Phân tích dư nợ:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại sacombank - chi nhánh đắklắk (2009-2011) (Trang 27 - 30)

Doanh số cho vay không phản ánh được bản chất đầu tư vốn thật sự mà chỉ phản ánh khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì doanh số cho vay còn phụ thuộc vào tốc độ vòng quay vốn tín dụng, ví dụ như 1 đồng vốn đầu tư với tốc độ vòng quay là 3 vòng/ năm thì doanh số cho vay trong năm sẽ là 3 đồng. Trong khi đó dư nợ của ngân hàng trong năm là 1 đồng. Như vậy số dư nợ trên tài khoản phản ánh đầy đủ, chính xác lượng vốn đầu tư để phát triển tại thời điểm xem xét.

Tình hình dư nợ thể hiện như sau:

Bảng 2.4: Dư nợ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 263,595 475,762 551,623 212,167 80% 75,861 16% Trung, dài hạn 286,548 440,312 430,651 153,764 54% (9661) (2%) Tổng 550,143 916,074 982,274 365,931 67% 66,200 7% (Nguồn : Phòng Hành chính- Kế toán) Dư nợ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh ĐăkLăk năm 2011 là 982,274 triệu đồng, chỉ đạt

57,80% so với kế hoạch được đề ra là 1,700,000 triệu đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong năm này, như về huy động vốn, và sự cạnh tranh của ngân hàng khác trên địa bàn, … nhưng nhìn chung dư nợ vẫn tăng ở mức khá ổn định qua các thời điểm.

Dư nợ cho vay tăng qua các thời điểm với một tỷ lệ cao đã phản ánh đúng hiệu quả hoạt động của ngân hàng, việc tăng dư nợ cho vay là do:

- Ngân hàng luôn nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới.

- Nhân viên tín dụng luôn năng động trong việc cho vay, có cung cách phục vụ tận tình với khách hàng.

- Thủ tục cho vay đơn giản.

Bảng 2.3 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3: Dư nợ 2.2.4 Phân tích nợ quá hạn

Trong thời gian qua, trên thị trường xuất hiên nhiều biến động về giá cả như sự sụt giảm nghiêm trọng về giá cá basa, … cùng một số nông sản khác như: hạt cà phê, hạt điều, khoai mì, … sự biến động thị trường nguyên vật liệu xây dựng, …điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của hệ thống ngân ngân hàng nói chung. Do khách hàng chủ yếu của ngân hàng là doanh nghiệp, lượng vốn kinh doanh mà ngân hàng cung cấp là rất đáng kể. Vì vậy, khi thị trường có sự biến động sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các doanh nghiệp, cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thu hồ nợ của ngân hàng. Chính điều này trong thời gian qua nhất là trong năm 2011, nợ quá hạn của

ngân hàng tăng đáng kể cả trong ngắn hạn lẫn trung và dài hạn. Cụ thể nợ quá hạn theo nhóm nợ được thể hiện như sau:

Bảng 2.5: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thương mại, dịch vụ 176.4 206 351 29.6 17% 145 70% Nông nghiệp - 108 - - Tiêu dùng 27.156 229 1,325 201.844 7% 1,096 479% Khác - 330 - - - - - Tổng 203.556 873 1,676 669.44 4 329% 803 92% (Nguồn: Phòng Hành chính- Kế toán) Nhìn chung nợ quá hạn của các ngành kinh tế nêu trên có sự tăng giảm qua các năm. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ quá hạn là ngành kinh tế Thương mại, dịch vụ và Tiêu dùng. Đặc biệt năm 2011 Tiêu dùng nợ quá hạn tăng 479% tương đương tăng 1,325 triệu đồng. Sở dĩ có sự tăng giảm nợ quá hạn qua 3 năm của các ngành kinh tế trên đều có cùng nguyên nhân chung đó là do các khách hàng thuộc các ngành kinh tế gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh. Do tình hình kinh tế biến động qua từng thời kỳ đã ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh của các doanh nghiệp nên họ mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân chủ quan là một số người không muốn trả nợ. Họ cố tình chiếm dụng nguồn vốn của Ngân hàng mà không trả nợ theo đúng hợp đồng đã ký. Vì vậy làm cho nợ xấu của từng ngành kinh tế tăng giảm qua các năm dẫn đến tổng nợ quá hạn của Ngân hàng cũng tăng giảm qua các năm.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại sacombank - chi nhánh đắklắk (2009-2011) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w