Qua kết quả nghiên cứu rừng trồng bằng các loài cây bản địa nhằm mục đích phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ đất và nguồn nước tại Công ty Lâm nghiệp Lục Nam - Bắc Giang cho thấy:
Đất tại khu vực này trước khi trồng rừng đã bị xói mòn, đất cằn cỗi, đá lẫn và đá lộ đầu tỉ lệ tương đối lớn vì vậy cần cải tạo đất để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, hoặc tiến hành trồng xen các loài cây họ đậu ngắn ngày vừa để tăng độ che phủ đất, vừa để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Trước khi trồng rừng nên bón lót bằng phân hữu cơ để tránh thoái hoá đất.
Các loài cây bản địa sinh trưởng tương đối chậm vì vậy cần chú ý biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Khi chăm sóc không phát trắng, phát quang gốc cây trồng và giữ lại tỷ lệ che phủ của cây bụi, thảm tươi để bảo vệ đất, chống xói mòn. Đó cũng là một biện pháp quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để cây rừng có thể sinh trưởng, phát triển bình thường trên hoàn cảnh lập địa đã bị biến đổi.
Nghiêm cấm mọi hành vi tiêu cực tác động đến rừng như: Chăn thả trâu bò, người dân vào thu gom củi và có biện pháp phòng chống cháy rừng kịp thời.
Kỹ thuật trồng loài cây trồng gồm những loài đã lựa chọn ở đề tài nghiên cứu:
Xử lý thực bì theo băng, băng phát 4m băng chừa 4m; Mật độ trồng là 1100 cây/ha (cự ly 3×3m);
Cuốc hố thủ công 40×40×40cm; Bón lót 0,2 kg NPK/cây;
Trồng vào mùa mưa (tháng 5 – 6).
Tiêu chuẩn cây con: Cây con có bầu, đường kính gốc D00 ≥5mm, Hvn ≥ 510cm. Tuổi cây từ 8 đến 12 tháng. Cây tốt, không cong queo, sâu bệnh.
Kỹ thuật chăm sóc: Chăm sóc, bảo vệ 3 năm sau khi trồng. Phát sạch thực bì trên các băng chặt để hạn chế sự cạnh tranh của cây bụi, thảm tươi. Bón thúc 0,1kg NPK/cây/năm.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá sinh trưởng của 4 loài cây gỗ bản địa trồng tại Công ty Lâm nghiệp Lục Nam - Bắc Giang, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
1.Về tình hình sinh trưởng
Ở giai đoạn tuổi 5:
+ Loài Trám trắng: D1.3 = 6,87cm ∆D1.3 = 1,38 cm/năm HVN = 4,41m ∆HVN = 0,89 m/năm DT = 1,98m ∆Dt = 0,40 m/năm + Loài Lát hoa: D1.3 = 5,31cm ∆D1.3 = 1,07 cm/năm HVN = 4,28m ∆HVN = 0,86 m/năm DT = 2,34m ∆Dt = 0,47 m/năm + Loài Muồng đen: D1.3 = 4,78cm ∆D1.3 = 0,96 cm/năm HVN = 3,98m ∆HVN = 0,80 m/năm DT = 2,47m ∆Dt = 0,49 m/năm + Loài Lim xanh: D1.3 = 4,2cm ∆D1.3 = 0,86 cm/năm HVN = 3,39 m ∆HVN = 0,68 m/năm DT = 3,07m ∆Dt = 0,61 m/năm
Ở giai đoạn tuổi 6:
+ Loài Trám trắng: D1.3 = 8,29cm ∆D1.3 = 1,38 cm/năm HVN = 5,55m ∆HVN = 0,93 m/năm
DT = 2,51m ∆Dt = 0,42 m/năm + Loài Lát hoa: D1.3 = 7,32cm ∆D1.3 = 1,22 cm/năm HVN = 5,46m ∆HVN = 0,91 m/năm DT = 3,18m ∆Dt = 0,53 m/năm + Loài Muồng đen: D1.3 = 6,78cm ∆D1.3 = 1,13 cm/năm HVN = 4,88m ∆HVN = 0,82 m/năm DT = 3,74m ∆Dt = 0,62 m/năm + Loài Lim xanh: D1.3 = 6,30cm ∆D1.3 = 1,05 cm/năm HVN = 4,28m ∆HVN = 0,72 m/năm DT = 4,12m ∆Dt = 0,69 m/năm
⇒ Từ đó cho thấy loài Trám trắng sinh trưởng nhanh nhất, thứ hai là sinh trưởng loài Lát hoa, thứ ba là sinh trưởng loài Muồng đen, chậm nhất là sinh trưởng loài Lim xanh.
2. Về chất lượng rừng trồng
Ở giai đoạn tuổi 5:
Tỷ lệ cây tốt của 4 loài đạt từ 36,0 – 50,0%, cao nhất là loài Lim xanh (44,2 – 50,0%), thấp nhất là loài Muồng đen (36,0 – 38,7%). Loài có tỷ lệ cây xấu cao nhất là Lát hoa (12,7 – 20,0%), loài có tỷ lệ cây xấu thấp nhất là Lim xanh (5,1 – 16,7%), các loài còn lại biến động từ 12,0 – 30,0%.
Ở giai đoạn tuổi 6:
Tóm lại: Từ kết quả phân tích trên ta thấy 4 loài cây bản địa được gây trồng tại Công ty Lâm nghiệp Lục Nam - Bắc Giang tại tuổi 5, tuổi 6 sinh trưởng tương đối tốt, sinh trưởng nhanh nhất là Trám trắng, Lát hoa. Tỷ lệ cây tốt và cây trung bình chiếm chủ yếu trên 70%.
3. Thảm thực vật dưới tán rừng
Qua kết quả điều tra trên các ô dạng bản, chúng tôi thấy lớp cây bụi thảm tươi trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là các loài: Cỏ tranh, Trinh nữ, Dương xỉ, Bồ cu vẽ, Đơn buốt... Sinh trưởng ở mức độ trung bình, chiều cao trung bình khoảng 0,67 – 1,12m, độ che phủ của lớp cây này là 50,60 – 73,40%. Nhìn chung, cây bụi thảm tươi ở đây ít gây ảnh hưởng tới sinh trưởng của các loài cây bản địa trong khu vực nghiên cứu.
4. Đặc điểm đất đai
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất xám Feralit phát triển trên đá phiến sét tầng dầy, thành phần cơ giới chủ yếu thịt nhẹ đến thịt trung bình, có kết cấu hạt, độ dầy tầng đất tương đối cao từ 80 – 92cm. Với những đặc điểm đất đai thuận lợi tạo điều kiện cho sinh trưởng của các loài cây bản địa trồng tại khu vực nghiên cứu.
5.2. Tồn tại
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đề tài còn một số tồn tại nhất định sau:
- Do hạn chế của địa bàn nghiên cứu nên đề tài chỉ bố trí được mỗi mô hình 2 ÔTC nên độ chính xác của đề tài chưa cao.
- Đề tài chưa nghiên cứu đánh giá được một số chỉ tiêu khác như sinh khối tươi, đặc điểm sinh trưởng phát triển về bộ rễ… của các loài.
- Chưa phân tích được các chỉ tiêu lý hoá tính của đất ở các thời điểm trước khi trồng rừng và ở thời điểm nghiên cứu.
5.3. Kiến nghị
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài, kết hợp với thực tiễn nhiệm vụ của Công ty chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
- Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu ra các vùng khác để có kết luận xác đáng hơn.
- Cần tiếp tục nghiên cứu sinh trưởng của các loài cây này trong những năm tiếp theo để có thể khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài, rút ra những kinh nghiệm quý báu về gây trồng rừng cho các loài cây gỗ bản địa, phục vụ cho thực tiễn sản xuất lâm nghiệp ở địa phương và trong khu vực.
- Khi trồng rừng trong khu vực cần ưu tiên các loài cây như: Trám trắng, Lát hoa, Muồng đen, đây là các loài tương đối thích hợp với điều kiện lập địa của khu vực, nên gây trồng Lim xanh xen dưới tán rừng.
- Cần có những nghiên cứu về một số chỉ tiêu khác như: Sinh khối tươi, đặc điểm sinh trưởng phát triển về bộ rễ… để đề tài được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1]. Nguyễn Bá Chất (1995), “Trồng rừng hỗn loài ở Việt Nam”, Tạp chí Lâm nghiệp, (7), tr.95.
[2]. Lê Mộng Chân (1997), “Tìm hiểu kết quả gây trồng các loài cây trồng tại vườn sưu tập Thực vật khu núi Luốt trường ĐHLN”, đề tài nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
[3]. Nguyễn Bá Chất (Viện khoa học lâm nghiệp), “Lát hoa là một cây gỗ cần được phát triển”, tạp trí Lâm nghiệp - Bộ Lâm nghiêp số 12 năm 1994. [4]. Nguyễn Bá Chất (Viện khoa học Lâm nghiệp), “Một số loài cây gỗ bản địa có thể ứng dụng trong xây dựng vườn rừng và phủ xanh đất trống đồi trọc”, tạp trí Lâm nghiệp - Bộ Lâm nghiệp số 10 năm 1994.
[5]. Lê Mộng Chân – Bùi Hải Ngọc (1981 – 1985). “Kết quả nghiên cứu cải tạo rừng bằng cây Lát hoa”, Viện khoa học Lâm nghiệp
[6]. Nguyễn Bá Chất. “Sinh trưởng Lim xanh trồng Câu hai – Phú Thọ”, thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp số 2 – 1995 trang 6.
[7]. Đỗ Văn Định (1999),“Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng và sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa được trồng thử nghiệm tại vườn thực vật - Vườn quốc gia Cúc Phương”, luận văn tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp.
[8]. Ngô Kim Khôi “Thống kê toán học trong Lâm nghiệp”, giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp.
[9]. Phạm Trung Kiên (1999), “Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng và sinh trưởng của một số loài cây gỗ gây trồng rừng tại Đoan Hùng – Phú Thọ”, luận văn tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp.
[10]. Kết quả nghiên cứu khoa học (1990 – 1994), NXB Nông nghiệp. [11]. Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam.
[12]. Hans Roulund, Teak International Provenance trial Huay Sompoi, Ngao Lâmpang (tic).
[13]. Phùng Ngọc Lan (1994), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái cây Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv)”, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.
[14]. Hoàng Văn Sơn (TTNCTNLS Phù Ninh – Phú Thọ): “So sánh sinh trưởng các loài cây gỗ trồng thử nghiệm tại vùng phát triển Lâm nghiệp.
[15]. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (2001), “Tin học ứng dụng trong Lâm nghiệp”, NXB khoa học kĩ thuật Hà Nội.
[16]. Kết quả nghiên cứu khoa học (1995 – 1999), NXB Nông nghiệp.
[17]. Forest Inventory and Planning Institute (1996), Vietnam Forest Trees, Agricultural Publishing House, Ha Noi.
[18]. Trần Quang Phương (1999),“Tìm hiểu một số loài cây trồng và tình hình sinh trưởng của một số loài cây gỗ trong vườn thực vật - Vườn quốc gia Cúc Phương”, luận văn tốt nghiệp - Đại học Lâm nghiệp.
[19]. PGS TS Nguyễn Xuân Quát, PTS Vũ Văn Mễ và Đoàn Bổng (1983 - 1985),“Bước đầu xác định cây trồng rừng cho các vùng kinh tế Lâm nghiệp”, khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, trang 111.
[20]. Mai Văn Thành, (1997), “Tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng – phát triển của một số loài cây bản địa đã được sưu tập và gây trồng tại Vườn thực vật - Vườn Quốc gia Cúc Phương”, luận văn tốt nghiệp - Đại học Lâm nghiệp. [21]. Nguyễn Thị Ngọc Thìn (1999),“Tìm hiểu sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng dưới tán rừng Thông tại núi Luốt Trường ĐHLN”, luận văn tốt nghiệp - Đại học Lâm nghiệp.
[22].The Multi – Storied Forest Management in Malaysia, 1999.
[23]. Lê Anh Tuấn (1999), “Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng và tình hình sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng thử nghiệm tại vườn thực vật - Vườn quốc gia Cúc Phương”, luận văn tốt nghiệp - Đại học Lâm nghiệp.
FDA”, khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam.
[24]. Thông tin khoa học Lâm nghiệp trường ĐH Lâm nghiệp.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU--- 1
ĐẶT VẤN ĐỀ--- 2
CHƯƠNG 1--- 4
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU---4
1.1. Trên thế giới--- 4
1.2. Ở Việt Nam--- 6
CHƯƠNG 2--- 8
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG---8
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU---8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu--- 8
2.2. Đối tượng nghiên cứu--- 8
2.3. Nội dung nghiên cứu--- 8