Trình độ chuyên môn:

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 57 - 143)

Hiệu trưởng có trình độ Thạc sĩ, 24/32 (75%) Hiệu trưởng có trình độ đại học; 27/32 (84,3%) Hiệu trưởng có trình độ trung cấp lý luận chính trị; 31/32 (96,8%) Hiệu trưởng được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý.

+ 100% Phó Hiệu trưởng đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trong đó 37/40 (92,5%) Phó Hiệu trưởng có trình độ đại học; 22/40 (55%) Phó Hiệu trưởng có trình độ trung cấp lý luận chính trị; 25/40 (62,5%) Phó Hiệu trưởng được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý.

+ 100% Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học. Tuy nhiên vẫn còn 05 Hiệu trưởng và 18 Phó Hiệu trưởng chưa qua đào tạo lý luận chính trị; còn 01 Hiệu trưởng và 15 Phó Hiệu trưởng chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý.

- Giáo viên các bộ môn:

+ Các trường THCS có đủ cơ cấu, số lượng giáo viên theo quy định; có 99,69% số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo trở lên, trong đó tỷ lệ GV có trình độ đào tạo trên chuẩn chiếm 50,72%. Tuy nhiên vẫn còn 03 giáo viên (chiếm 0,3%) chưa đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định; hiện có 26/32

(81,25%) trường đạt tiêu chí có 30% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên; 25/32 (78,12%) trường đạt tiêu chí có 100% giáo viên được xếp từ loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

+ Còn 5/32 (15,6) trường thiếu nhân viên phụ trách thư viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học và phải phân công giáo viên kiêm nhiệm, đây cũng là một trong những khó khăn trong việc nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.

Toàn huyện 24/32 (75%) trường đạt tiêu chuẩn 2, còn 8/32 (25%) trường THCS chưa đạt (gồm các trường THCS Kim Sơn, Phú Nhuận, Sơn Hải, Đèo Gia, Sa Lý, Tân Sơn, Phong Minh và Quý Sơn số 2).

Nguyên nhân chưa đạt: do vẫn còn một số trường có giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định; năng lực giáo viên chưa đồng đều, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi đạt thấp; thiếu nhân viên phụ trách thư viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học hoặc chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ.

2.4.2.3. Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng giáo dục

Bảng 2.11. Chất lƣợng giáo dục THCS năm học 2012-2013

TT Trƣờng Hạnh kiểm (tỷ lệ %) Học lực (tỷ lệ %)

Tốt, khá Yếu Giỏi Khá Yếu, kém

1 THCS Sa Lý 89.9 0.0 3.5 34.6 2.8 2 THCS Phong Minh 93.8 0.0 5.5 29.0 7.6 3 THCS Phong Vân 98.1 0.0 4.0 43.7 1.2 4 THCS Tân Sơn 93.5 0.0 2.2 32.8 4.1 5 THCS Cấm Sơn 96.5 0.0 3.7 36.0 4.1 6 THCS Hộ Đáp 93.9 0.3 3.4 37.5 3.7 7 THCS Sơn Hải 95.0 0.0 0.6 29.0 9.7 8 THCS Đèo Gia 96.1 0.0 4.3 33.4 7.2 9 THCS Phú Nhuận 96.2 0.0 2.6 32.2 7.5 10 THCS Tân Lập 90.1 0.0 3.0 35.2 4.8 11 THCS Tân Mộc 96.7 0.0 7.3 43.6 4.2 12 THCS Kim Sơn 96.7 0.0 5.5 36.1 9.6

13 THCS Biển Động 96.2 0.0 5.1 42.9 2.8 14 THCS Tân Hoa 95.1 0.0 4.9 35.3 4.5 15 THCS Đồng Cốc 89.7 0.0 3.8 37.2 4.7 16 THCS Phì Điền 95.8 0.0 3.8 43.8 4.3 17 THCS Tân Quang 97.7 0.0 7.0 44.9 1.3 18 THCS Giáp Sơn 96.1 0.0 7.5 39.2 2.3 19 THCS Biên Sơn 96.5 0.0 5.4 40.3 3.7 20 THCS Hồng Giang 96.6 0.0 9.0 37.6 3.8 21 THCS Thanh Hải 93.8 0.1 5.1 36.2 4.6 22 THCS Nghĩa Hồ 93.2 0.0 13.2 37.7 4.9 23 THCS Thị trấn Chũ 97.3 0.0 8.6 40.0 2.0 24 THCS Trần Hưng Đạo 100.0 0.0 68.1 30.8 0.0 25 THCS Trù Hựu 97.4 0.0 9.3 42.2 3.6 26 THCS Kiên Thành 95.2 0.0 6.5 35.1 2.9 27 THCS Kiên Lao 92.8 0.0 3.6 35.2 3.8 28 THCS Nam Dương 94.3 0.4 4.5 39.6 4.5 29 THCS Mỹ An 92.7 0.0 5.6 45.5 4.9 30 THCS Quý Sơn 1 95.1 0.0 4.9 37.2 4.2 31 THCS Quý Sơn 2 94.4 1.1 5.4 40.6 2.0 32 THCS Phượng Sơn 90.7 0.3 8.1 46.3 4.8 Céng 94.91 0.05 7.42 38.41 3.58

(Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Ngạn)

Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 3 - Chất lƣợng giáo dục

Nội dung tiêu chuẩn 3 Số trƣờng đạt Số trƣờng chƣa đạt

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

1. Tỷ lệ HS bỏ học, lưu ban không quá 5% 27 84,37 5 15,6 Trong đó, tỷ lệ HS bỏ học không quá 1% 32 100 0 0 2. Chất lượng giáo dục

2.1. Học lực: + Loại giỏi: 3% trở lên 29 90,62 3 9,37 + Loại khá: 35% trở lên 24 75,0 8 25,0 + Yếu, kém: không quá 5% 27 84,37 5 15,6

Nội dung tiêu chuẩn 3 Số trƣờng đạt Số trƣờng chƣa đạt

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

2.2. Hạnh kiểm:

+ Loại Khá, tốt: 80% 32 100 0 0 + Yếu không quá 2% 32 100 0 0 3. Các hoạt động giáo dục

Thực hiện đúng quy định về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp

32 100 0 0

4. Hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục 32 100 0 0 5. Đảm bảo các điều kiện về công nghệ

thông tin cho CBGV, HS sử dụng hiệu quả 27 84,37 5 15,6

Tổng hợp chung của tiêu chuẩn 3 25 78,12 7 21,87

(Nguồn khảo sát tính đến tháng 9/2013)

Đối chiếu kết quả ở bảng 2.11 và 2.12 cho thấy:

- Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban: có 27/32 (84,37%) trường đạt tiêu chí là có tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban không quá 5%, trong đó tỷ lệ bỏ học không quá 1%. Còn lại 5/32 (15,65%) trường có tỷ lệ học sinh lưu ban quá 5% (THCS Phong Minh, Sơn Hải, Kim Sơn, Đèo Gia, Phú Nhuận).

- Chất lượng giáo dục: cả 32/32 trường đều đạt tiêu chí về xếp loại hạnh kiểm, song về học lực còn rất nhiều đơn vị chưa đạt yêu cầu về mức quy định tối thiểu. Có 29/32 (90,6%) trường có tỷ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi từ 3% trở lên, 24/32 (75%) trường có tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá từ 35% trở lên; có 27/32 (84,37%) trường có tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu, kém trên

5%. Tính chung thì còn 7/32 (21,8%) trường chưa đạt tiêu chí về xếp loại học lực của học sinh. Tuy nhiên, chất lượng dạy học văn hoá đại trà của học sinh ở các xã vùng cao, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số chậm chuyển biến, là khó khăn lớn trong xây dựng và duy trì trường đạt chuẩn quốc gia.

- Các hoạt động giáo dục: 100% các trường THCS đều triển khai, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định với nhiều hình thức, nội dung phong phú, phù hợp với người học. Chú trọng tăng cường phối hợp giữa nhà trường với các cấp, các ngành, đoàn thể địa phương, cộng đồng dân cư và gia đình trong công tác quản lý giáo dục HS, đặc biệt là giáo dục phòng chống phạm tội, phòng chống tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy, chống các biểu hiện tiêu cực học đường nhằm đảm bảo mỗi nhà trường là một địa chỉ an toàn, thân thiện với người học. Tuy nhiên, hình thức hoạt động ở một số trường chưa phong phú, nội dung còn đơn điệu, chưa phát huy hết tính chủ động của học sinh.

- Nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS: Năm 2004 huyện Lục Ngạn được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, từ đó đến nay, toàn huyện luôn duy trì và củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục THCS ở 30/30 xã, thị trấn. Đây là cơ sở quan trọng để ngành giáo dục huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với cấp học THCS.

- Đảm bảo các điều kiện về công nghệ thông tin: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học được đẩy mạnh; 100% các trường đã kết nối internet, sử dụng hộp thư điện tử để nhận và gửi văn bản; thiết bị CNTT phục vụ giảng dạy thường xuyên được bổ sung. Tuy nhiên, còn 5/32 (15,6%) trường chưa đảm bảo các điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập.

Theo kết quả điều tra, toàn huyện có 25/32 (78,12%) trường đạt tiêu chuẩn 3, còn 7/32 (21,87%) trường chưa đạt (gồm các trường THCS Kim Sơn, Phú Nhuận, Sơn Hải, Đèo Gia, Sa Lý, Tân Sơn, Phong Minh).

Nguyên nhân chủ yếu là do địa bàn huyện rộng, dân cư đông, đời sống của nhân dân nhìn chung còn khó khăn, mặt bằng dân trí không đều nên việc quan tâm, tạo điều kiện cho con em đi học là không nhiều. Tuy tình trạng học sinh bỏ học đã giảm song tỷ lệ học sinh yếu, kém còn cao, tỷ lệ học sinh khá còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

2.4.2.4. Tiêu chuẩn 4 - Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 4 - Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Nội dung tiêu chuẩn 4

Số trƣờng

đạt Số trƣờng chƣa đạt SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

1. Thực hiện quy định công khai 32 100 0 0 2. Khuôn viên nhà trường

a) Là khu riêng biệt, có tường rào, cổng và biển trường 32 100 0 0 b) Đủ diện tích để tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học 29 90,62 3 9,37 3. Có đầy đủ CSVC theo quy định 24 75,0 8 25,0 4. Cơ cấu các khối công trình

a) Khu phòng học, phòng bộ môn

- Có đủ phòng học cho mỗi lớp (không quá 2 ca), có đủ

bàn ghế, ánh sang, bảng.... 32 100 0 0

- Phòng Y tế học đường theo quy định chuẩn 29 90,62 3 9,37 b) Khu phục vụ học tập

- Có đủ các phòng học bộ môn, phòng thiết bị, thí

nghiệm và trạng bị đầy đủ thiết bị. 24 75,0 8 25,0 - Có thư viện chuẩn theo đúng quy định 29 90,62 3 9,37 - Có phòng truyền thống, khu luyện tập TDTT; có phòng

công đoàn, đoàn, đội 24 75,0 8 25,0

c) Khu văn phòng

- Phòng hiệu trưởng 32 100 0 0

- Phòng phó hiệu trưởng 32 100 0 0

- Văn phòng, phòng hội đồng giáo dục 32 100 0 0

- Phòng họp tổ bộ môn 27 84,3 5 15,6

- Phòng thường trực 29 90,62 3 9,37

- Kho 24 75,0 8 25,0

d) Sân chơi sạch sẽ, thoáng mát… 27 84,3 5 15,6

e) Khu vệ sinh cho GV, HS 27 84,3 5 15,6

g) Nhà để xe cho GV, HS 27 84,3 5 15,6

h) Nước sạch 27 84,3 5 15,6

5. Hệ thống CNTT

- Kết nối mạng intenert 32 100 0 0

- Website thông tin trên mạng 28 87,5 4 12,5

Tổng hợp chung của tiêu chuẩn 3 24 75,0 8 25,0

Qua số liệu khảo sát tại bảng 2.13 cho thấy: có 24/32 (75%) trường đạt tiêu chuẩn 4, còn 8/32 (25%) trường chưa đạt (THCS Kim Sơn, Phú Nhuận, Sơn Hải, Đèo Gia, Sa Lý, Tân Sơn, Phong Minh và Quý Sơn số 2).

Nguyên nhân chưa đạt là:

- Còn 3/32 (9,37%) trường thiếu diện tích sân chơi, bãi tập cho học sinh. - CSVC trường học còn thiếu nhiều, còn 8/32 (25%) trường chưa đủ CSVC theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học. Cụ thể là: 3 trường không có phòng y tế; 8 trường thiếu phòng học bộ môn; 3 trường thiếu thư viện; 8 trường thiếu phòng truyền thống, phòng công đoàn, đoàn, đội…

- Khu văn phòng: 32/32 trường đều có đủ phòng cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, văn phòng. Tuy nhiên 5 trường thiếu phòng họp cho tổ bộ môn, 3 trường thiếu phòng thường trực, 8 trường chưa có phòng kho.

- 5/32 (15,62%) trường có sân chơi chưa sạch sẽ, thiếu cây xanh và bóng mát, khu vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu, thiếu khu để xe cho từng lớp.

- 100% các trường đều có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet phục vụ việc quản lý và dạy học; 28/32 (87,5%) trường có Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên.

Nói tóm lại, tiêu chuẩn về tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn gặp nhiều khó khăn do nguồn ngân sách của địa phương hạn hẹp kinh phí đầu tư cho giáo dục chưa cao nên khi thực hiện tiêu chuẩn này, đòi hỏi các nhà trường phải quyết tâm cao thì mới hoàn thành được nhiệm vụ đề ra.

2.4.2.5. Tiêu chuẩn 5 - Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Theo kết quả điều tra, khảo sát thì 100% các trường thực hiện có hiệu quả tiêu chuẩn này. Cụ thể là:

- Các trường đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.

trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh.

- Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

- Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.

2.4.2.6. Đánh giá chung về thực hiện 5 tiêu chuẩn của các trường THCS huyện Lục Ngạn

Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả thực hiện 5 tiêu chuẩn

Tiêu

chuẩn Nội dung

Số trƣờng đạt Số trƣờng chƣa đạt SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Tổ chức và quản lý nhà trường 25 78,12 7 21,87 2 CBQL, giáo viên và nhân viên 24 75,0 8 25,0

3 Chất lượng giáo dục 25 78,12 7 21,87

4 Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 24 75,0 8 25,0 5 Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 32 100 0 0

Cả 5 tiêu chuẩn 24 75,0 8 25,0

Biểu đồ 2.4. Tổng hợp kết quả thực hiện 5 tiêu chuẩn

78.12 21.87 75 25 78.12 21.87 75 25 100 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Tiêu chuẩn 1 Tiêu chuẩn 2 Tiêu chuẩn 3 Tiêu chuẩn 4 Tiêu chuẩn 5 Số trường đạt Số trường chưa đạt

Nhìn vào kết quả tổng hợp bảng 2.14, biểu đồ 2.4 và phân tính các số liệu thu thập được cho thấy:

Huyện Lục Ngạn đã có 24/32 (75%) trường THCS đạt cả 5 tiêu chuẩn và thực tế 24 trường này đã được công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia. Còn lại 8/32 (25%) trường chưa đạt chuẩn do chưa đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định (gồm các trường: THCS Kim Sơn, THCS Phú Nhuận, THCS Sơn Hải, THCS Đèo Gia, THCS Sa Lý, THCS Tân Sơn, THCS Phong Minh và THCS Quý Sơn số 2). Trong đó, 8/8 trường không đạt tiêu chuẩn 2 và tiêu chuẩn 4. Cụ thể như sau:

+ Số trường đạt 1 tiêu chuẩn: 06 trường (trường THCS Phú Nhuận, Sơn Hải, Đèo Gia, Sa Lý, Tân Sơn, Phong Minh)

+ Số trường đạt 2 tiêu chuẩn: 02 trường (trường THCS Kim Sơn, Quý Sơn số 2).

Như vậy, việc thực hiện các tiêu chuẩn 1, 3, 5 và một phần của tiêu chuẩn 2 phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường , trong đó người Hiệu trưởng phải đóng vai trò vô cùng quan trọng. Còn tiêu chuẩn 4 và một phần của tiêu chuẩn 2 (biên chế giáo viên, nhân viên) trách nhiệm chính thuộc về chính quyền địa phương, tuy nhiên các nhà trường cần tích cực làm tốt công tác tham mưu với các cấp chính quyền địa phương quan tâm đầu tư nhằm hoàn thành các tiêu chí.

huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Để đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia của hiệu trưởng ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát 250 CBQL, giáo viên của 32 trường THCS trên địa bàn huyện. Kết quả thu được như sau:

2.4.3.1.Lập kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn quổc gia

Bảng 2.15. Kế hoạch xây dựng trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 57 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)