dụng định kỳ hoặc đột xuất:
Cuối tháng 12 năm trước, phòng Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ phải lập kế hoạch kiểm tra, giám sát quản lý rủi ro hoạt động tín dụng – bảo lãnh cho năm sau. Kế hoạch kiểm tra hàng năm đề ra những nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ về công tác kiểm tra, giám sát quản lý rủi ro hoạt động tín dụng dự kiến hoàn thành trong năm. Trưởng phòng Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ phải chịu trách nhiệm trình kế hoạch này lên Ban Giám Đốc phê duyệt. Trong quá trình thực hiện, tùy tình hình thực tế phát sinh trong năm mà phòng Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ sẽ trình điều chỉnh bổ sung kế hoạch cho phù hợp.
Nội dung kế hoạch kiểm tra dựa trên kết quả đánh giá năm trước và kế hoạch kinh doanh năm kế hoạch:
- Kết quả về chất lượng tín dụng. - Mức tăng trưởng tín dụng.
- Thực trạng nợ quá hạn, kết quả thu nợ. - Đánh giá rủi ro tổng thể, rủi ro chi tiết. - …
Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, giám sát tại đơn vị, nhân viên kiểm tra phải kiểm tra việc chấp hành các quy chế, quy trình nghiệp vụ của ngành và ngân hàng ban hành nhằm:
- Xác định các khoản cho vay có được thực hiện theo đúng quy chế, quy trình và các chỉ đạo cụ thể của Tổng giám đốc hay không.
- Xác định trách nhiệm, vai trò tự kiểm tra – kiểm soát quản lý rủi ro có được đơn vị quan tâm, hiểu và thực thi đầy đủ hay không.
- Xác định việc phân loại rủi ro tín dụng có được thực hiện một cách nhất quán hay không và có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay không. - Xác định các thủ tục cho vay và quá trình tự kiểm tra – kiểm soát có được thực thi đầy đủ để phát hiện các khoản vay có vấn đề một cách sớm nhất hay không.
- Soát xét thủ tục về đánh giá chất lượng tài sản đảm bảo, giá trị tài sản, tính khả mại, … Từ đó, đưa ra khả năng chấp nhận cũng như khả năng về hiệu lực thi hành.
Rà soát quy trình và các bước kiểm soát cho vay: - Rà soát thủ tục cho vay ban đầu và quy trình phê duyệt. - Các thủ tục thu hồi nợ - lãi vay.
- Phân loại nợ vay.
- Theo dõi những khoản vay không trả nợ đúng hạn.
- Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chyển nợ quá hạn và trích lập dự phòng.
- Rà soát hồ sơ vay, trong đó lưu ý hồ sơ khách hàng.
- Rà soát các hạn mức tín dụng được phê duyệt có phù hợp với quy mô và khả năng trả nợ của từng khách hàng hay không.
- Đánh giá và kiểm soát tài sản đảm bảo nợ vay.
- Đặc biệt lưu ý những vấn đề sau trong công tác kiểm soát quản lý rủi ro: theo dõi quá trình trả nợ của khách hàng, mức độ đầy đủ của tài sản đảm bảo, kiểm tra tài sản đảm bảo thực tế tại cơ sở (có biên bản kiểm tra, xác định, đánh giá lại tài sản đảm bảo), xác định quyền của ngân hàng đối với tài sản đảm bảo trong trường hợp cho vay không có hiệu quả.