt mà công ty dự trữ hơi thấp có thể gây ảnh hưởng tới việc trang trải các chỉ tiêu phục vụ cho sản xuất.

- Các tỷ số về khả năng sinh lời (ROS/ROE/ROA) cho biết mức sinh lời trên doanh thu thuần/nguồn vốn CSH/tổng tài sản. Các chỉ số này càng lớn càng tốt, khả năng sinh lời cao. Qua bảng trên thấy rằng công ty có tỷ số về khả năng sinh lời ROA năm 2009 và 2008 đều lớn hơn 0, chứng tỏ có hiệu quả kinh doanh.

34

Phần 3. Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp

3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của công ty

Trước những phân tích trên, chúng ta nhận thấy Công ty Cổ phần In công nghiệp Thăng Long là một doanh nghiệp có truyền thống bề dày hoạt động kinh doanh thương mại. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh hiện nay, công ty Cổ phần In công nghiệp Thăng Long đã đưa ra những chiến lược đúng đắn về chính sách sản phẩm, giá cả phân phối và xúc tiến bán, đó là một xu hướng mới trong việc phát triển và giữ vững một thương hiệu trong sức ép cạnh tranh của kinh doanh hiện nay.

Ngày nay, khách hàng đã trở nên thận trọng và khôn ngoan hơn rất nhiều trong việc quyết định lựa chọn một nhãn hiệu nào đó cho nhu cầu của họ, họ không còn bị những hình ảnh hào nhoáng, những mẩu phim quảng cáo bắt mắt cùng với những lời ca tụng sản phẩm cuốn hút đến mức quyết định mua hàng nhanh chóng nữa. Thường thì họ sẽ có nhu cầu muốn dùng thử sản phẩm hoặc tham khảo qua các phương tiện thông tin đại chúng và có sự nhận định riêng của bản thân cũng như tham khảo ý kiến của những người cùng sử dụng sản phẩm.

o Thứ nhất: có thể nói rằng công ty Cổ phần In công nghiệp Thăng Long cơ bản phải nắm bắt được tâm lí và sự thay đổi trong suy nghĩ của khách hàng hiện nay, để có thể đưa ra những chiến lược marketing phù hợp với thời điểm cũng như hình ảnh của công ty trên thị trường In ấn và các dịch vụ khác. Các chiến lược về khách hàng, phân phối, giá cả ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của công ty, điều đó nhắc nhở công ty phải hết sức thận trọng khi đưa ra các nội dung quảng bá, giá cả phân phối của sản phẩm.

o Thứ hai: tuy nhiên công ty còn có sự hiểu biết chưa thật sự bài bản và đúng đắn về khái niệm cũng như các hoạt động kinh doanh. Vì vậy bản thân các công ty cần phải thay đổi nhận thức về vấn đề này, bắt đầu từ việc chú trọng đến nhân viên lo trách nhiệm lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp và chú trọng đến ngân quĩ dành cho sản phẩm hàng năm, do bản thân khách hàng hay thay đổi về hành vi mua.

o Thứ ba: là các doanh nghiệp nên có chú trọng đến các chính sách trong kinh doanh, vì trước hết, muốn quảng bá hình ảnh doanh nghiệp tốt với công chúng và có các chính sách đúng đắn về sản phẩm thì bản thân doanh nghiệp phải tạo ra hình ảnh tốt đẹp trong suy nghĩ của nhân viên.

Vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của công ty sau này không chỉ đơn thuần là thiết lập các chính sách về giá cả, phân phối hay chính sách xúc tiến bán đơn thuần mà còn phải có trách nhiệm đưa ra các chính sách đúng đắn ngay chính trong doanh nghiệp, gây dựng sự tin cậy với

35

mọi người và có khả năng lấy được thông tin bất cứ khi nào cần thiết. Họ có chức năng truyền đạt thông tin, cố vấn và hoạch định chiến lược cũng như phải xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng, những nhà phân phối sản phẩm cho họ và các mối quan hệ khác như tư vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề về giao tế, giải pháp và kĩ thuật, biên tập và xuất bản tạp chí nội bộ cho nhân viên, tổ chức các hình thức thông tin nội bộ khác như chiếu phim, trình bày bằng hình ảnh hay báo tường .... Ngoài ra, khi có những chiến dịch xúc tiến bán quan trọng của doanh nghiệp thì cần phải có sự kết hợp chặt chẽ nếu như có nhờ đến sự trợ giúp của các công ty truyền thông chuyên nghiệp trong vấn đề cung cấp thông tin, tài liệu về doanh nghiệp nói chung và bản thân chiến dịch nói riêng.

Công ty cần quan tâm đến khách hàng thì các chiến lược kinh doanh mới mang lại lợi ích to lớn cho công ty và cho khách hàng của công ty. Một cách khéo léo, doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp sẽ đi vào lòng công chúng một cách ấn tượng nếu như doanh nghiệp đó sử dụng những chiêu thức kinh doanh bài bản và đúng cách.

3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp

Xét từ thực tế trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần In công nghiệp Thăng Long và qua phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xuất phát từ hiện trạng công ty có khá nhiều lợi thế, đặc biệt là các chính sách về Marketing của công ty, tiềm năng của công ty ngày càng phát triển, em xin có hướng đề xuất “Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In công nghiệp Thăng Long” trong đề tài luận văn tốt nghiệp sắp tới của em.

Lý do em chọn đề tài này là vì:

Tiêu thụ sản phẩm là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, bao gồm: tiêu thụ, sản xuất, hậu cần, kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp. Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm song tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện tiền đề không thể thiếu được để sản xuất có thể có hiệu quả.

Trong thời gian vừa qua, Công ty gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ cạnh tranh lớn, nhất là lại hoạt động trong một thị trường lớn như ở Hà Nội. Để cạnh tranh lại được Công ty không còn cách nào khác là phải có những giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ.

Trên đây là những lý do chính để em chọn đề tài này. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy, các cô để hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn.

36

Phần 4. Tài liệu tham khảo

[1] Khoa Kinh tế và Quản lý, Đề cương thực tập về các quy định về thực tập và đồ án tốt nghiệp,2006

[2] Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trường ĐH KTQD

[3] Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh.Trường ĐH kinh tế TP HCM –

NXB Thống Kê

[4] Phân tích kinh doanh. NXB Thống Kê.

[5] Kế toán kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp. NXB tài chính

Hà Nội

[6] Phân tích tài chính doanh nghiệp. Josetts Peyard – Đỗ Văn Thuận dịch,

NXB Thống Kê

[7] Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. PGS.TS Phạm Thị Gái.

Trường KTQD – NXB Thống Kê

[8] Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. PTS Nguyễn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH (Trang 31 -38 )

×