7. Những đóng góp của đề tài
1.5.6. Một số cấu trúc HHT theo nhóm nhỏ
1.5.6.1. Cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson
a. Cách tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw
Trong cấu trúc này thì các thành viên hoạt động nhƣ sau: - Các nhóm có thành viên nhƣ nhau (4 - 6 ngƣời).
- Thành viên số một của tất cả các nhóm đƣợc giao tìm hiểu kĩ phần nội dung nhƣ nhau (cùng chủ đề). Thành viên số 2, 3, 4... Còn lại của tất cả các nhóm đƣợc giao các nội dung khác, nhƣ nhau cho cùng số.
- Các thành viên của nhóm nghiên cứu cá nhân, chuẩn bị phần nội dung của mình.
- Các thành viên các nhóm cùng chủ đề (nhóm chuyên gia) thảo luận với nhau trong một khoảng thời gian xác định và trở thành chuyên gia của nội dung đó. Các thành viên của nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác của mình và giảng lại cho cả nhóm nghe phần nội dung của mình đƣợc phân công. Các thành viên đƣợc trình bày lần lƣợt cho hết nội dung bài học.
- GV tổ chức kiểm tra, đánh giá sự nắm vững nội dung kiến thức trong cả bài học cho từng cá nhân (cả lớp làm bài kiểm tra). Ta có thể mô tả cấu trúc Jigsaw ở bảng sau:
Bảng 1: Tóm tắt cấu trúc Jigsaw Bƣớc làm việc 1. Phân công làm việc 2. Nhóm chuyên gia 3. Nhóm hợp tác 4. Bài làm cá nhân 5. Điểm nhóm kết hợp điểm cá nhân Chịu trách nhiệm Thảo luận cùng chủ đề
Giảng bài cho nhau nghe
Kiểm tra Kết quả Thành viên số 1 Thành viên số 2 Thành viên số 3 Thành viên số 4 Phần bài A Phần bài B Phần bài C Phần bài D Thành viên cùng chủ đề của từng nhóm thảo luận Các thành viên trở về nhóm và giảng bài cho nhau để từng thành viên hiểu hết các phần A, B, C, D Kiểm tra cá nhân gồm tất cả các nội dung A, B, C, D của bài học Từng thành viên không những hiểu biết về phần bài của mình mà còn hiểu cả toàn bộ bài học b. Cách đánh giá hoạt động nhóm
Đánh giá theo cá nhân và cả nhóm bằng cách:
- Chấm điểm bài kiểm tra cá nhân và tính điểm trung bình cộng (điểm nền).
- Tính điểm tiến bộ của cá nhân làm cơ sở tính điểm tiến bộ của nhóm. - Điểm tiến bộ của nhóm bằng trung bình cộng của các điểm tiến bộ của các cá nhân trong nhóm (hoặc tổng điểm tiến bộ của cá nhân).
- Điểm tiến bộ của cá nhân đƣợc tính trên cơ sở điểm nền theo quy định đã đƣợc thống nhất với HS. Có thể tham khảo bảng số 2:
Bảng 2: Cách tính điểm tiến bộ của cá nhân theo cấu trúc Jigsaw Điểm bài kiểm tra Điểm tiến bộ
Thấp hơn điểm nền từ 3 điểm trở lên 0
Thấp hơn điểm nền từ 1-2 điểm 1
Bằng hoặc trên điểm nền từ 1 đến 2 điểm 2
Cao hơn điểm nền từ 3 điểm trở lên 3
c. Quy trình tổ chức hoạt động học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của E. Aronson
Để tổ chức hoạt động theo cấu trúc Jigsaw đạt hiệu quả cần chọn nội dung kiến thức phù hợp đó là: Các nội dung học tập là các phần kiến thức có thể tách biệt nhau một cách tƣơng đối, không phụ thuộc vào nhau (các kiến thức có thể suy luận bằng các thao tác tƣ duy diễn dịch hay quy nạp...).
Việc tổ chức hoạt động học tập hợp tác theo cấu trúc này đƣợc thể hiện qua các bƣớc sau:
Bƣớc 1: GV nêu vấn đề nghiên cứu: GV chuẩn bị các yêu cầu cần làm rõ ở các phần kiến thức trong nội dung (theo phiếu học tập).
Bƣớc 2: Tổ chức các nhóm và nêu yêu cầu hoạt động nhóm: Tùy theo số phần kiến thức trong nội dung (bài học) mà chia nhóm (xác định số ngƣời trong một nhóm).
Cách tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc này nhƣ sau:
+ Đánh số các thành viên trong nhóm, phân chia nhiệm vụ cho các thành vụ trong nhóm.
+ Các thành viên làm việc độc lập sau đó các thành viên cùng số của các nhóm sẽ trao đổi thảo luận để nắm vững một nội dung và trở thành nhóm chuyên gia về nội dung đó. Các nhóm chuyên gia nghiên cứu thảo luận hoàn thành phần việc của mình trong thời gian quy định.
+ Các nhóm chuyên gia trình bày (giảng lại cho nhau) về nội dung mình phụ trách cho cả nhóm và trả lời câu hỏi của các thành viên khác về nội dung trong thời gian quy định.
+ GV quan sát có thể giúp đỡ các nhóm nếu cần thiết.
Bƣớc 3: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm trong thời gian xác định. + GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm bằng cách: - Gọi bất kì thành viên nào đó trong một nhóm bất kì trả lời một nội dung học tập và cứ thế cho đến hết các nội dung, GV có thể yêu cầu HS các nhóm khác đặt ra những câu hỏi về những vấn đề chƣa rõ, giúp đỡ các nhóm giải đáp thắc mắc khi cần. Để hiểu rõ những kiến thức, chuẩn bị làm bài kiểm tra cá nhân cuối giờ học.
- Trong quá trình thảo luận chung cho cả lớp, GV có thể ghi lên bảng hoặc chiếu các kiến thức cơ bản cần nhớ theo nội dung thảo luận đến đó.
Bƣớc 4: Tiến hành làm bài kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động nhóm. + GV cho HS làm bài kiểm tra cá nhân nội dung bài kiểm tra gồm các phần kiến thức đã thảo luận. Đƣa ra đáp án cho HS tự chấm, nộp bài cho GV kiểm tra lại và tính điểm trung bình cộng của cả lớp từ đó tính điểm cố gắng của các thành viên và của cả nhóm.
Hoặc có thể cải tiến cấu trúc này để tăng tính hiệu quả giờ dạy theo cách sau:
+ Tiến hành chia bài học thành các vấn đề, chia nhóm tƣơng tự nhƣ trên, nhƣng mỗi nhóm phụ trách về một nội dung (mỗi nhóm lớn tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên, GV giao nội dung cho các nhóm chuẩn bị ở nhà vào tiết học trƣớc).
+ Đến giờ học GV tổ chức cho các nhóm báo cáo trƣớc cả lớp. HS ở các nhóm khác nêu câu hỏi, thắc mắc, làm rõ các vấn đề liên quan.
+ GV cần nêu rõ yêu cầu thảo luận: Các nhóm, các cá nhân phải tham gia đặt câu hỏi để hiểu rõ nội dung trình bày của các nhóm khác, vì đó là các kiến thức vận dụng làm bài kiểm tra cá nhân ngay sau đó.
+ GV theo dõi sự trình bày của các nhóm, chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến vấn đề trọng tâm để tổ chức thảo luận đạt kết quả tốt nhất. Động viên các nhóm nêu vấn đề liên quan đến nội dung nhóm khác trình bày. Trong quá trình thảo luận, GV cần chú ý chỉnh lý, nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm, trong quá trình thảo luận đến đâu có thể tóm tắt kiến thức lên bảng hoặc trình chiếu.
Bƣớc 5: GV đánh giá và đƣa ra kết luận về nội dung bài học và tổ chức cho HS làm bài tập vận dụng (bài kiểm tra).
d. Nhận xét, đánh giá về cấu trúc
Cấu trúc này đề cao sự tƣơng tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm, loại bỏ gần nhƣ triệt để sự ăn theo (sosial loafing), sự chi phối (dominating) và sự tách nhóm (free-ride). Cấu trúc Jigsaw đƣợc đánh giá là một trong những cấu trúc học HHT ƣu việt nhất và có hiệu quả cao nhất. Môn hóa ở trung học phổ thông có thể áp dụng đƣợc cấu trúc này do tính hiệu quả về mặt thời gian cao và hệ thống điểm số linh hoạt. Đặc biệt GV có thể áp dụng Jigsaw trong các tiết nghiên cứu kiến thức mới mà nội dung của nó gồm những phần nội dung tƣơng đối độc lập với nhau.
1.5.6.1.2. Cấu trúc STAD (Studen Teams Achievement Division) của R. Slavin
a. Hoạt động nhóm theo cấu trúc STAD
Hoạt động nhóm theo cấu trúc STAD đƣợc thực hiện nhƣ sau: - Cá nhân làm việc độc lập về nội dung đƣợc giao.
- Thảo luận nhóm giúp nhau hiểu thực sự kĩ lƣỡng về nội dung học tập đó. - Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra lần 1 (Bài tập vận dụng kiến thức mới).
- Học nhóm, trao đổi về nội dung chƣa hiểu kĩ qua bài kiểm tra lần 1 (nếu cần).
- GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra lần 2 (Bài tập vận dụng kiến thức mới ở mức độ nhận thức cao hơn).
- Đánh giá kết quả cá nhân và kết quả nhóm bằng chỉ số cố gắng (sự tiến bộ trong 2 lần kiểm tra) của từng cá nhân và cả nhóm.
Cơ chế đánh giá trong cấu trúc STAD đƣợc tính theo kết quả của 2 lần kiểm tra, ta có thể mô tả hoạt động nhóm theo cấu trúc STAD cùng với cơ chế đánh giá kết quả học tập của cá nhân, nhóm.
b. Quy trình tổ chức hoạt động học hợp tác theo cấu trúc STAD
Trên cơ sở các nguyên tắc - quy trình tổ chức hoạt động HHT theo nhóm cấu trúc STAD, tiến hành xây dựng quy trình hoạt động HHT cho một số nội dung trong chƣơng trình phần hóa kim loại lớp 12 THPT - Ban nâng cao.
Việc tổ chức hoạt động đƣợc thực hiện theo quy trình: Bƣớc 1: GV nêu vấn đề nghiên cứu.
Bƣớc 2: Tổ chức các nhóm và nêu yêu cầu hoạt động nhóm: Nhiệm vụ học tập đƣợc thể hiện trong phiếu học tập bằng câu hỏi định hƣớng cho HS nghiên cứu độc lập theo cá nhân và hoạt động nhóm.
Bƣớc 3: Yêu cầu HS làm việc cá nhân (đọc tài liệu, quan sát băng hình, hình vẽ, các phƣơng tiện khác) trong một khoảng thời gian xác định. Dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi trong phiếu học tập, những vấn đề chƣa rõ cần trợ giúp.
Bƣớc 4: Tiến hành thảo luận nhóm giúp nhau trao đổi về:
- Trình bày những điều đã hiểu qua phần đọc về nội dung tƣ liệu. - Thống nhất câu trả lời câu hỏi, bài tập trong phiếu học tập. - Làm rõ nội dung kiến thức, bản chất khái niệm cần nắm.
Bƣớc 5: Tiến hành làm bài tập vận dụng nội dung đã thảo luận (kiểm tra lần 1).
- GV nêu câu hỏi bài tập vận dụng. - HS làm bài tập theo cá nhân.
- GV đƣa ra đáp án, yêu cầu HS đối chiếu tự đánh giá kết quả làm bài của mình.
- GV thu thập thông tin nhanh về kết quả kiểm tra của HS, sửa chữa, chỉnh lí và có thể tổ chức cho HS thời gian trao đổi nhóm về những sai sót của mình và giúp nhau hiểu đúng nội dung kiến thức.
Bƣớc 6: Tiến hành làm bài tập vận dụng lần 2 (kiểm tra lần 2). GV tổ chức cho HS làm theo cá nhân:
- Bài tập vận dụng lần 2 có mức độ khó cao hơn hoặc vận dụng kiến thức có linh hoạt biến đổi.
- GV tổ chức cho HS tự đánh giá qua đáp án, thu thập thông tin phản hồi và chỉnh lí, kết luận về kiến thức, kỹ năng thu nhận đƣợc.
Bƣớc 7: GV nhấn mạh nội dung kiến thức thu nhận đƣợc và thu lại bài làm của HS để kiểm tra lại kết quả tự đánh giá các bài làm của HS, tính điểm cố gắng của cá nhân, nhóm, đồng thời đánh giá tính trung thực của HS trong quá trình tự đánh giá cũng nhƣ những sai sót hoặc khả năng trình bày của từng HS.
c. Nhận xét, đánh giá về cấu trúc
Tính ƣu việt của cấu trúc STAD thể hiện ở cơ chế chấm điểm dựa trên sự nỗ lực cá nhân chứ không phải sự hơn kém về khả năng.
Từ cơ chế chấm điểm cho thấy một HS kém cũng có thể mang điểm về cho cả nhóm dựa vào sự nỗ lực của bản thân, giúp HS tự tin hơn và tăng cƣờng sự đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
Cơ chế chấm điểm trong cấu trúc đƣợc đánh giá là một nội dung quan trọng trong quá trình phát triển các phƣơng pháp HHT trên thế giới.
Theo cấu trúc này đã loại bỏ phần lớn các hiện tƣợng ăn theo, chi phối và tách nhóm đề cao sự đóng góp của HS yếu kém và nâng cao sự đóng góp này thành nhân tố quyết định kết quả của cả nhóm.