Khái niệm văn hoá tổ chức:

Một phần của tài liệu Tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 78 - 79)

II. Văn hoá tổ chức:

1. Khái niệm văn hoá tổ chức:

Văn hoá là một phạm trù xã hội mang tính định tính, nó được đánh giá, nhận xét như thế nào là tuỳ theo quan điểm của mỗi cá nhân, không có một tiêu chuẩn định lượng nào đểđánh giá. Và văn hoá tổ chức cũng vậy, có khá nhiều định nghĩa về văn hoá tổ chức, có thể định nghĩa văn hoá tổ chức như sau:

Văn hoá tổ chức là một hệ thống các tập quán, thói quen, lối mòn trong suy nghĩ của các thành viên trong tổ chức. Hệ thống này chứa đựng các yếu tố dưới dạng cơ bản và các giá trị. Các yếu tố cơ bản và các giá trị

này dạy cho các thành viên mới của tổ chức cách để nhận thức, cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và cách đểđạt được các mong đợi khác trong tổ chức.

Văn hoá Doanh Nghiệp là văn hoá của một tổ chức đặc biệt, tổ chức này hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Có thể định nghĩa văn hoá Doanh Nghiệp như sau:

Văn hoá Doanh Nghiệp (hay văn hoá công ty) bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hoá mà Doanh Nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo nên cái bản sắc của Doanh Nghiệp và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó.

Văn hoá tổ chức bao gồm 3 lớp (3 cấp độ):

- Hành vi và biểu tượng (Behavior & Artifacts): đây là lớp hữu hình có thể quan sát được, nó bao gồm các mẫu hành vi và sự biểu hiện ra bên ngoài của văn hoá, như quyền hạn của các uỷ viên ban chấp hành, các quy

định ăn mặc, công nghệ và cơ sở vật chất các trang thiết bịđược bố trí trong không gian làm việc...

- Các giá trị (Values): lớp tiếp theo của văn hoá là các giá trị được thể

hiện. Giá trị xác định những gì nghĩ là phải làm, xác định những gì cho là

đúng, là sai.

- Niềm tin (Assumptions & Beliefs): lớp thứ 3 của văn hoá là lớp ngầm định, đó là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc được coi là điều

đương nhiên ăn sâu vào tiềm thức, là nền tảng cho các giá trị hành động của mỗi thành viên trong tổ chức.

Hình 1: Sơ đồ cấu tạo 3 lớp văn hoá tổ chức

Tính hữu hình của văn hoá tổ chức giảm dần theo các lớp, càng vào sâu càng khó nhận thấy và càng khó tác động.

“Văn hoá bắt đầu với lãnh đạo, được củng cố với sự tích luỹ qua học hỏi của các thành viên tổ chức, và là một quyền lực có sức mạnh (mặc dù thường là ngấm ngầm) quyết định hành vi của con người. Sức sống của văn hoá của một tổ chức sâu kín hơn những lời nói được sử dụng trong tuyên bố

sứ mệnh của tổ chức. Văn hoá là một mạng lưới những sự hiểu ngầm, những gianh giới, tiếng nói chung và những mong đợi về sự đóng góp được duy trì bởi các thành viên”, vì vậy văn hoá tác động toàn diện đến tổ chức, không ở

tầm ngắn hạn mà ở tầm dài hạn.

Một phần của tài liệu Tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)