VII Những điểm mới của luận văn
3.1.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm
* Mục đích thực nghiệm
- Trên cơ sở các nghiên cứu, tuyển chọn, xây dựng các câu hỏi TNKQ và quy trình sử dụng vào dạy kiến thức mới. Để kiểm tra tính đúng đắn của giả thiết khoa học do đề tài đề ra là : Nếu xây dựng đƣợc các câu hỏi trắc nghiệm dạng MCQ đủ tiêu chuẩn và đề ra biện pháp sử dụng phù hợp trong dạy học kiến thức mới phần biến dị và di truyền lớp 9 – THCS sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.
- Thu thập các thông tin, xử lý các kết quả thực nghiệm bằng phƣơng pháp thống kê toán học.
- Phân tích định tính, định lƣợng để đánh giá tính khả thi của phƣơng pháp dạy- học mà luận văn đề xuất đồng thời bổ sung, hoàn thiện hơn phƣơng pháp đề ra.
* Nhiệm vụ thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm với 2 lớp ở mỗi trƣờng, các lớp đƣợc chọn là những lớp có trình độ tƣơng đƣơng nhau (lực học của HS đƣợc đánh giá qua kết quả học tập hằng năm và qua các bài kiểm tra phân loại), một lớp thực nghiệm (TN) và một lớp đối chứng (ĐC).
Lớp TN: Là lớp đƣợc tiến hành giảng dạy bằng phƣơng pháp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm dạng MCQ trong các tiết dạy bài mới.
Lớp ĐC: Là lớp đƣợc tiến hành giảng dạy bằng các phƣơng pháp truyền thống nhƣ thuyết trình, ơristic, thảo luận nhóm, ...
Các lớp này đều do cùng một GV giảng dạy và đƣợc tiến hành một cách song song.
Sau thực nghiệm tiến hành kiểm tra đánh giá sự nắm bắt kiến thức phần đã học của 2 lớp với cùng một đề, một hình thức kiểm tra (kiểm tra theo phƣơng pháp truyền thống). Kết quả thu đƣợc đem tổng hợp, so sánh để rút ra kết luận về hiệu quả của phƣơng pháp thực nghiệm.