Nguyên tắc sử dụng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG và sử DỤNG câu hỏi TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU lựa CHỌN để dạy học KIẾN THỨC mới PHẦN “DI TRUYỀN và BIẾN dị” SINH học 9 – TRUNG học cơ sở (Trang 42 - 47)

VII Những điểm mới của luận văn

2.2.1 Nguyên tắc sử dụng

Khi sử dụng câu hỏi MCQ trong giảng dạy kiến thức mới cần đảm bảo đƣợc một số nguyên tắc sau đây.

* Đảm bảo tính hệ thống dẫn dắt ngƣời học

Việc sử dụng các câu hỏi MCQ phải đảm bảo tính hệ thống, các câu hỏi giao cho HS phải tuân theo lôgic của nội dung kiến thức trong mỗi bài. Khi HS hoàn thành mục tiêu học tập của nội dung đó xong mới chuyển sang nghiên cứu nội dung tiếp theo. Nhƣ vậy, tổ chức HS nghiên cứu tài liệu mới với phƣơng tiện là câu hỏi MCQ theo hệ thống kiến thức sẽ tránh đƣợc nhàm chán, thụ động của HS mà vẫn đảm bảo sự lôgic khoa học của kiến thức.

* Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

Việc sử dụng câu hỏi MCQ trong dạy học bài mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Hiệu quả của quá trình dạy và học không chỉ phụ thuộc vào khả năng nhận thức của HS mà còn phụ thuộc vào phƣơng pháp sử dụng câu hỏi MCQ của GV. Vì vậy, việc sử dụng câu hỏi MCQ cần đảm bảo một số yêu cầu đó là câu hỏi đƣa ra phải:

- Đúng lúc, đúng chỗ.

- Phù hợp với mục đích, nội dung giảng dạy. - Đảm bảo đủ nguồn thông tin cho HS trả lời đƣợc. - Phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của HS.

* Đảm bảo mối quan hệ thống nhất giữa hoạt động hƣớng dẫn của GV với hoạt động học chủ động tích cực của HS

Trong quá trình dạy học, GV phải là ngƣời hƣớng dẫn, chỉ đạo quá trình dạy và học. Sự chỉ đạo thể hiện bằng sự hiểu biết chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm của GV. GV là ngƣời định hƣớng cho HS đạt đƣợc mục tiêu là ngƣời kích thích, điều khiển và điều chỉnh quá trình sử dụng câu hỏi MCQ.

HS là ngƣời chủ động, tích cực, sáng tạo giải quyết các vấn đề đặt ra trong các câu hỏi MCQ, dƣới sự hƣớng dẫn của GV. Để việc sử dụng câu hỏi MCQ có hiệu quả, HS cần tự giác thực hiện hoạt động tự nghiên cứu với một thái độ tích cực.

Việc sử dung MCQ trong dạy học bài mới không thể có sự áp đặt của GV. HS đƣợc lôi cuốn tham gia các cuộc tranh luận theo nhóm và theo lớp dƣới sự hƣớng dẫn, gợi mở của GV.

* Đảm bảo sự phối hợp mềm dẻo giữa các hình thức và phƣơng pháp dạy học

Các hình thức học tập khác nhau nhƣ tự học (cá nhân), học theo nhóm, theo lớp.... cũng nhƣ các phƣơng pháp nhƣ tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, báo cáo, trình bày, ... đƣợc sử dụng phối hợp với nhau nhằm tạo nên một sức mạnh về phƣơng pháp để tăng hiệu quả của dạy và học.

2.2.2. QUY TRÌNH SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN VÀO DẠY HỌC KIẾN THỨC MỚI LỰA CHỌN VÀO DẠY HỌC KIẾN THỨC MỚI

Sử dụng câu hỏi MCQ để dạy học kiến thức mới là hình thức dạy học làm tăng tính cực, chủ động tự lĩnh hội kiến thức của HS thông qua SGK, có thể coi phƣơng pháp này là phƣơng pháp dạy học tích cực. Việc sử dụng câu hỏi MCQ trong dạy học bài mới nhƣ thế nào để đạt hiệu quả cao nhất là một vấn đề đƣợc rất nhiều nhà khoa học giáo dục quan tâm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đƣợc công bố về vấn đề này, qua nghiên cứu và tham khảo các tài liệu [17][18][26],... chúng tôi nhận thấy quy trình sử dụng đƣợc nhiều tác giả thống nhất cho là hiệu quả nhất gồm 4 bƣớc nhƣ sau:

Bƣớc 1: GV giao phiếu học tập, hƣớng dẫn HS nghiên cứu SGK để tự hoàn thiện phiếu học tập.

GV phát phiếu học tập có chứa các câu hỏi MCQ cho HS, định hƣớng HS nghiên cứu SGK đây là dạy kiến thức mới nên các câu MCQ phải đƣợc sắp xếp theo một lôgic chặt chẽ phù hợp với lôgic nội dung kiến thức của bài học. Nội dung các câu dẫn của MCQ chính là những tình huống có vấn đề để định hƣớng HS nghiên cứu SGK. Để tránh việc lạm dụng câu hỏi gây mất thời gian học tập, mỗi tiết học GV chỉ nên đƣa ra từ 3 – 5 câu hỏi MCQ, các câu hỏi này phải bao trùm, phủ kín nội dung của toàn bài học.

Khi HS chƣa làm quen với việc tự nghiên cứu để trả lời các câu hỏi MCQ, GV nên hƣớng dẫn HS chi tiết hơn bằng việc trả lời các câu hỏi tự luận nhỏ có nội dung trong câu MCQ. Các câu hỏi này vai trò định hƣớng giúp HS nghiên cứu nội dung SGK để có thể tự thu thập đƣợc thông tin từ SGK từ đó tìm đƣợc phƣơng án trả lời cho mỗi câu hỏi MCQ. GV có thể cung cấp thêm những thông tin cần thiết hoặc mở rộng mà SGK chƣa trình bày, giúp HS có nhiều thông tin hơn.

Bƣớc 1: GV giao phiếu học tập có chứa MCQ cho HS. HS nghiên cứu SGK theo định hƣớng của các

MCQ.

Bƣớc 2: GV tổ chức cho HS thảo luận (theo nhóm, lớp) lí giải các phƣơng án trả lời của HS.

Bƣớc 3: Kết luận, chính xác hóa kiến thức, hình thành kiến thức mới.

Bƣớc 4: Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức của HS.

Khi HS đã làm quen với phƣơng pháp học tập này thì HS có thể tự đặt ra các câu hỏi nhỏ, tự lĩnh hội kiến thức và hoàn thiện câu hỏi MCQ GV đƣa ra. Khi đó HS sẽ tiến hành các hoạt động tự lĩnh hội kiến thức theo trình tự sau:

+ Nghiên cứu tài liệu, SGK, câu dẫn và các phƣơng án chọn của câu hỏi MCQ, xác định nội dung cần trả lời cho từng câu hỏi.

+ Thu nhận thông tin từ SGK, tái hiện kiến thức, xử lí thông tin từ các câu dẫn để trả lời các câu MCQ. Tức là tìm ra phƣơng án chọn trên cơ sở phân tích nội dung các phƣơng án chọn để tìm ra phƣơng án đúng theo lập luận của cá nhân.

+ Ghi lại kết quả phƣơng án chọn, đề xuất lập luận cho phƣơng án đúng và lí giải phƣơng án sai.

Nhƣ vậy ở bƣớc này, GV đóng vai trò hƣớng dẫn học tập thông qua việc gợi ý nội dung các mục cần đọc, định hƣớng những nội dung khó, gợi ý kiến thức thông qua câu hỏi nhỏ. HS tự lực làm việc với SGK để tự lĩnh hội kiến thức. Kết quả của bƣớc này là mỗi HS chủ động tìm ra tri thức mới, thực hiện có hiệu quả hoạt động cá thể để thu đƣợc kết quả tối ƣu, tức là cá thể hóa việc học tập của HS.

Bƣớc 2: GV tổ chức cho HS thảo luận, lí giải các phƣơng án trả lời của HS

Phƣơng tiện tổ chức dạy học là các câu hỏi MCQ, GV đóng vai trò là ngƣời hƣớng dẫn học tập cho HS dựa trên những câu hỏi MCQ đã đƣa ra. GV hƣớng dẫn HS sau khi tự nghiên cứu SGK, tổ chức thảo luận với các bạn trong lớp theo nhóm hoặc cả lớp.

* GV tổ chức HS thảo luận theo nhóm

Tổ chức phân lớp thành những nhóm học tập nhỏ (mỗi nhóm là một hoặc hai bàn gần nhau để HS tiện thảo luận), các cá nhân trong nhóm cùng nhau thảo luận, tranh luận để đi đến thống nhất phƣơng án chọn đƣợc cho là đúng đồng thời cùng nhau lý giải tại sao chọn phƣơng án đó và tại sao các phƣơng án khác là sai, sai ở chỗ nào ? Đây là một bƣớc rất quan trọng vì qua việc lý giải sự đúng – sai cho các phƣơng án lựa chọn HS sẽ tự phần nào đó lĩnh hội đƣợc kiến thức qua đó rèn luyện đƣợc tƣ duy lôgic cho bản thân.

Trong bƣớc này quá trình thảo luận chính là quá trình học bạn và hợp tác với bạn, qua đó các sản phẩm tri thức chủ quan ban đầu của các cá nhân đƣợc điều chỉnh, giúp từng cá nhân hiểu biết vấn đề sâu sắc hơn thông qua việc đánh giá, trao đổi, phân tích và bổ sung kiến thức của cả nhóm.

Trong quá trình thảo luận nhóm mỗi cá nhân cần tích cực, chủ động đƣa ra những ý kiến, quan điểm của mình trƣớc cả nhóm và cũng chú ý lắng nghe, phân tích ý

kiến của các bạn để từ đó tự tìm ra và đi đến cùng thống nhất vấn đề kiến thức đúng thông qua việc chọn phƣơng án đúng.

Với cách tổ chức học tập nhƣ vậy sẽ phát huy đƣợc tối đa năng lực của từng cá nhân, nâng cao đƣợc tính tự chịu trách nhiệm, rèn luyện đƣợc khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm của từng cá nhân. Tạo đƣợc niềm tin vào bản thân cho từng HS thông qua các hoạt động học tập, thông qua việc trình bày những nhận xét của mình. Rèn luyện cho HS khả năng lập luận lôgic và khả năng trình bày trƣớc đám đông đây là những kĩ năng hết sức cần thiết trong cuộc sống hiện đại.

* GV tổ chức HS thảo luận theo lớp

GV sau khi cho các nhóm thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm bào cáo nếu cần thiết sẽ tổ chức thảo luận theo lớp. Những phƣơng án các nhóm đã chọn đúng và đƣa ra những lí giải phù hợp thì GV kết luận mà không cần thảo luận thêm, chỉ tổ chức thảo luận những vấn đề mà kết quả của các nhóm là khác nhau hoặc chƣa đúng.

Trong quá trình tổ chức thảo luận, có thể có nhiều tình huống xảy ra nhất là trong việc lí giải các phƣơng án sai. Thƣờng các câu trả lời của HS là không hoàn thiện vì khả năng và năng lực kiến thức của HS còn nhiều hạn chế do vậy khó để phân biệt đƣợc đúng và sai từ đó khó đi đến kết luận khoa học. Do vậy vai trò của GV lúc này là rất quan trọng, với kiến thức, kinh nghiệm của mình GV cần cố vấn và tổ chức tốt các hoạt động sau:

- Cần đánh giá cao các lí giải chính xác của HS, có thể coi đây là biện pháp rèn luyện bản lĩnh tốt nhất cho HS khi tiếp thu kiến thức mới. Theo dõi các báo cáo của các nhóm, lắng nghe các lập luận và cách chứng minh kết quả của từng nhóm.

- Ghi lại những ý kiến thống nhất và chƣa thống nhất của các nhóm, phân tích và tổ chức cho HS thảo luận từ đó rút ra những kết luận cho cả những vấn đề đã đúng và chƣa đúng.

Nhƣ vậy, ở bƣớc này HS không thụ động tiếp thu kiến thức từ GV mà phải thực hiện các hoạt động học tập tích cực nhƣ: tự ghi lại các ý kiến của các bạn và ý kiến kết luận của GV, đối chiếu với các ý kiến của mình và của nhóm mình qua đó có thể tự đánh giá, bổ sung cho câu trả lời của mình.

Nhƣ vậy sau khi phân tích chọn đáp án đúng cho câu hỏi MCQ một lần nữa HS tự phát hiện và tiếp thu đƣợc những nội dung kiến thức trọng tâm của bài học. Qua bƣớc này giúp HS bộc lộ đƣợc khả năng nhận thức của bản thân, giúp cho HS rèn đƣợc cách học, cách suy nghĩ nhiều chiều trƣớc một vấn đề. Thông qua đó giúp HS biết cách

cách giải quyết các vấn đề riêng cho bản thân.

Bƣớc 3: Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng kiến thức mới

Việc sử dụng câu hỏi MCQ trong dạy học kiến thức mới là một trong những phƣơng pháp dạy học tích cực trong đó GV đóng vai trò là trọng tài, ngƣời dẫn còn HS chủ động cùng nhau tìm ra chân lí học tập cho bản thân. Tuy nhiên với đặc điểm của loại câu hỏi MCQ những kiến thức của một bài, một chƣơng khó mà đƣa tất cả vào câu hỏi. Do vậy, sau khi tổ chức cho HS thảo luận những vấn đề trọng tâm thông qua việc hoàn thiện các câu MCQ, GV cần dành một khoảng thời gian nhất định để hệ thống hóa kiến thức cho HS đồng thời giúp HS vận dụng đƣợc kiến thức vừa tiếp thu vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn đề ra.

Tùy thuộc vào từng nội dung kiến thức mà đƣa ra những cách hệ thống hóa kiến thức cho phù hợp, thông thƣờng GV nên hệ thống hóa kiến thức theo cách nhấn mạnh giá trị của các phƣơng án chọn trong các câu MCQ đã phân tích.

Bƣớc 4: Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức của HS

Ngoài ba bƣớc chính ở trên, có thể trong quá trình dạy học bằng phƣơng pháp sử dụng câu hỏi MCQ nên có thêm bƣớc kiểm tra, đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức của HS.

Việc kiểm tra, đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức của HS có thể đƣợc thực hiện bằng một vài câu hỏi tự luận ngắn có tính tổng hợp cao hơn. Việc kiểm tra có thể bằng cách phát vấn nhanh một số HS hoặc đối với cả lớp.

Thông qua việc kiểm tra này giúp GV nắm bắt chính xác hơn kết quả giảng dạy của mình cũng nhƣ kết quả học tập của HS, từ đó điều chỉnh cách dạy của mình cũng nhƣ uốn nắn cách học của HS.

2.2.3. CÁC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN LÀM PHƢƠNG TIỆN ĐỂ DẠY HỌC KIẾN

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG và sử DỤNG câu hỏi TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU lựa CHỌN để dạy học KIẾN THỨC mới PHẦN “DI TRUYỀN và BIẾN dị” SINH học 9 – TRUNG học cơ sở (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)