Đánh giá tình hình thảm thực vật dưới tán rừng

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá tình hình sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại Công ty Lâm nghiệp Lục Nam Bắc Giang (Trang 35 - 37)

Nghiên cứu lớp cây bụi thảm tươi dưới tán rừng để biết được mức độ ảnh hưởng của nó đến quá trình sinh trưởng của các loài cây trồng trong khu vực. Cây bụi thảm tươi là thành phần quan trọng tham gia vào quần xã thực vật rừng, là nơi trú ngụ của chim chóc, các loài côn trùng có ích, có khả năng

cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước… gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây rừng.

Kết quả điều tra đánh giá tình hình cây bụi thảm tươi dưới tán rừng được tổng hợp tại bảng 4.9:

Bảng 4.9: Kết quả điều tra cây bụi, thảm tươi tại khu vực nghiên cứu

Tuổi Loài Loài cây chủ yếu phủ (%)Độ che Chất lượng HTB (m)

5

Trám trắng

Cỏ tranh, Mua, Sim,

Trinh nữ, Cỏ xước... 50,60 Trung bình 0,67

Lát hoa Thẩu tấu, Cỏ tranh, Bồ cu vẽ, Cỏ xước… 60,30 Trung bình 0,98 Muồng

đen

Cỏ lào, Dương xỉ,

Mẫu đơn, Ba gạc… 60,57 Trung bình 0,75

Lim xanh

Trinh nữ, Đom đóm

ba gân, Mua... 65,00 Trung bình 0,87

6

Trám trắng

Lấu, Sầm sì, Sim,

Mua, Dương xỉ... 69,9 Trung bình 0,88

Lát hoa Ba gạc, Thành ngạnh,Lấu, Sim, Trinh nữ... 70,08 Tốt 1,02 Muồng đen Thành ngạnh, Hồng bì rừng, Thẩu tấu... 70,06 Tốt 1,09 Lim xanh Đom đóm, Mua, Ràng ràng, Sim... 73,40 Tốt 1,12

Số liệu trong bảng 4.9 cho thấy: Thành phần cây bụi, thảm tươi ở đây khá đa dạng và phong phú, chủ yếu là: Cỏ tranh, Mua, Sim, Trinh Nữ, Thẩu tấu… Mật độ cây bụi, thảm tươi của mô hình rừng trồng tuổi 6 dày hơn mô hình rừng trồng tuổi 5. Chiều cao bình quân lớp cây bụi của mô hình rừng trồng tuổi 5 từ 0,67 – 0,98m với độ che phủ từ 50,60 – 65,00%. Chiều cao bình quân lớp cây bụi thảm tươi của mô hình rừng trồng tuổi 6 từ 0,88 – 1,12m, với độ che phủ từ 69,9 – 73,40%.

Qua điều tra quan sát thực tế cho thấy lớp cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu khá rậm rạp, có nơi chiều cao lớp cây bụi thảm tươi tới 2m và rất rậm rạp, điều này đã kìm hãm sinh trưởng của cây bản địa đặc biệt là loài Lim xanh.

Nhìn chung tầng cây bụi thảm tươi có chiều cao trung bình 0,67 – 1,12m, thấp hơn chiều cao tầng cây bản địa nên không có cạnh tranh về ánh sáng với tầng cây bản địa mà chỉ cạnh tranh về dinh dưỡng, nước, khoáng. Vì vậy khi tiến hành chăm sóc tầng cây bản địa nhất thiết phải phát dọn dây leo, bụi rậm để giảm sự cạnh tranh đó tạo không gian dinh dưỡng tốt nhất cho cây bản địa phát triển.

Lớp thảm tươi là những loài cỏ dại có tác dụng che phủ mặt đất, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tái sinh rừng, tranh dành chất dinh dưỡng, khoáng và nước trong rừng.

Thảm tươi trong khu vực gồm các loài: Cỏ Tranh, cỏ Lào, cỏ Xước… có độ che phủ của thảm tươi là 50,60 – 73,40%. Với độ che phủ như vậy, có thể nói tầng thảm tươi có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất rất tốt, nhưng đã cản trở rất lớn đến sự sinh trưởng của cây bản địa.

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá tình hình sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại Công ty Lâm nghiệp Lục Nam Bắc Giang (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w