Mâu thuẫn-xung đột nhóm

Một phần của tài liệu Tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 45 - 47)

II. Những hiện tượng tâm lý trong nhóm và tập thể

6. Mâu thuẫn-xung đột nhóm

Khái niệm mâu thuẫn – xung đột nhóm:

Xung đột mâu thuẫn là trạng thái thay đổi cơ bản gây rối loạn về mặt tổ chức đối với sự cân bằng trước đó của nhóm, của tập thể.

Tuy nhiên không phải cứ xảy ra mâu thuẫn xung đột là tình hình trở

lên xấu đi, ở một mức độ nhất định, mâu thuẫn là động lực phát triển của nhóm, của tập thể. Chính giai đoạn mâu thuẫn, xung đột là một trong những nấc thang để tiến tới sự đoàn kết nhất trí cao trong tập thể.

Có hai dạng mâu thuẫn xung đột:

- Mâu thuẫn xung đột chức năng: là những xung đột có cường độ

tương đối yếu, chúng có thể làm cho người ta trở lên tích cực hơn, sáng tạo hơn và có một chút căng thẳng cần thiết giúp họ làm việc hiệu quả hơn.

- Mâu thuẫn xung đột phi chức năng: ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nhóm, nó tàn phá các mối quan hệ giữa các bên.

Giải quyết mâu thuẫn xung đột:

Để giải quyết mâu thuẫn – xung đột cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây mâu thuẫn xung đột. Có một số nguyên nhân sau:

Đối với xung đột cá nhân:

Các cá nhân trong tổ chức luôn có những sự khác nhau bởi vì giá trị

và ước muốn của họ bịảnh hưởng bởi tiến trình xã hội hoá, lệ thuộc vào văn hoá và truyền thống gia đình, mức độ giáo dục, bề dày kinh nghiệm. ..Do đó các giải thích về các sự kiện và các kỳ vọng về mối quan hệ với những người khác trong tổ chức của họ là khác nhau đáng kể. Xung đột xuất phát từ sự xung khắc các giá trị và nhu cầu cá nhân là những vấn đề khó khăn nhất cần giải quyết.

Những nguyên nhân gây nên xung đột cá nhân gồm:

- Sự đối xử không công bằng hoặc phân biệt đối xử trong công ty. - Sự thiếu hụt trong hệ thống thông tin trong tổ chức.

- Xung đột giữa các thành viên có các công việc phụ thuộc lẫn nhau nhưng có vai trò xung khắc nhau.

Đối với xung đột tổ chức:

Các nghiên cứu vể xung đột đã chỉ ra một số nguyên nhân quan trọng nhất, bao gồm:

- Sự phụ thuộc lẫn nhau đối với việc hoàn thành nhiệm vụ. Có ba loại phụ thuộc lẫn nhau đối với nhiệm vụ là:

• Sự phụ thuộc lẫn nhau khi cùng làm việc với nhau. • Sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính nối tiếp nhau. • Sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau.

- Mục tiêu không tương đồng.

sự không tương đồng vốn có đôi khi tồn tại giữa các nhóm do những mục tiêu cá nhân của họ.

- Sử dụng đe doạ

Khi không có sự đe doạ, các bên dường như sẽ hợp tác nhiều hơn và hướng tới việc phát triển các quan hệ hợp tác. Khi một bên có khả năng đe doạ phía bên kia, họ thường không thông báo về sự đe doạ mà thường sử

dụng nó

- Sự gắn bó của nhóm.

Khi các nhóm càng trở nên gắn bó, xung đột giữa các nhóm càng tăng.

Một phần của tài liệu Tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)